intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Những kiểu sắp xếp khu bếp đơn giản nhưng hiệu quả

Chia sẻ: A B | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

62
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tạo ra được khu vực tam giác nhỏ gọn, thuận tiện là yếu tố quyết định tạo nên một căn bếp hoàn hảo. Vì vậy, khi bắt tay vào việc thiết kế, bạn nên chú ý đến yếu tố này đầu tiên.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Những kiểu sắp xếp khu bếp đơn giản nhưng hiệu quả

  1. Những kiểu sắp xếp khu bếp đơn giản nhưng hiệu quả Tạo ra được khu vực tam giác nhỏ gọn, thuận tiện là yếu tố quyết định tạo nên một căn bếp hoàn hảo. Vì vậy, khi bắt tay vào việc thiết kế, bạn nên chú ý đến yếu tố này đầu tiên. Chìa khóa để làm cho hầu hết các căn bếp trở nên tiện ích, đa dụng và phong cách chính là bạn có thể hiểu rõ về nó cũng như bố cục của nó để có lựa chọn bài trí phù hợp. Dưới đây xin giới thiệu 5 kiểu bài trí bếp cơ bản và đặc điểm của từng kiểu để bạn có thể có được lựa chọn tốt nhất cho nhà mình. Những lời khuyên nhỏ chắc chắc sẽ mang lại nhiều hiểu biết hữu ích giúp bạn có được lựa chọn và quyết định chính xác. Chọn cách bố trí cho một nhà bếp phụ thuộc vào hiệu quả không gian sẵn có và mong muốn thuận tiện như thế nào. Và khu vực tam giác làm việc được coi là tiêu chí xác định hiệu quả của nhà bếp. Đây là khu vực được xác định bởi vị trí của tủ lạnh (nơi chứa thực phẩm), bồn rửa (nơi sơ chế thực phẩm) và bếp nấu (nơi chế biến thực phẩm). Tạo ra được một khu vực tam giác nhỏ gọn, thuận tiện giữa ba vị trí trên là yếu tố quyết định tạo nên một căn bếp hoàn hảo. Vì vậy, khi bắt tay vào việc thiết kế, bạn nên chú ý đến yếu tố này đầu tiên, sau đó mới đến các công việc khác. Bếp chữ L
  2. Đây là thiết kế bếp phổ biến nhất. Nó đòi hỏi không gian ít hơn so với các hình thức bếp khác và tạo ra sự linh hoạt nhất có thể cho khu vực “tam giác “ làm việc. Kiểu bếp chữ L là kiểu bếp phù hợp nhất với những không gian mở, liên thông với phòng khách.
  3. Thêm một tiện lợi của nhà bếp chứ L tạo ra một khu vực trung tâm, dễ tiếp cận do không gian quây quần gia đình đặt ngay cạnh nơi chuẩn bị bữa ăn. Điều này sẽ tạo ra không khí quây quần cho cả gia đình và hòa đồng cho cả những vị khách. Các thiết bị bếp sẽ đặt dọc theo bức tường tương ứng với chiều dài của chữ L, tủ lạnh sẽ đặt bên tường còn lại, tạo ra một tam giác làm việc lớn và thuận tiện. Đảo bếp
  4. Bếp đảo là xu hướng làm việc tốt nhất trong nhà bếp hình chữ L, chính vì thế nó cũng được coi như là điểm hoàn thiện cho căn bếp dáng này, hướng ra khu vực không gian tiệm cận. Bạn có thể sử dụng chúng như khu vực bếp nấu chính hoặc khu vực ăn uống. Các ngăn kéo của đảo cũng giúp gia tăng một các đáng kể dung lượng lưu trữ của nhà bếp.
  5. Ngoài ra các kệ mở trong nhà bếp phục vụ như là không gian trưng bày và lưu trữ thêm. Bếp hình chữ U
  6. Nếu lựa chọn bếp hình chữ U, bạn cần chú ý đến tam giác làm việc khi bố trí. Nếu các vị trí quá gần nhau, bạn sẽ dễ bị mắc kẹt trong một góc nhỏ tù túng, chật hẹp. Bạn có thể cân nhắc để phần tường giáp với khu vực liền kề để tạo một không gian mở thoáng đãng và thoải mái hơn.
  7. Bài trí bếp hình chữ U cho phép nấu ăn thuận tiện trong khi vẫn đảm bảo hoạt động cho phần còn lại của căn phòng liền kề. Nhà bếp hình chữ U đòi hỏi một diện tích lớn bởi vì có rất nhiều không gian truy cập mở mà đi kèm là lò nướng tiện dụng hoặc chuẩn bị cho một bữa ăn lớn. Khoang bếp
  8. Kiểu thiết kế này thường áp dụng cho những căn bếp nhỏ và thường chỉ dành đủ chỗ cho một người đứng bếp. Các thiết bị được đặt dọc theo hai bên tạo nên một tam giác làm việc mở. Với hình thức bếp này thì các không gian lưu trữ được mở rộng một cách tối đa nhờ tận dụng toàn bộ chiều cao của các bức tường bếp.
  9. Để tạo không gian lưu trữ, hãy xem xét một chiếc tủ phụ để đựng thức ăn hoặc một phòng đựng thức ăn đầy đủ trong không gian liền kề. Cách thức này còn giúp bạn có cơ hội trưng bày những món đồ bếp yêu thích và tạo ra một bộ sưu tập mini khá đẹp mắt. Bếp hình chữ P
  10. Thiết kế bếp chữ P này bắt nguồn từ thiết kế chữ L hoặc U. Sự khác biệt là nó tạo ra thêm một không gian làm việc mà không chiếm nhiều diện tích sàn trong bếp. Các thiết bị nội thất đặt dọc hai bên giữ cho tam giác làm việc rộng mở. Bàn đá mài, đá granite màu đen là hoàn hảo cho đầu bếp làm việc hoặc phục vụ các món ăn.
  11. Cách bố trí này tối đa hóa được diện tích cho những căn bếp nhỏ, đồng thời khắc phục được nhiều yếu điểm của bài trí bếp chữ U và chữ L. Bổ sung thêm các các bán đảo chìm và những chiếc tủ phụ để tăng cường thêm chức năng lưu trữ cần thiết cho bếp chữ P.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2