intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Những giải pháp hạ nhiệt cho bếp

Chia sẻ: A B | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

60
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Các gia chủ luôn đau đầu tìm các giải pháp cho không gian căn bếp của nhà mình được thông thoáng, rộng rãi, tạo cảm giác mát mẻ mỗi khi sử dụng - đặc biệt là vào mùa hè.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Những giải pháp hạ nhiệt cho bếp

  1. Những giải pháp hạ nhiệt cho bếp Các gia chủ luôn đau đầu tìm các giải pháp cho không gian căn bếp của nhà mình được thông thoáng, rộng rãi, tạo cảm giác mát mẻ mỗi khi sử dụng - đặc biệt là vào mùa hè. Việc dùng màu sắc để làm mát không gian cũng thực sự là một giải pháp hữu hiệu với căn bếp Việt. Bếp vốn thuộc hỏa, nóng nực nhiều, nếu lại tiếp tục dùng màu tương sinh thì hỏa sẽ quá vượng, vì thế có thể bổ sung thêm màu đen hay xanh dương (thủy) để khắc chế bớt. Tuy nhiên vẫn còn rất nhiều giải pháp khác để hạn nhiệt cho căn bếp và các bà nội trợ trong những ngày hè oi bức. Bạn có thể lựa chọn một hoặc vài giải pháp dưới đây để khiến cho gian bếp của mình trở nên thông thoáng, mát mẻ và dễ chịu hơn. Cửa sổ Đây có thể coi là giải pháp thân thiện nhất với môi trường và cũng dễ dàng để thực hiện. Trong đó, giải pháp mở cửa cho gian bếp bao giờ cũng hữu hiệu nhất, tạo sự thoáng mát cho gian bếp hơn bao giờ hết nhờ sự trao đổi khí tự nhiên với bên ngoài. Cửa sổ sẽ giúp cho căn bếp thêm thoáng đãng, sáng sủa nhờ có gió, ánh sáng trời - tạo cho người nội trợ cảm giác thoải mái hơn. Cần đảm bảo hưởng nhìn của cửa này không bị chướng ngại vật chắn ngang tầm nhìn để có được mỹ quan cho không gian sống. Các cửa này nên xoay về hướng Đông để lấy ánh sáng trong lành của buổi sớm, tiếp thêm sức sống cho không gian bếp và làm dịu sức nóng khi nấu nướng.
  2. Một lưu ý khác là những ô cửa này nên được đặt cao hơn mặt bàn hoặc cao hơn bề mặt chậu rửa. Cách thiết kế này tận dụng tối đa được ưu điểm về độ cao để giải quyết không gian cho những căn bếp chật. Hơn nữa, những khối hình chữ nhật của khung cửa còn tạo cảm giác vững chãi và an tâm. Những khung của nhôm kính được sơn trắng (thuộc kim) rất tốt trong việc cân bằng không gian bếp, tạo cảm giác sạch sẽ và nhẹ nhàng. Tuy nhiên những khung của gỗ (thuộc mộc) cũng rất tốt cho gia đạo. Cửa sổ bếp nếu có thể kết hợp được với cửa chính vào bếp để tạo thành một trục liên thông sẽ giúp cho luồng khí mát từ bên ngoài vào và sức nóng từ bên trong tỏa ra được dễ dàng, tạo luồng sinh khí phóng khoáng và dễ chịu khi bước vào. Đó có thể coi là một “cỗ máy” điều hòa không khí hữu hiệu nhất và không hề tốn kém. Những chiếc rèm cũng nên được kết hợp, vừa tạo được độ râm mát cho căn phòng vào ban ngày, vừa trở thành điểm nhấn đáng yêu thể hiện thẩm mỹ của gia chủ. Lưu ý chỉ là nên chọn các loại chất liệu chống bám bụi và chống nước. “Việc đặt bồn cây, giỏ cây cảnh một cách khéo léo trong gian bếp cũng là một cách để
  3. làm mát không gian. Nhưng nếu sử dụng phương pháp này, gia chủ phải lưu ý khả năng sinh trưởng của cây trong môi trường không gian bếp. Tốt nhất là sử dụng các loại cây ít quang hợp. Một yếu tố khác cần quan tâm là tỷ lệ diện tích “phần xanh” không vượt quá 10% diện tích phòng, khi đó, không gian vẫn giữ được sự rộng rãi và thoáng đãng cần thiết. Sự phối hợp hài hòa cây xanh trong không gian sống có thể mang đến những hiệu quả đầy nghệ thuật, tạo sự mới mẻ và đẹp mắt.” Ánh sáng, không gian và chất liệu Ánh sáng ban ngày vào mùa hè thường quá mạnh và nóng, đặc biệt là với những gian bếp có khung cửa sổ chếch hướng tây. Vì thế sử dụng ánh sáng nhân tạo một cách hợp lý và có tính toán không những mang lại đủ nguồn sáng cho sinh hoạt mà còn đem đến sự dễ chịu, tạo chiều sâu và sự sinh động cho không gian bếp. Ngoài việc phân bổ ánh sáng bằng cách dùng các loại đèn chiếu sáng không gian tổng thể, chiếu sáng chức năng, chiếu sáng nhấn… việc chọn loại bóng đèn nào phù hợp cũng được các gia chủ để ý. Đèn huỳnh quang có anh sáng trắng ấm và đèn compact có ánh sáng trung thực như ánh sáng tự nhiên là hai loại đèn thông dụng mà các bạn nên sử dụng cho gian bếp. Ánh sáng của chúng không rực và sự sinh nhiệt cũng ít, rất thích hợp cho những gian bếp đã sẵn tính nóng. Ngoài ra, bạn cũng nên sử dụng “ánh sáng tương lai” với đèn LED. Ưu điểm của loại đèn này là ánh sáng mạnh lại không tỏa nhiệt, sử dụng điện áp thấp và tiêu thụ ít điện năng.
  4. Đa phần các căn bếp vẫn ưu tiên sử dụng các chất liệu gỗ là chính vì đặc tính ưu việt của chúng. Nhưng sự kết hợp với một số chất liệu khác như mica dầy, kính màu, inox chổng rỉ, đá nhân tạo… cũng đem lại một diện mạo mới cho căn bếp. Đa phần các chất liệu mới này đều có tính chất dễ chui rửa, ít bám dính, chống cháy tốt, tuổi thọ lâu và tính thẩm mỹ cao. Không những thế, việc sử dụng những “chất liệu mát” này với diện tích lớn như mặt ăn hay mặt tủ bếp cũng là một phương pháp nhằm dịu hỏa trong không gian này. Với những gian bếp nhỏ, kính luôn là chất liệu được ưa chuộng bởi tính trong suốt tạo cảm giác thoáng đãng và rộng mở. Vì thế, thay vì những bức tường nặng nề ngăn cách không gian giữa các phòng, vách kính được trang trí họa tiết thiên nhiên như cây lá, ao hồ… sẽ khiến không gian phòng bếp được nới rộng và hòa vào tổng thể nội thất của căn nhà. Trong không gian bếp, các góc cạnh nhọn là một đặc điểm khó tránh. Đó có thể là gờ cạnh của các thiết bị, góc cạnh mặt bàn, vật dụng làm bếp… Và trong số những nguồn tạo hung khí đó, các tủ bếp treo tường được coi là những “mũi tên độc”. Chúng gợi cảm giác của sự kết thúc và một cách ngẫu nhiên, tất cả đều gây cảm giác khó chịu và bức bí cho con người. Nhưng chúng cũng có thể dễ dàng bằng những đường lượn tròn góc hay những tấm bịt góc tù bằng miếng kim loại. Chỉ một chi tiết nhỏ nhưng cũng đủ mang lại sự thoải mái, dễ chịu và gần gũi, là những gì con người đang hướng tới. Ngoài ra phong
  5. cách nội thất module tiện dụng và tiết kiệm diện tích cũng là một phương pháp hiện đại để làm thoáng không gian. “Tùy vào từng căn bếp và không gian cụ thể, căn bếp có thể được thiết kế tạo tầng không gian hoặc những đường chân trời (đường kẻ chạy dài giữa tủ bếp và tường bếp) để tạo cảm giác thoáng đạt, rộng rãi hay đa tiện. Một lưu ý trong việc sử dụng không gian với các bà nội trợ là đừng biến khoảng không (như trên nóc tủ bếp) thành kho chứa đồ. Chúng không chỉ khiến các luồng khí khó lưu thông mà còn làm “chướng mắt”, gây cảm giác ngột ngạt”.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2