BAN LIÊN LẠC CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM<br />
<br />
<br />
<br />
NHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ<br />
GIÁO DỤC Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC TDTT ĐÀ NẴNG<br />
Võ Văn Vũ1<br />
<br />
<br />
<br />
1. Đặt vấn đề:<br />
<br />
Nói đến giáo dục là nói đến chất lượng, trong đó những vấn đề nâng cao hiệu quả<br />
quản lý chất lượng giáo dục là một vấn đề cấp thiết, đang nhận được sự quan tâm của<br />
toàn xã hội. Quản lý chất lượng giáo dục đại học (GDĐH) được coi là nhiệm vụ thường<br />
xuyên, xuyên suốt của các trường Đại học - Cao đẳng bởi vì đây là nơi đào tạo ra nguồn<br />
nhân lực có chất lượng cao để góp phần xây dựng, phát triển, hội nhập và bảo vệ quốc<br />
gia.<br />
<br />
Hòa trong dòng chảy chung của hệ thống các trường Đại học - Cao đẳng trong cả<br />
nước đang thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ (Chỉ thị số 296-CT/TTCP về đổi<br />
mới quản lý GDĐH giai đoạn 2010-2012) và Chương trình hành động của Bộ GD&ĐT<br />
(Nghị quyết số 05-NQ/BCSĐ ngày 06/01/2010 về đổi mới quản lý GDĐH giai đoạn<br />
2010-2012. Trường Đại học TDTT Đà Nẵng đã xác định là một tế bào của hệ thống<br />
GDĐH quốc dân, luôn có ý thức được tầm quan trọng, mục tiêu đào tạo nâng cao chất<br />
lượng đào tạo trong việc thực hiện sứ mệnh của mình có ảnh hưởng trực tiếp tới chất<br />
lượng đào tạo của hệ thống GDĐH. Trường đã triển khai thực hiện các chương trình<br />
hành động nhằm không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường và bước đầu<br />
đã đạt được những hiệu quả đáng khích lệ.<br />
<br />
2. Những vấn đề cần thiết để nâng cao chất lƣợng quản lý GDĐH:<br />
<br />
Nâng cao chất lượng quản lý giáo dục trong các trường Đại học là chủ trương của<br />
Đảng, Nhà nước, ngành và được các trường được triển khai thường xuyên với sự đánh<br />
giá, điều chỉnh kịp thời. Song cần hiểu cụ thể về quản lý chất lượng giáo dục là một<br />
quan niệm nhiều chiều, bao hàm tất cả các chức năng và nhiều yếu tố. Sự đánh giá là cần<br />
thiết, công khai để điều chỉnh, để rút kinh nghiệm, cải tiến và được xác định những chất<br />
lượng được thừa nhận trên bình diện thực tế. Đánh giá phải chú trọng tính đa dạng, tính<br />
đồng bộ và đảm bảo không tách khỏi tính phù hợp đáp ứng nhu cầu xã hội. Chúng tôi<br />
xác định chất lượng của quản lý GDĐH phụ thuộc những yếu tố sau:<br />
1<br />
ThS – Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Thể dục Thể thao Đà Nẵng<br />
<br />
<br />
278<br />
HỘI THẢO KHOA HỌC: “GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC<br />
VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM”<br />
<br />
+ Chất lượng của sự quản lý cơ sở: Sự quản lý được coi như một chính thể phối<br />
hợp và tương tác giữa các đơn vị, cá nhân trực thuộc theo một quy chế nhất định nhưng<br />
đảm bảo hiệu lực, hiệu quả quản lý.<br />
<br />
+ Chất lượng của chương trình đào tạo: Chương trình đào tạo là cơ sở pháp lý<br />
được coi là một trong những cẩm nang kiến thức trang bị cho sinh viên. Nên cần chú<br />
trọng xác định rõ mục tiêu, yêu cầu đào tạo phải gắn liền với nhu cầu đáp ứng của xã<br />
hội.<br />
<br />
+ Chất lượng về cơ sở vật chất: Cơ sở vật chất được coi là phương tiện hữu hiệu<br />
để đáp ứng thực hiện nhiệm vụ đào tạo. Nếu phương tiện đầy đủ, hiện đại sẽ tác dụng<br />
thúc đẩy sự tư duy, sáng tạo trong nghiệp vụ giảng dạy, nghiên cứu khoa học.<br />
<br />
+ Chất lượng của nhân sự - nhân tố người thầy: Là chủ thể của hoạt động giảng<br />
dạy giữ vai trò chủ đạo trong quá trình dạy học. Trong nhà trường công tác giảng dạy<br />
luôn là vấn đề sống còn của cả một tập thể sư phạm, là mũi nhọn luôn phải đi trước đi<br />
đầu. Vì vậy, vai trò quan trọng của thầy cô giáo đang là những người "truyền lửa" trên<br />
bục giảng. Người đời vẫn nói "Thầy nào trò ấy", điều đó quả không sai vì các em (sinh<br />
viên) là những "hình chiếu" trung thành nhất của những thầy cô hội tụ đủ 2 yếu tố trí và<br />
đức để tạo ra sản phẩm là nguồn nhân lực đáp ứng với phục vụ cho xã hội.<br />
<br />
+ Chất lượng - nhân tố sinh viên: Sinh viên được coi là nhân tố của giáo dục.<br />
Sinh viên vừa là khách thể của hoạt động dạy, vừa là chủ thể hoạt động tích cực độc lập<br />
sáng tạo. Nhưng cũng phải xác định được "Người học không phải là cốc rót đầy mà là<br />
ngọn nến để châm lửa". Những tri thức trong tương lai với vận mệnh của đất nước.<br />
<br />
+ Chất lượng NCKH: Công tác NCKH được coi là nhiệm vụ song hành với công<br />
tác giảng dạy. Nhiệm vụ NCKH được đảm bảo cả về số lượng và chất lượng, được đánh<br />
giá kiểm định và ứng dụng trong thực tiễn.<br />
<br />
3. Một số công việc trƣờng Đại học TDTT Đà Nẵng đã thực hiện trong nâng cao<br />
hiệu quả quản lý GDĐH<br />
<br />
Để nâng cao hiệu quả quản lý giáo dục trong nhà trường, trường Đại học TDTT<br />
Đà Nẵng đã tập trung giải quyết các vấn đề cơ bản, then chốt sau:<br />
<br />
- Tăng cường nhận thức về vai trò, tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng<br />
đào tạo trong toàn thể viên chức, giảng viên và sinh viên để cùng chung sức, phát huy<br />
<br />
<br />
<br />
279<br />
BAN LIÊN LẠC CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM<br />
<br />
<br />
sức mạnh tập thể, quyết tâm cải thiện và nâng cao chất lượng đào tạo cho nhà trường,<br />
nhằm đáp ứng yêu cầu của ngành và xã hội.<br />
<br />
- Xây dựng chiến lược và triển khai kế hoạch đào tạo đội ngũ cán bộ giáo viên<br />
TDTT một cách đồng bộ, gắn đào tạo với sử dụng, khắc phục dần tình trạng mất cân đối<br />
hiện nay về đào tạo nguồn nhân lực. Nhà trường đã tập trung vào công việc trọng tâm là<br />
đảm bảo và nâng cao chất lượng đào tạo, lấy thước đo là đa số sinh viên ra trường có đủ<br />
năng lực, được nhận việc làm ngay tại các cơ sở tiếp nhận, được tiếp tục học tập nghiên<br />
cứu ở các bậc đào tạo cao hơn.<br />
<br />
- Tăng cường bồi dưỡng và phát triển đội ngũ giảng viên về số lượng và chất<br />
lượng. Đảm bảo hợp lý giữa tỷ lệ giảng viên/sinh viên để tránh quá tải cho giảng viên.<br />
Thực hiện quy chế tự chủ và có chính sách đã ngộ nhân tài để thu hút người có năng lực<br />
tham gia công tác giảng dạy và nghiên cứu.<br />
<br />
- Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu KHCN trong nhà trường, đây cũng là một tiêu<br />
chí chủ yếu trong phân loại, đánh giá giảng viên, tạo động lực cho cán bộ tích cực tham<br />
gia hoạt động NCKH.<br />
<br />
- Đổi mới mục tiêu, chương trình đào tạo theo hướng tăng cường năng lực sư<br />
phạm, năng lực thực hành và đạt chuẩn đầu ra cho sinh viên. Chú trọng bồi dưỡng kỹ<br />
năng mềm cho sinh viên theo yêu cầu xã hội.<br />
<br />
- Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực hoạt động học<br />
tập, và nghiên cứu của sinh viên. Đồng thời tăng cường hoạt động học tập của sinh viên<br />
theo hướng tạo lập cho họ năng lực nghề nghiệp, phẩm chất nghề nghiệp và đạo đức<br />
nghề nghiệp ngay từ khi sinh viên bước chân vào môi trường đào tạo, trong suốt quá<br />
trình đào tạo và cả khi đã ra trường.<br />
<br />
- Tăng cường hiệu quả của việc quản lí dạy học, thi và kiểm tra, đánh giá sinh<br />
viên theo hướng phát huy khả năng phát hiện và giải quyết vấn đề trong dạy học sau này,<br />
tránh lối kiểm tra theo kiểu “học thuộc rồi trả bài”.<br />
<br />
- Xây dựng môi trường đào tạo thân thiện, sinh viên tích cực để tạo động cơ và<br />
tâm thế học tập tốt cho sinh viên, qua đó nâng cao chất lượng hoạt động học tập nghề<br />
nghiệp cho sinh viên<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
280<br />
HỘI THẢO KHOA HỌC: “GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC<br />
VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM”<br />
<br />
4. Những giải pháp để nâng cao hiệu quả quản lý giáo dục ở trƣờng Đại học TDTT<br />
Đà Nẵng trong những năm tới:<br />
<br />
a. Tiếp tục kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý, đổi mới cơ chế quản lý hoàn thiện<br />
quy chế làm việc, quy chế phối hợp thực hiện nhiệm vụ giữa các đơn vị, chuẩn hoá cán<br />
bộ quản lý, cán bộ giảng dạy trên cơ sở điều chỉnh, phát triển thích ứng với điều kiện<br />
thực tế, tình hình đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường.<br />
<br />
b. Định kỳ tổ chức hội thảo toàn cán bộ, giảng viên, viên chức để nâng cao nhận<br />
thức, quán triệt tinh thần trách nhiệm cho cán bộ giảng viên trong giai đoạn mới để mỗi<br />
cán bộ, giảng viên thấy được những khó khăn, thách thức của nhà trường trong xu thế<br />
phát triển, cạnh tranh và hội nhập; để từ đó mỗi cán bộ giảng viên phải trăn trở với sự<br />
nghiệp đào tạo của nhà trường, có ý thức nỗ lực phấn đấu về chuyên môn, nghiệp vụ để<br />
phục vụ công tác đào tạo trong nhà trường tốt hơn.<br />
<br />
c. Tiếp tục nghiên cứu xây dựng các Chương trình đào tạo theo hướng đáp ứng<br />
nhu cầu của xã hội, cần có cấu trúc môđun mềm dẻo, để điều chỉnh và cập nhật tăng khả<br />
năng liên thông giữa các hệ đào tạo.<br />
<br />
d. Trang bị cơ sở vật chất đầy đủ, đồng bộ đúng quy cách để thực sự là phương<br />
tiện hữu hiệu thực hiện nhiệm vụ đào tạo và nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường.<br />
<br />
e. Phát triển đội ngũ giảng viên trên cả 2 phương diện: Số lượng và chất lượng,<br />
được thực hiện trên nguyên tắc tránh độc quyền về chuyên môn, mỗi môn học phải có ít<br />
nhất 2 giảng viên đảm nhận.<br />
<br />
f. Công tác bồi dưỡng chuyên môn cho giảng viên được quan tâm thường xuyên<br />
với nhiều hình thức: Động viên, tạo điều kiện cho giảng viên tự học, tổ chức giao lưu<br />
học tập trong và ngoài đơn vị, đầu tư mọi điều kiện (thời gian, kinh phí) để bồi dưỡng<br />
chuyên môn cho giảng viên ở trong nước và nước ngoài để giảng viên được cọ sát, cập<br />
nhật, hội nhập nâng cao tri thức.<br />
<br />
g. Công tác NCKH cần được đẩy mạnh trong giảng viên và sinh viên đồng thời<br />
cần quán triệt đó là nhiệm vụ song hành trong công tác giảng dạy và học tập. Trong nhà<br />
trường cần có những văn bản quy định cụ thể, chế tài đi đôi với chế độ thoả đáng để<br />
khơi được năng lực tư duy, sáng tạo, hứng thú với công tác NCKH phục vụ nâng cao<br />
chất lượng đào tạo.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
281<br />
BAN LIÊN LẠC CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM<br />
<br />
<br />
h. Công tác kiểm tra đánh giá kết quả đào tạo cần được triển khai thực hiện<br />
thường xuyên, trung thực để có cơ sở điều chỉnh, rút kinh nghiệm, bổ sung kịp thời đáp<br />
ứng với mục tiêu đào tạo của nhà trường và nhu cầu của xã hội.<br />
<br />
i. Tổ chức nhiều buổi tọa đàm, đối thoại giữa sinh viên với lãnh đạo trường, tổ<br />
chức hội nghị dân chủ sinh viên nhằm nắm bắt tâm tư, nguyện vọng đồng thời quy định<br />
rõ nhiệm vụ học tập rèn luyện cho sinh viên, giúp sinh viên tiếp thu những kiến thức cơ<br />
bản, kỹ năng nghề nghiệp và thông tin về việc làm khi ra trường. Từ đó sinh viên có chí<br />
hướng học tập, tu dưỡng để đạt kết quả học tập tốt nhất góp phần nâng cao chất lượng<br />
đào tạo trong nhà trường.<br />
<br />
j. Công tác thi đua khen thưởng trong nhà trường cần được đánh giá kịp thời,<br />
công khai công bằng với những tiêu chí cụ thể, chế độ rõ ràng nhằm động viên mọi<br />
thành viên trong nhà trường tích cực thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, góp phần nâng<br />
cao công tác quản lý, nâng cao chất lượng trong nhà trường.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
282<br />