Những điều cơ bản sếp nào cũng cần chú ý
lượt xem 9
download
Muốn đạt được thành công trên vị trí lãnh đạo, mỗi người phải tự trang bị cho mình rất nhiều kỹ năng và luôn cần bổ sung, hoàn thiện qua thực tế công việc.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Những điều cơ bản sếp nào cũng cần chú ý
- Những điều cơ bản sếp nào cũng cần chú ý Muốn đạt được thành công trên vị trí lãnh đạo, mỗi người phải tự trang bị cho mình rất nhiều kỹ năng và luôn cần bổ sung, hoàn thiện qua thực tế công việc. Sau đây là những điểm cần chú ý: 1. Nói điều gì phải suy nghĩ thật kĩ càng, mỗi câu nói gãy gọn chứa đựng nhiều thông tin, âm lượng và tốc độ vừa phải. Người
- lãnh đạo không nhất thiết phải hùng hồn, hoạt ngôn, mà nói dễ hiểu chính xác là điều được mong đợi nhất. Miệng lưỡi thực chất chỉ là một công cụ truyền tin nên cần nhất là yếu tố vừa đủ. Đừng thấy đối phương dành tặng nụ cười mà lầm tưởng họ đang tán dương bạn, nên cứ thế mà thao thao bất tuyệt. Nhiều người đôi lúc quá cao hứng còn để lộ những thông tin cần giữ hay những chuyện riêng tư cũng đưa ra làm đề tài ở công ty. Kết quả là không những khiến mọi người bị nhiễu thông tin mà còn cười thầm bạn nữa. 2. Không nên đưa ra những phán xét vội vàng, dù có ngay cách giải quyết cũng cần phải suy xét xem có cách nào tốt hơn nữa không. Cần học cách nhìn mỗi sư việc từ nhiều góc độ, tham khảo ý kiến của nhiều người. Ngay cả lúc rắc rối nhất, người chèo lái cũng cần phải giữ được sự bình tĩnh, tính đến nhiều phương án. Sự bình tĩnh quyết đoán ở những thời điểm quan trọng không chỉ giúp hóa giải nguy cơ thất bại mà còn có thể xoay chuyển tình thế.
- 3. Đối xử với người khác luôn cần nhún nhường. Thực chất đây chính là thái độ hòa nhã nhất quán khiến đối tác dễ chịu và cấp dưới thêm tin tưởng vào tập thể, có tinh thần làm việc tích cực hơn. Đừng bao giờ để những cảm xúc riêng tư ảnh hưởng đến công việc chung, chuyện gì bỏ qua được thì bỏ qua. Nhưng hòa nhã không có nghĩa là để bị lấn lướt. Trong công việc khi gặp phải kẻ tiểu nhân nên giữ khoảng cách nhất định và chỉ lên tiếng phản đối khi những hành vi của họ ảnh hưởng đến lợi ích doanh nghiệp. 4. Đừng tham gia vào các câu chuyện công sở. Chuyện công sở dù có vô thưởng vô phạt cũng sẽ làm tiêu tốn của bạn khá nhiều thời gian và khiến phong cách làm việc của bạn có vẻ thiếu chuyên nghiệp đi. Nhiều câu chuyện còn có nội dung phê phán đồng nghiệp thậm chí là cấp trên nên nguy cơ rắc rối là rất lớn. Tuy vậy khi nhắc nhở cấp dưới của mình tập trung làm việc cũng hãy dùng cách thức nhẹ nhàng để thuyết phục họ.
- 5. Chi tiêu hợp lí. Đây là việc tưởng chừng đơn giản song rất nhiều sếp không biết cách quản lý tài chính hiệu quả. Khi được thăng cấp cũng đồng nghĩa là đồng lương của bạn được cải thiện nên việc chi tiêu để củng cố hình ảnh bản thân cũng là điều cần xem xét. Cũng hãy ý thức về nhiệm vụ nâng cao thu nhập của tập thể bạn lãnh đạo, bao gồm cả tiền lương nhân viên và quỹ chung. Hãy rộng rãi với những khoản chi cho hoạt động thư giãn của cả nhóm để củng cố tình đoàn kết và khơi gợi khả năng cống hiến của các nhân viên. 6. Làm việc luôn phải có kế hoạch ở mọi khâu. Người lãnh đạo là người cần có tầm nhìn xa và đóng vao trò dẫn đường cho tập thể của bạn và luôn chuẩn bị tinh thần trước mọi bất trắc trong thực tế của dự án. Nếu như có những sự cố phát sinh, người lãnh đạo phải đưa ra được phương án cứu nguy trong một số những phương án dự phòng đã tính trước. Hãy thông báo sớm kế hoạch của bạn cho các nhân viên để mọi người đều
- chuẩn bị tinh thần trước nhiệm vụ mới. Ngoài ra, việc lên kế hoạch chu đáo sẽ thu được nhiều ý kiến phản hồi có ích. 7. Kiên nhẫn lắng nghe. Chắc chắn là khi trở thành sếp khối lượng công việc của bạn cũng sẽ tăng lên nhưng điều đó không có nghĩa là bạn sẽ ít lắng nghe ý kiến của mọi người. Hãy chú tâm với những ý kiến của cả những nhân viên dịch vụ khi họ đã có lòng trình bày với bạn một vấn đề gì đó. Nếu không hài lòng với lối trình bày dài dòng bạn có thể ra quy định mọi ý kiến nên tóm tắt bằng văn bản trước chứ đừng cắt ngang vội vã. Lắng nghe, nhìn theo một cách tích cực chính là phương pháp bạn chia sẻ gánh nặng công việc với đồng nghiệp đồng thời khích lệ họ đóng góp ý tưởng. 8. Trau dồi ngoại ngữ. Kể cả khi có một trợ lý giỏi hay một phiên dịch chu đáo, trong thời đại ngày nay nhà lãnh đạo vẫn cần biết ngoại ngữ, nhất là tiếng Anh. Việc dắt lưng một vốn ngoại ngữ kha khá khiến bạn dễ tiếp thu các kiến thức quản lý tầm cỡ quốc tế. Giao tiếp được bằng ngoại ngữ cũng khiến cho bạn tự tin và
- nổi bật hơn trong các cuộc gặp gỡ, chủ động trong việc liên hệ đối tác và chắc chắn, những người trợ lý sẽ vị nể bạn hơn và luôn cẩn thận trong công việc của mình. 9. Trân trọng những người ngưỡng mộ bạn. Ở một vị thế khác, bạn sẽ càng có nhiều người hâm mộ. Đừng suy nghĩ một cách thiển cận là họ đang o bế chỉ vì bạn được thăng chức. Nhà lãnh đạo nào cũng cần đến những người ủng hộ nhiệt tình. Hãy luôn dành sự quan tâm để đáp lại tấm thịnh tình họ dành cho bạn, tuyệt đối không thể hiện thái độ xa cách dễ khiến người khác hiểu lầm là bạn đang làm cao. Tuy nhiên, các sếp nam cũng chú ý là không tranh thủ sự hâm mộ của các fan nữ để lợi dụng tình cảm. Điều này sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến công việc của bạn. 10. Không ngừng tìm kiếm tài năng. Thành công của một tập thể phụ thuộc vào việc bạn điều hành quản lý những nhân viên vốn có và củng cố lực lượng bằng những nhân viên mới nhiều triển vọng. Khả năng nhìn người, cách đặt niềm tin và thuyết phục sẽ quyết định việc bạn có thu hút được nhân tài hay không.
- Mở rộng các mối quan hệ để tìm kiếm nhân tài ở một không gian rộng mở hơn và chú ý đến cả công tác đào tạo người kế cận sẽ đảm bảo tương lai thăng tiến của bạn. 11. Biết cách tặng quà. Dù là văn hóa phương Tây hay phương Đông, việc tặng quà thể hiện thành ý với đồng nghiệp cũng là một kỹ năng mà sếp nào cũng cần nắm vững. Quà tặng cần có sự liên quan đến cá tính của người nhận, qua đó thể hiện sự quan tâm đến đối tượng nhưng cũng không được quá riêng tư khiến người nhận ngại ngần. Khi trao quà sếp cũng nên trực tiếp trao tặng, nếu ai cũng có thì nên tặng công khai mà quà riêng từng người thì gặp riêng ở một buổi nói chuyện thân mật. Quà tặng dành cho sếp trên càng cần sự tinh tế và được chuẩn bị với sự tham mưu của tập thể. 12. Vừa lòng cấp trên. Tất nhiên điều đầu tiên cần phải chú ý chính là hoàn thành tốt nhất những nhiệm vụ mà cấp trên giao
- phó. Cho dù doanh nghiệp không đến nỗi cứng nhắc như quân đội song đừng bao giờ tỏ ý phản đối sếp trên dù người đó có là ai và trong hoàn cảnh như thế nào. Hãy chỉ đưa ra ý kiến trong trường hợp cấp bách nhưng với một thái độ khiêm tốn nhất có thể và sự đảm bảo thành công với tư cách cá nhân. Nếu không giữ được hòa khí với cấp trên, lời khuyên dành cho bạn là hãy tìm công việc mới hoặc tự mình thành lập công ty.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Những sai lầm chết người của các doanh nghiệp nhỏ
4 p | 250 | 87
-
Nghệ thuật và khoa học đánh giá sự thực thi của CEO
12 p | 206 | 67
-
Nghệ thuật và khoa học đánh giá sự thực thi của CEO
11 p | 190 | 60
-
Cho người lần đầu làm sếp
3 p | 292 | 47
-
Những sai lầm “chết người” của các doanh nghiệp nhỏ
5 p | 174 | 45
-
Nói lời xin lỗi thế nào?
2 p | 194 | 41
-
Nghệ thuật kể tội “sếp”
6 p | 97 | 17
-
Nghệ thuật và khoa học đánh giá sự thực thi của CEO –phần2
10 p | 82 | 11
-
7 thói quen cần tránh nơi công sở
4 p | 76 | 9
-
Khi sếp phải trung thành với nhân viên
7 p | 56 | 5
-
Lấy trung thực làm chính sách tại nơi làm việc
10 p | 48 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn