intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Những lỗi thường gặp của người bệnh tiểu đường

Chia sẻ: Battu_1 Battu_1 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

93
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Người mắc bệnh tiểu đường có hạn chế là ít đi khám bác sỹ, 99% thời gian của họ là tự mình làm bác sỹ. Hậu quả là việc ăn uống, luyện tập ít mang lại tác dụng như mong muốn. Không hiểu bệnh tình .Chủ nhiệm trung tâm sức khỏe bệnh tiểu đường ĐH Khoa học và y tế Oregon (Mỹ), TS Andrew Oman cho biết: “Người bệnh tiểu đường thường ít đi khám bác sỹ. 99% thời gian của họ là tự mình làm bác sỹ”. Nếu không hiểu rõ về bệnh tình của mình, không hiểu rõ tình trạng...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Những lỗi thường gặp của người bệnh tiểu đường

  1. Những lỗi thường gặp của người bệnh tiểu đường Người mắc bệnh tiểu đường có hạn chế là ít đi khám bác sỹ, 99% thời gian của họ là tự mình làm bác sỹ. Hậu quả là việc ăn uống, luyện tập ít mang lại tác dụng như mong muốn. Không hiểu bệnh tình
  2. Chủ nhiệm trung tâm sức khỏe bệnh tiểu đường ĐH Khoa học và y tế Oregon (Mỹ), TS Andrew Oman cho biết: “Người bệnh tiểu đường thường ít đi khám bác sỹ. 99% thời gian của họ là tự mình làm bác sỹ”. Nếu không hiểu rõ về bệnh tình của mình, không hiểu rõ tình trạng sức khỏe của bản thân mình thì hiệu quả ăn uống, tập luyện và uống thuốc đều bị giảm đi rất nhiều. Quá nóng vội
  3. Các chuyên gia trường ĐH California- Mỹ chỉ ra rằng: Người bị tiểu đường tuýp 2 luôn xác định rằng mình sẽ “kháng chiến trường kỳ” với căn bệnh này. Rất nhiều người vội vàng, muốn nhanh chóng khỏi bệnh, trong một thời gian ngắn không thấy hiệu quả đã từ bỏ hoặc buông xuôi. Vì vậy, điều chỉnh thói quen sinh hoạt nên đưa ra một mục tiêu thiết thực, khả thi và thực hiện từ từ theo thứ tự từng bước, không nên quá vội vàng. Độc lập tác chiến Cuộc sống không phải chỉ là việc của một người, khống chế bệnh tiểu đường cũng như vậy. Người bị bệnh tiểu đường muốn kiểm soát được bệnh thì cần
  4. rất nhiều sự hỗ trợ từ người thân, bạn bè, đồng nghiệp vv. Những người đó có thể nhắc nhở bạn uống thuốc, cùng luyện tập, cổ vũ bạn sống lành mạnh. Áp lực quá lớn Tâm trạng buồn chán và áp lực quá lớn sẽ ảnh hưởng tới đường huyết. Người bị tiểu đường mà bị trầm cảm thì nguy hiểm gấp đôi so với người thường vì lúc này rất khó khống chế đường huyết. Tùy tiện uống thuốc Rất nhiều người bệnh cho rằng uống thuốc càng có hiệu quả chữa trị hơn là ăn uống. Thực tế, trong rất nhiều trường hợp người bị bệnh tiểu đường tuýp 2, kết hợp ăn uống điều độ và luyện tập hợp lý, không cần thuốc cũng có thể khống chế được bệnh tật. Người bệnh cũng thường mắc tật “uống theo cảm giác”, tự mình điều chỉnh liều lượng uống. Tùy tiện ăn uống Thay đổi kết cấu bữa ăn cũng cần phải tiến hành từ từ theo sự hấp thụ của cơ thể. Phương pháp tốt nhất là ghi nhật ký ăn uống hàng ngày. Dưới sự hướng dẫn của chuyên gia dinh dưỡng, ghi chép lại nhiệt lượng và thành phần đường trong thức ăn hàng ngày. Ngoài ra, một lỗi nữa là không ăn đúng giờ đúng bữa, đặc biệt là bỏ bữa sáng. Bữa no bữa đói sẽ làm cho đường huyết rối loạn, làm cho bệnh tình nặng thêm.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2