Thông tin ebook<br />
Tên sách: Những khám phá về hoàng đế Quang Trung<br />
Tác giả: Đỗ Bang<br />
Thể loại: History<br />
NXB:Văn hoá thông tin<br />
Nguồn: quansuvn<br />
Tạo và hiệu chỉnh ebook: Hoàng Nghĩa Hạnh<br />
Ebook miễn phí tại : www.Sachvui.Com<br />
<br />
LỜI NÓI ĐẦU<br />
Mùa hè năm 1977, tôi được vinh dự tham gia đoàn khảo sát về Phong trào Tây Sơn ở<br />
các tỉnh phía Nam sau ngày đất nước thông nhất, do Giáo sư Phan Huy Lê phụ trách. Tôi<br />
đã được làm việc với Giáo sư Phan Huy Lê tại Huế và Bình Định trong nhiều ngày. Đó là<br />
kỷ niệm sâu sắc và cũng là vốn liêng quý để cho tôi tiếp bước hành trình tìm hiểu về thời<br />
đại Tây Sơn và Hoàng đế Quang Trung.<br />
Cuối năm 1977, tôi đã xác minh được Núi Bân, nơi vua Quang Trung làm lễ lên ngôi<br />
và xuất quân đánh giặc Thanh năm 1788. Cũng vào thời gian đó, tôi đã tìm được quê quán<br />
và thân thế của Trung thư phụng chánh Trần Văn Kỷ, một danh thần của triều Tây Sơn.<br />
Đó là những thành tựu bước đầu để tôi tự động viên mình dấn thân một cách nhiệt<br />
thành trên con đường khám phá về Hoàng đế Quang Trung.<br />
Đến nay đã tròn 30 năm, cuộc hành trình khám phá về Hoàng đế Quang Trung đối với<br />
tôi chỉ mới là một phần trong muôn điều cần tìm hiểu. Có những vấn đề tôi đã đặt ra 30<br />
năm qua, nay cũng chỉ dừng lại ở điểm xuất phát, như tìm kiếm lăng mộ Hoàng đế Quang<br />
Trung, kinh thành Phú xuân dưới thời Tây Sơn…<br />
Tôi vẫn biết cuộc hành trình này còn dài và còn nhiều gian khổ. Nhưng được sự động<br />
viên của nhiều bạn đọc trong nước và nước ngoài đã đọc sau 4 lần tái bản cuộn sách<br />
Những khám phá về Hoàng đế Quang Trung, cùng nhiều thế hệ sinh viên 25 năm qua<br />
cùng với tôi tìm tòi, thảo luận về chuyên đề Phong trào Tây Sơn và sự nghiệp của Hoàng<br />
đế Quang Trung.<br />
Tôi tự biệt sức mình có hạn, nhưng sẽ đem hết khả năng để khôi phục chân dung và<br />
những công hiến to lớn của Hoàng đế Quang Trung trong lịch sử dân tộc, cũng để làm<br />
phong phú cho bài giảng đôi với sinh viên và đáp ứng sự mong đợi của bạn đọc gần xa.<br />
Huế, tháng 4năm 2006<br />
PGS. TS ĐỖ BANG<br />
<br />
QUÊ HƯƠNG TÂY SƠN<br />
Khói lửa của cuộc chiến tranh Trịnh - Nguyễn nổ ra … Dân hai miền Nam Bắc bị dồn<br />
đẩy về hai phía của bờ sông Gianh một mất một còn trong những trận quyết chiến kinh<br />
hoàng, nhưng Bắc quân không một lần nào vượt qua khỏi luỹ tre Thầy trên đất Đồng Hới.<br />
Vào giữa thế kỷ XVII, quân Nguyễn vượt sông Gianh tiến ra chiếm 7 huyện của đất<br />
Nghệ An. Do bất bình giữa hai vị tướng tài gốc xứ Thanh là Nguyễn Hữu Tiến và Nguyễn<br />
Hữu Dật, quân Nguyễn phải triệt thoái khỏi đất Nghệ, mang theo đám tù binh và những<br />
nông dân bắt được trong chiến tranh đưa về Nam như một nguồn thu chính đáng thành<br />
một thứ chiến lợi phẩm có ích cho sự phát triển sản xuất. Vì Đàng Trong đất mới, cần<br />
người…<br />
Trong những dân nghèo của huyện Hưng Nguyên bị quân Nguyễn bắt về Nam có ông<br />
tổ bốn đời của Nguyễn Huệ. Điều đó biết được từ sau năm 1786. Nguyễn Huệ ra xứ Nghệ<br />
tìm lại cội nguồn gia đình, nhận gia phả họ Hồ ở làng Thái Lão, huyện Hưng Nguyên làm<br />
đồng tộc, nhận Thái Lão làm tổ quán.<br />
Năm 1789, vua Quang Trung truyền cho dân làng Thái Lão tu tạo tổ miếu để phụng tự.<br />
. Sau khi triều Tây Sơn sụp đổ thì di tích tổ miếu ở Thái Lão cũng bị triệt hạ.<br />
Hiện nay, ở địa phương còn lưu lại nhiều truyền thuyết về tổ Tây Sơn. Trong bài về<br />
làng Thái Lão có hai câu đầu:<br />
Xã Thái Lão phát vương<br />
Trai anh hùng tráng kiệt.<br />
Truyền thuyết Gia Long tàn sát dòng dõi Tây Sơn được các bô lão truyền rằng:<br />
Thời kỳ đầu khi Gia Long lên ngôi, có truyền cho dân địa phương rằng: “Hễ ai là bà<br />
con tộc thuộc của Tây Sơn ra khai báo sẽ được trọng dụng bổ làm quan”. Các tộc thuộc<br />
Tây Sơn ở Hưng Nguyên tưởng thật đã ra khai báo. Không ngờ tất cả đều bị bắt và bị giết.<br />
Hiện nay, có 24 gia đình gốc họ Hồ đều có người chết trong ngày đại tang Tây Sơn, kỵ<br />
vào ngày 20 tháng 10 âm lịch hàng năm.<br />
Những người còn sống được do lẩn trốn sang các làng khác, có người phải đổi ra họ<br />
Nguyễn mới tránh được sự truy nã của vua quan triều Nguyễn. Hiện nay, ở xã Hưng Thái,<br />
huyện Hưng Nguyên tỉnh Nghệ An, tương truyền ở đó có khu mộ tổ của anh em Tây Sơn.<br />
Đoàn chiến tù bị bắt từ xứ Nghệ, chúa Nguyễn cho phát tán đi nhiều nơi, một số trong<br />
họ có tổ tiên Nguyễn Huệ lại đưa lên khai phá vùng Cao Nguyên từ thế kỷ XVII lấy tên ấp<br />
Tây Sơn, hiện nay thuộc huyện An Khê, tỉnh Gia Lai. Đó là quê hương đầu tiên của tổ tiên<br />
Nguyễn Huệ ở đất Đàng Trong.<br />
Đến đời Hồ Phi Phúc, ông có vợ là Nguyễn Thị Đồng, ông Phúc lại chuyển về ngụ tại<br />
quê vợ ở thôn Phú Lạc. Phú Lạc nằm dưới chân núi Ngang, nơi có hai hố huyệt, chỗ an tán<br />
của hai vị sinh thành ra Nguyễn Huệ từng bị Gia Long cho quật phá vào thế kỷ XIX<br />
nhưng không thành công.<br />
Các truyền thuyết ở địa phương đều công nhận là mộ song thân các anh em Tây Sơn<br />
<br />
chôn ở núi Ngang (Hoành Sơn). Vì có mộ ông Hồ Phi Phúc nên Hoành Sơn được tôn<br />
xưng là núi Thiếu Tổ. Song vẫn không biết đích xác chôn ở vị trí nào?<br />
Đứng ở phía Đông Hoành Sơn nhìn lên, ở khoảng giữa có một trảng đất trống như một<br />
chiếc ghế bành mà thân núi là lưng tựa. Ở trảng đất này có hai nấm mộ song song, bằng đá<br />
hình chữ nhật. Gia Long ngỡ rằng đó là phần mộ của ông bà Hồ Phi Phúc nên truyền quan<br />
địa phương khai quật. Nhưng khi khai quật lên không thấy hài cốt mà chỉ có bốn chiếc<br />
chum đựng dầu phụng đã vơi, trong mỗi chum có một ngọn đèn chong chóng đang cháy.<br />
Ai cũng biết, hai huyệt mộ giả có bốn ngọn đèn dầu phụng khổng lồ đang cháy là do<br />
Tây Sơn chôn, nhưng không ai giải thích rõ mục đích của việc làm đó Câu hỏi này từ đầu<br />
thế kỷ XIX đã đặt ra cho quan quân triều Nguyễn. Họ đã mất công đi tìm, đào bới, nhưng<br />
cuối cùng vẫn không thấy chính huyệt mộ táng nằm ở đâu?<br />
Năm 1990, ở di tích Gò Lăng (Phú Lạc) phát hiện bia mộ có chữ “Ngự chế” lập năm<br />
Kỷ Hợi, nhiều người cho đó là khu lăng mộ của nhà Tây Sơn. Năm 1999, ở đây phát hiện<br />
một kiến trúc cổ, dấu vết còn lại là ba hàng cột đá, với nhiều mảnh ngói vỡ, chén, bát.<br />
Sau một thời gian trú ngụ ở thôn Phú Lạc, ông Hồ Phi Phúc lại đưa gia đình về lập cư<br />
ở thôn Kiên Mỹ, cũng ở gần đó. Kiên Mỹ và Phú Lạc đều thuộc ấp Kiên Thành, huyện<br />
Tuy Viễn, phủ Quy Nhơn. Nay là đất của xã Bình Thành, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định.<br />
Tại đây, ông bà Hồ Phi Phúc và Nguyễn Thị Đồng đã sinh ra các anh em Tây Sơn.<br />
Năm 1753, Nguyễn Huệ chào đời trong một ngôi nhà lá nhỏ, nằm bên bờ sông Côn, con<br />
sông này về sau có Bến Trầu, nơi Nguyễn Nhạc dùng để đón khách trong những chuyến đi<br />
buôn lịch sử của một thời còn tiềm ẩn hùng khí Tây Sơn.<br />
Hiện nay ở thôn Phú Lạc còn lưu lại một am nhỏ, do nhân dân dựng lên để thờ các vị<br />
tiền bối Tây Sơn. Trong công viên Tây Sơn, bên cạnh bảo tàng Quang Trung có hai cây<br />
me cổ thụ và giếng nước lâu đời là chứng tích của quê hương có từ thuở sinh ra Nguyễn<br />
Huệ.<br />
Cây me, giếng nước, Bến Trầu… vẫn tồn tại như lòng chung thuỷ của nhân dân Quy<br />
Nhơn - Bình Định bao đời, gắn liền với sự nghiệp vẻ vang của Nguyễn Huệ - Tây Sơn.<br />
Cây me cũ, Bến Trầu xưa,<br />
Không nên tình nghĩa thì cũng đón đưa cho trọn niềm.<br />
Đất Quy Nhơn là cái nôi của cuộc khởi nghĩa Tây Sơn, đã hun đúc lên khí phách anh<br />
hùng hiên ngang của Nguyễn Huệ. Để rồi Nguyễn Huệ tung hoành từ Nam ra Bắc. Nối<br />
Gia Định - Phú Xuân - Thăng Long thành một nước Việt Nam thống nhất đầu tiên.<br />
Phú Xuân đã tiếp sức cho khởi nghĩa Tây Sơn, góp phần làm nên sự nghiệp vẻ vang<br />
của Quang Trung - Nguyễn Huệ.<br />
<br />