intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Những lợi ích của tennis đối với phụ nữ

Chia sẻ: Barbie Barbie | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

124
lượt xem
26
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ngày nay tennis không còn là môn độc quyền của giới mày râu ở Việt nam, mà ngày càng trở nên là môn chơi ưa thích và phổ biến của các chị em yêu thích thể thao. .Tennis là một môn vận động toàn thân và tiêu thụ nhiều năng lượng hơn cả chạy bộ, tập thể dục nhịp điệu và đạp xe đạp.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Những lợi ích của tennis đối với phụ nữ

  1. Những lợi ích của tennis đối với phụ nữ Ngày nay tennis không còn là môn độc quyền của giới mày râu ở Việt nam, mà ngày càng trở nên là môn chơi ưa thích và phổ biến của các chị em yêu thích thể thao.
  2. Tennis là một môn vận động toàn thân và tiêu thụ nhiều năng lượng hơn cả chạy bộ, tập thể dục nhịp điệu và đạp xe đạp. Theo nhiều nghiên cứu khoa học trên thế giới, nếu tập luyện đủ và đúng cách, tennis sẽ đem lại rất nhiều lợi ích cho người phụ nữ mà chúng ta có thể kể ra như sau: 1. Làm xương chắc khỏe hơn: tập đều đặn làm tăng mật độ xương, giảm nguy cơ loãng xương. Nếu bạn đã loãng xương, tập luyện tennis cũng sẽ giúp cơ thể giảm hiện tượng giòn và mất xương do tuổi tác. 2. Giúp kiểm soát lượng mỡ của cơ thể, giảm cân hiệu quả. Sau 20 tuổi, nếu không vận động thể lực, mỗi 10 năm phụ nữ chúng ta sẽ mất 2kg cơ bắp. Khi khối lượng cơ giảm, cơ thể sẽ đốt tạo năng lượng kém hiệu quả hơn và làm chúng ta tăng cân dù ăn rất ít. Mỡ tích tụ trong cơ thể sẽ làm xáo trộn cholesterol, làm tăng nguy cơ cao huyết áp, tiểu đường và bệnh lý tim mạch… 3. Giảm thiểu nguy cơ chấn thương do tuổi tác. Tập luyện tennis làm cơ bắp chắc khỏe hơn giúp bảo vệ các khớp xương, tăng khả năng giữ thăng bằng cơ thể, và duy trì độ dẻo dai lâu bền. Điều này giúp bạn ít bị té ngã và gãy xương khi bạn lớn tuổi. 4. Làm tăng sức chịu đựng và sức bền với những áp lực và căng thẳng về thể xác và tinh thần. 5. Làm bạn tăng cảm giác sảng khoái, lạc quan, yêu đời, giúp bạn tạo dựng cho mình một hình ảnh người phụ nữ tự tin, năng động. 6. Giúp bạn ngủ ngon hơn, và tránh xa những cơn mất ngủ do tuổi tác.
  3. Chứng đau mỏi cơ bắp do quá tải Vừa mới đây hàng loạt các tay vợt nổi tiếng như Rafael Nadal, Roger Federer…đã phải chấp nhận gác vợt thua cuộc sớm trong các giải Masters Series thuộc hệ thống ATP, với lý do mà theo Andy Roddick là: "Thậm chí hiện tại tôi còn nhấc tay không nổi chứ đừng nói là ra sân thi đấu. Lịch thi đấu cần phải điều chỉnh và cần thời gian để chúng tôi có thể hồi phục sức khỏe", hay theo tay vợt số 2 thế giới Rafael Nadal: "Lịch thi đấu thật ngu xuẩn, ba giải Masters Series trong vòng bốn tuần là quá nhiều. Người ta đang giết chết quần vợt..” Một trong những nguyên nhân chủ yếu thường gặp gây nên tình trạng trên, mà trong y học thể thao gọi là: “Chứng đau mỏi cơ bắp do quá tải” do rách các sợi cơ mức độ vi thể. Đây là tình trạng hay gặp ở người mới tập luyện hay vận động viên chuyên nghiệp, thường diễn ra vài giờ sau khi kết thúc quá trình tăng quá mức khối lượng hoặc thời gian vận động ( như tăng khối lượng và thời gian tập luyện quá mức,
  4. trận đấu kéo dài tổn hao nhiều sức lực, hoặc lịch thi đấu quá dày đặc…), bạn sẽ cảm thấy đau nhức cơ bắp toàn cơ thể, đặc biệt khi thực hiện các động tác co cơ lệch tâm như đi xuống cầu thang, chạy xuống dốc, hạ tạ, hít đất, ngồi xổm xuống…, và tình trạng đau nhức nhiều sẽ kéo dài 1-2 ngày, sau đó giảm dần những ngày sau đó. Phải phân biệt với tình trạng đau nhức cơ cấp tính do căng hoặc rách cơ: thường xảy ra trong khi tập luyện, thi đấu và kèm theo sưng hoặc bầm tím vùng chấn thương. Xử trí: 1. Nghỉ ngơi, tránh các động tác gây đau. 2. Thực hiện nhẹ nhàng các động tác kéo căng, và các bài tập làm tăng tuần hoàn cho cơ bắp(Yoga). 3. Xoa bóp nhẹ nhàng các cơ. 4. Dùng thuốc kháng viêm không chứa corticoid. 5. Nên đợi giảm đau hẳn, và nhớ khởi động kỹ trước khi vận động mạnh trở lại. 6. Nếu tình trạng đau nhức kéo dài quá 1 tuần, bạn phải nên đến khám bác sĩ chuyên khoa thể thao. Phòng tránh: 1. Làm nóng kỹ trước khi vận động, và làm nguội sau khi vận động đặc biệt với các bài tập kéo căng. 2. Tăng dần khối lượng và thời lượng tập luyện không quá 10 phần trăm mỗi tuần.
  5. 3. Tránh tăng đột ngột thời lượng và khối lượng các bài tập. 4. Tập luyện tăng dần sức mạnh, sức dẻo cơ bắp và sức bền trước những giải đấu. 5. Lịch thi đấu, nghỉ ngơi hợp lý.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1