intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Những loài vật có khả năng kháng độc

Chia sẻ: Nguyen Phuonganh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

89
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mỗi một loài động vật có mang độc tố đều có một kẻ báo ứng, đó là những loài được miễn dịch với nọc độc của chúng. Từ những loài cá hề đến loài rắn Mỹ không nọc độc, ễnh ương hay chồn mật, các loài vật này đã được thiên nhiên ban tặng món quà giúp chúng bảo toàn mạng sống.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Những loài vật có khả năng kháng độc

  1. Những loài vật có khả năng kháng độc Mỗi một loài động vật có mang độc tố đều có một kẻ báo ứng, đó là những loài được miễn dịch với nọc độc của chúng. Từ những loài cá hề đến loài rắn Mỹ không nọc độc, ễnh ương hay chồn mật, các loài vật này đã được thiên nhiên ban tặng món quà giúp chúng bảo toàn mạng sống. Một
  2. con mồi, nếu có các biện pháp đối phó với kẻ săn mồi, sẽ có thể thay đổi cán cân giữa sự sống và cái chết. 1. Sóc đất (Ground Squirrels) Nếu tự vệ bằng chân tay không thành, loài sóc đất này sẽ sử dụng hệ miễn dịch kháng độc của mình như một biện pháp cuối cùng để chống lại kẻ săn mồi đáng sợ - rắn
  3. chuông. Nọc độc rắn chuông là một vũ khí chết người, làm con mồi bị mất máu nghiêm trọng dẫn đến chết. 2. Rắn Mỹ không độc (King snake) Cuộc sống đối với loài rắn chuông có lẽ hơi khắc nghiệt. Trong lúc phải vất vả săn những con sóc không chết vì nọc độc của mình, chúng cũng phải luôn ngó chừng
  4. phía sau cảnh giác một “kẻ ám sát” hay lảng vảng ở những vùng đất hoang. Rắn Mỹ không có độc, nhưng chúng lại được miễn dịch với nọc độc rắn chuông và lại rất thích ăn rắn chuông. Vì không có nọc độc để hạ sát con mồi nên nó dùng cách bạo lực hơn: siết con mồi cho đến chết rồi nuốt nguyên con. 3. Cá hề (Clownfish)
  5. Cá hề thật ra không được miễn dịch với độc tố của các loại hải quỳ, nhưng chúng vẫn sống nhởn nhơ giữa hàng trăm xúc tu đầy nọc độc. Cả 28 loài cá hề đều có một lớp màng nhầy bao bọc cơ thể chúng, giúp ngăn chặn hải quỳ phóng ra những nang trâm độc. Các nhà khoa học vẫn chưa rõ cá hề lấy những chiếc “áo giáp” này ở đâu và bằng cách nào, hoặc là chúng tự
  6. sản xuất hoặc là chúng lấy từ hải quỳ khi cọ mình vào những chiếc xúc tu.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2