intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Những hư hỏng thường gặp của bộ ly hợp

Chia sẻ: Trần Trung Hiếu | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:3

341
lượt xem
144
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo tài liệu 'những hư hỏng thường gặp của bộ ly hợp', kỹ thuật - công nghệ, cơ khí - chế tạo máy phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Những hư hỏng thường gặp của bộ ly hợp

  1. Những hư hỏng thường gặp của bộ ly hợp "Tốt gỗ hơn tốt nước sơn" đó là câu thành ngữ thường được dùng để đánh giáth thực chất của một vật nào đó thậm chí nói bóng cả về con người. Nghĩa là bản chất tốt đẹp bên trong luôn được đánh giá cao hơn sự hào nhoáng bên ngoài. Bạn đang sở hữu một chiếc ôtô có kiểu dáng bề ngoài rất bắt mắt nhưng khi điều khiển thì rất lẩm cẩm. Đạp ly hợp, vào số mà bạn phải “nghiến răng” mới đạp hết hành trình còn vào số nghe kêu “kèng kẹc” thì chắc chắn bạn phải đối đầu với sự cố của bộ ly hợp (bộ côn) trên xe. Những triệu chứng sự cố của bộ ly hợp Trong hệ thống truyền lực, bộ ly hợp là cầu nối trung gian giữa động cơ với hộp số và cầu chủ động. Khi bộ ly hợp gặp sự cố thì việc điều khiển xe sẽ gặp nhiều khó khăn thậm chí xe sẽ không hoạt động được. Bộ ly hợp thường mắc một số triệu chứng hỏng hóc sau đây. Các chi tiết của bộ ly hợp ma sát khô. Bàn đạp ly hợp nặng hơn bình thường: Cảm nhận đầu tiên khi điều khiển một chiếc xe thường là côn, số có nhẹ nhàng hay không. Nếu xe bạn dùng bộ trợ lực côn mà khi vào số bạn phải "nghiến răng" để đạp côn thì có thể là do hệ thống điều khiển ly hợp của bạn bị thiếu dầu. Cách xử lý tốt nhất là bạn đưa xe vào gara để bổ xung dầu vào hệ thống. Động cơ bị rung, giật mạnh khi nhả bàn đạp ly hợp: Sau khi cài số và buông chân ly hợp, động cơ bị giật và rung động rất mạnh, sự nối kết của bộ ly hợp không êm. Khi điều này xảy bạn nên nhanh chóng đưa xe vào ga ra kiểm tra vì rất có thể chỉnh chân côn không chuẩn hoặc có thể do có một chi tiết nào đó của bộ ly hợp bị vỡ, ví dụ gãy các lò xo giảm chấn, bàn ép bị nứt…
  2. Khó vào số: Khi đạp hết khoảng chạy của bàn đạp ly hợp nhưng vào số vẫn khó, bộ ly hợp không cắt dứt khoát. Sự cố này thường xảy ra khi điều chỉnh sai hành trình tự do của bàn đạp. Bị rung bàn đạp ly hợp: Hiện tượng này được cảm nhận khi ta ấn nhẹ chân lên bàn đạp ly hợp lúc động cơ đang nổ. Nếu nhấn mạnh chân hơn thì bàn đạp ly hợp hết chấn rung. Điều đó báo hiệu hỏng hóc có thể là do sai sót khi lắp ráp đĩa ly hợp khônsg chuẩn nên bị dịch chuyển ở mỗi vòng quay. Hiện tượng này khiến ly hợp bị mài mòn nhanh chóng. Đĩa ly hợp nhanh mòn: Do tình trạng trượt giữa đĩa ly hợp với mặt bánh đà và bàn ép. Do người lái có thới quen gác chân lên bàn đạp ly hợp lúc xe đang chạy sẽ làm cho đĩa chóng mòn hoặc hay có thói quen đi số cao rà côn để đạt tốc độ chậm mà không chịu về số thấp Có tiếng kêu nhẹ khi đạp bàn đạp ly hợp: Vòng bi “T” (vòng bi dùng để ngắt ly hợp) bị mòn, hỏng hoặc thiếu mỡ bôi trơn nên phát ra tiếng kêu khi ta ấn vào bàn đạp ly hợp. Thông thường khi gặp những sự cố trên bạn nên đưa xe vào các ga ra để điều chỉnh, sữa chữa nhưng vẫn nên chú ý kiểm tra bộ ly hợp hoạt động có tốt không, hành trình tự do của bàn đạp ly hợp được điều chỉnh đúng chưa. Có thể kiểm tra một cách rất đơn giản như sau: Khởi động động cơ, cài số, nhả 1/2 hành trình bàn đạp ly hợp thấy xe chuyển động êm, không “giật cục” và khi tăng ga xe “vút nhanh” chứng tỏ bộ ly hợp được điều chỉnh và sửa chữa tốt. Kiểm tra chất lượng bộ ly hợp trên xe như thế nào? Thông thường để kiểm tra xem tình trạng làm việc của ly hợp còn người ta thường làm theo cách sau: - Khởi động động cơ, kéo phanh tay, nhấn bàn đạp ly hợp và cài số 4, buông từ từ chân ly hợp đồng thời tăng nhẹ ga. Nếu bộ ly hợp làm việc động cơ sẽ bị chết máy khi ta buông hết chân nối khớp ly hợp, ngược lại động cơ vẫn nổ bình thường chứng tỏ đĩa côn bị trượt quay do mòn. - Khởi động động cơ, nhấn bàn đạp ly hợp, cài số 1, nhả ly hợp đồng thời tăng ga, nếu nghe tiếng máy òa lên và xe dịch chuyển kém hoặc xe dịch chuyển nhưng gia tốc ban đầu không tốt, hiện tượng này thường là do lá côn mòn. - Một cách nữa là thử xe trên đường và xe chở đầy tải khi lên dốc mặc dù đã về số thấp nhưng gia tốc xe kém đồng thời máy gào lên, điều này chứng tỏ đĩa ly hợp cũng bị mòn.
  3. Trên đây là một số cách kiểm tra thường được dùng, tuy nhiên muốn kiểm tra chính xác tình trạng bộ ly hợp thì hãy đưa xe vào các ga ra. Tại đây sẽ có những thiết bị chuyên dùng đảm bảo đánh giá chính xác tình trạng bộ ly hợp trên xe của bạn.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1