intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Những loại thuốc có hại cho mắt

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

85
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sức khỏe thị giác cũng gây ảnh hưởng và chịu ảnh hưởng từ tất cả các cơ quan khác trên cơ thể. Bởi vậy thuốc khi can thiệp đến một tình trạng nào đó của cơ thể thường sẽ ảnh hưởng cả đến cơ quan thị giác. Có những tác hại có thể thấy ngay, có những tác hại mang tính nguy cơ tiềm tàng. Những khuyến cáo sau đây từ các nhà nhãn khoa Mỹ thiết nghĩ sẽ cần thiết cho bạn đọc, nhất là những ai hay dùng thuốc bừa bãi, kéo dài... Thuốc gây hại cho...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Những loại thuốc có hại cho mắt

  1. Những loại thuốc có hại cho mắt Sức khỏe thị giác cũng gây ảnh hưởng và chịu ảnh hưởng từ tất cả các cơ quan khác trên cơ thể. Bởi vậy thuốc khi can thiệp đến một tình trạng nào đó của cơ thể thường sẽ ảnh hưởng cả đến cơ quan thị giác. Có những tác hại có thể thấy ngay, có những tác hại mang tính nguy c ơ tiềm tàng. Những khuyến cáo sau đây từ các nhà nhãn khoa Mỹ thiết nghĩ sẽ cần thiết cho bạn đọc, nhất là những ai hay dùng thuốc bừa bãi, kéo dài... Thuốc gây hại cho võng mạc: - Plaquenil (hydroxchloriquine sulfat): đây là một thuốc thông thường dùng để điều trị viêm khớp dạng thấp. Nó có thể gây tác hại không hồi phục cho võng mạc. - Clonidin: thuốc hạ huyết áp cũng có ảnh hưởng tới võng mạc.
  2. - Thioridazin: thuốc chống nhiễm khuẩn nhưng cũng có thể gây nên bệnh võng mạc sắc tố. - Tất cả các thuốc giảm đau, kháng viêm không steroid đều có thể gây các tác dụng phụ trong đó có đục thể thủy tinh, khô mắt, xuất huyết võng mạc nếu dùng trong thời gian dài. Nhóm này bao gồm các thuốc sau đây: aspirin, ibuprofen, ketobufen, naproxen. Ngay cả acetaminophen cũng có thể gây tác hại cho võng mạc. Các thuốc gây xuất huyết tại mắt: Tất cả các thuốc giảm đau kháng viêm không có steroid, thuốc chống trầm cảm enlafaxin, thuốc kháng nấm amphotericin B, thuốc ức chế cholesterase (thường dùng để điều trị Alzheimer), thuốc chống huyết khối pentoxifyline, heparin, coumadin, anisidion và các thuốc chống đông đường uống khác... Các thuốc có thể gây glocom hoặc gây tổn hại cho thị giác thần kinh Các thuốc chống viêm không có steroid, venlafaxin, các dược chất có steroid (khi dùng lâu dài rất nguy hại cho mắt. Vì vậy khi được kê đơn các thuốc này bạn nên dùng thêm các chế phẩm thực phẩm bổ sung có các chất
  3. chống oxi hóa cũng như liên lạc thường xuyên với bác sĩ để được giảm liều hay dùng các chế phẩm khác ít có hại hơn cho mắt). Các thuốc có thể gây đục thể thủy tinh hay làm nặng thêm tình trạng đục thể thủy tinh vốn có: Các thuốc làm tăng nhận cảm ánh sáng cho mắt: chúng hấp thụ năng lượng của ánh sáng và thông qua phản ứng quang hóa nhằm thay đổi cơ chế hóa lý trong các mô. Do vậy chúng có thể gây hại cho thể thủy tinh và hoàng điểm. Các thuốc sau đây thuộc nhóm gây hại theo cơ chế vừa nêu: các thuốc kháng histamin, thuốc tránh thai, thuốc an thần, nhóm sunfamid, thuốc tiểu đường type II, thuốc chống động kinh, thuốc chống viêm không có steroid. Các steroid gây đục thể thủy tinh cực sau. Do cơ chế bắt chước một hormon trong cơ thể nên thuốc giúp ta kiểm soát quá trình viêm. Chúng được dùng phổ biến trong bệnh viêm khớp dạng thấp, bệnh Crohn, Lupus. Việc dùng lâu dài nhóm thuốc này sẽ gây đục thể thủy tinh cực sau và tăng áp lực nội nhãn. Có hơn 50% các bệnh nhân dùng prednison với liều từ 10- 15 mg/ngày sẽ xuất hiện đục thể thủy tinh sau 1-2 năm. Đục thể thủy tinh sẽ không biến mất khi chúng ta ngừng thuốc, do đó có thể phải giải quyết bằng phẫu thuật. Ít gặp hơn là tác dụng phụ gây tăng nhãn áp dẫn đến glocom.
  4. Cần lưu ý là những tác hại khi đã xảy ra là bất biến. Thêm vào đó là tác dụng phụ trên toàn thân như gây tăng huyết áp và đái tháo đường. Các thuốc gây khô mắt: các kháng sinh, thuốc hạ huyết áp, thuốc kháng histamin, thuốc tránh thai, thuốc gây chán ăn Thuốc gây tăng nhận cảm ánh sáng: một vài loại kháng sinh, thuốc chống sốt rét, thuốc kháng histamin, thuốc hạ huyết áp, nhóm glucosid trợ tim... Thuốc gây viêm kết mạc dị ứng: Các thuốc kháng sinh khi được dùng đường toàn thân cũng như tại chỗ đều có thể gây dị ứng cho mắt. Ví dụ như nhóm penicillin tổng hợp (ampicilin hay amoxicillin) bị nhiều người than phiền vì gây đỏ mắt và ngứa mắt. Tetracyclin có thể làm tăng nhận cảm ánh sáng và nhìn mờ. Sulfonamid rất hay gây dị ứng ngoài ra còn có thể gây xuất huyết tại mắt. Do vậy khi dùng kháng sinh ta có thể dùng thêm các chế phẩm sinh học như acidophilus hay bifidus và vitamin C để phòng ngừa tác hại của kháng sinh. Thuốc làm thay đổi độ trong suốt của giác mạc:
  5. Các thuốc chống sốt rét tổng hợp có thể gây những thay đổi trên giác mạc. Cảm giác nhìn thấy quầng sáng, chớp sáng hay quá nhậy cảm với ánh sáng có thể xuất hiện. Tuy nhiên nó không gây ra giảm thị lực. Khi dừng điều trị những khó chịu trên sẽ biến mất. Thuốc có thể gây ra nhiều vấn đề cùng một lúc cho mắt: - Các thuốc hạ huyết áp: tất cả những thuốc này đều gây giả m áp trong hệ thống tuần hoàn, lợi tiểu, giãn mạch. Do đó cơ thể nhìn chung sẽ mất dịch trong hệ tuần hoàn cũng như khoảng gian bào. Điều này có khi gây ra những bất lợi cho mắt, ví như bệnh khô mắt chẳng hạn. - Digoxin trợ tim đã được dùng từ lâu trong chuyên khoa tim mạch. Chúng có thể gây ảo giác, thay đổi sắc giác, gây mù thoáng qua và tăng nhận cảm ánh sáng. Nhóm Amidaron sau này còn gây một bệnh mới trong nhãn khoa đó là bệnh biểu mô giác mạc dạng xoáy. - Các thuốc thuộc nhóm này gây biến đổi hệ thống thông tin tại não bộ. Do vậy có bao nhiêu thuốc thuộc loại này thì cũng có bấy nhiêu tác dụng phụ lên quá trình thị giác. Phố biến nhất là prozac có thể gây giãn đồng tử, nhìn đôi, khô mắt. Ngoài ra là viêm mi, đục thể thủy tinh, glocom, sụp mi...Khi có những khó chịu trên thường bệnh nhân sẽ được kê đơn thuốc
  6. sang nhóm chống trầm cảm 3 vòng. Tuy nhiên chúng c ũng gây ra vài khó chịu như giãn đồng tử, nhìn đôi, khô mắt. - Các thuốc kháng histamin, thuốc gây chán ăn, thuốc tránh thai đều có thể gây ra chứng đồng tử không đều, khó nhìn gần do hạn chế độ qui tụ của nhãn cầu, khô mắt. Do vậy bạn hãy nói ngay với dược sĩ và bác sĩ của bạn về những khó chịu trên, hạn chế dùng kính tiếp xúc, thận trọng khi điều khiển phương tiện giao thông khi dùng những thuốc trên. Để khắc phục những tác hại do dùng thuốc nên: - Với tất cả những thuốc làm tăng nhận cảm ánh sáng, bệnh nhân cần trang bị thêm một đôi kính râm để ngăn cản hoàn toàn tia cực tím của ánh sáng mặt trời. - Nên dùng những sản phẩm chống oxi hóa như vitamin A, C, E, selen, alpha lipoic acid và lutein để làm giảm bớt tác hại của các thuốc dùng đường toàn thân. - Nên dùng thuốc đông y và dược thảo bởi chúng không có hoặc có rất ít tác dụng phụ.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2