NHỮNG NÉT ĐẶC SẮC TRONG TẢN VĂN NGUYỄN NGỌC TƯ<br />
NGUYỄN THỊ QUỲNH NHƯ<br />
Trường THCS Hải Trường, Quảng Trị<br />
Tóm tắt: Song song với truyện ngắn, Nguyễn Ngọc Tư còn thể hiện bút lực<br />
ở tản văn. Với thể loại này, Nguyễn Ngọc Tư cũng khẳng định được phong<br />
cách riêng. Tản văn là thể loại văn học độc lập, gồm những sáng tác văn xuôi<br />
ngắn gọn, hàm súc bàn về các vấn đề xã hội và nhân sinh. Ở đó, chính kiến<br />
cũng như tình cảm của người cầm bút được bày tỏ một cách trực tiếp. Với<br />
kiểu tự sự này, tác giả vừa phản ánh hiện thực đa chiều, vừa có thể bày tỏ<br />
những suy ngẫm chiêm nghiệm, những vấn đề triết lí về lẽ đời, lẽ người. Với<br />
tản văn Nguyễn Ngọc Tư, người đọc hiểu thêm một cái tôi luôn băn khoăn,<br />
trăn trở, day dứt trước cuộc sống. Về phương thức biểu hiện, Nguyễn Ngọc<br />
Tư đã sử dụng một cách linh hoạt các thủ pháp đối lập, so sánh, liên tưởng<br />
cùng với sự kết hợp các loại hình âm nhạc, hội hoạ, điện ảnh, sân khấu... để<br />
tăng hiệu quả trong việc chuyển tải cảm xúc nhà văn.<br />
<br />
Là nhà văn thuộc thế hệ 7x, Nguyễn Ngọc Tư nhận được nhiều giải thưởng khi tuổi đời<br />
và tuổi nghề còn rất trẻ. Từ truyện ngắn đầu tay Ngọn đèn không tắt, đến Cánh đồng<br />
bất tận, và gần đây Gió lẻ, Nguyễn Ngọc Tư đã khẳng định phong cách riêng trong<br />
thành tựu đa dạng của văn xuôi đương đại.<br />
Song song với truyện ngắn, Nguyễn Ngọc Tư còn thành công ở tản văn- một thể loại dễ<br />
viết nhưng khó khẳng định cá tính sáng tạo. Với tản văn, Nguyễn Ngọc Tư đã ghi được<br />
dấu ấn của mình khi liên tiếp cho ra đời những áng văn đặc sắc: Ngày mai của những<br />
ngày mai (2007), Sống chậm thời @ (in chung với Lê Thiếu Nhơn - 2008), Tạp văn<br />
Nguyễn Ngọc Tư và Yêu người ngóng núi (2009).<br />
Tản văn là những sáng tác văn xuôi ngắn gọn, hàm súc bàn về các vấn đề xã hội và<br />
nhân sinh. Ở đó, chính kiến cũng như tình cảm của người cầm bút được bày tỏ một cách<br />
trực tiếp. Với kiểu tự sự này, tác giả vừa phản ánh hiện thực đa chiều, vừa có thể bày tỏ<br />
những suy ngẫm, chiêm nghiệm, những vấn đề triết lí về lẽ đời, lẽ người. Cũng với thể<br />
loại này “thông qua người và việc để bạn phô bày cảm hứng của bạn đối với trời, đất, vũ<br />
trụ, phô bày thể nghiệm của bạn đối với đời sống” [1, tr. 55]. Tản văn vừa tái hiện hiện<br />
thực vừa mang đậm dấu ấn chủ quan của chủ thể sáng tạo. Trong thành tựu lớn của tản<br />
văn đương đại, Nguyễn Ngọc Tư đã khẳng định được một phong cách riêng.<br />
1. Tản văn Nguyễn Ngọc Tư gây ấn tượng trước hết ở hệ thống nhan đề. Nhan đề tác<br />
phẩm văn học thường là một tín hiệu thẩm mỹ. Chất trữ tình của ngòi bút Nguyễn Ngọc<br />
Tư bộc lộ rõ ở bình diện thi pháp này. Cùng với lời đề từ, nhan đề tản văn của nhà văn<br />
nữ này mang đầy tâm trạng, nỗi niềm, đầy sức gợi. Đó là sự nhớ thương: Quán nhớ,<br />
Đôi bờ thương nhớ, Nỗi nhớ con người, Nhớ bèo mây, Mua vài đồng nhớ, Nhớ ơi<br />
nguội bớt cho nhờ với, Ngồi buồn nhớ ngoại ta xưa, Nhớ nguồn ...; nỗi ngậm ngùi:<br />
Ngậm ngùi Hưng Mỹ, Chờ đợi những mùa tôm; đôi khi đó là một phút tần ngần đầy<br />
Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Huế<br />
ISSN 1859-1612, Số 02(14)/2010: tr. 42-46<br />
<br />
NHỮNG NÉT ĐẶC SẮC TRONG TẢN VĂN NGUYỄN NGỌC TƯ<br />
<br />
43<br />
<br />
trăn trở: Ngơ ngác mùa dưa, Gió mùa thao thức, Tần ngần giữa chợ, Còn gì khi vẫy<br />
chào nhau?!, Công viên, chiều nghi ngại, Lựa chọn... Tản văn Nguyễn Ngọc Tư<br />
thường buồn, nỗi buồn đó thấm đẫm trên mỗi trang viết và được thể hiện rõ qua nhan<br />
đề: Sỏi đá buồn tênh, Buồn buồn nói chuyện... buồn chơi, Ngồi buồn nhớ ngoại ta<br />
xưa, Giữa đời phiền muộn...<br />
Với hệ thống nhan đề - tâm trạng ấy, người đọc có thể hiểu thêm một cái tôi Nguyễn<br />
Ngọc Tư luôn băn khoăn, trăn trở, day dứt trước cuộc sống. Cũng từ hệ thống nhan đề<br />
đó, đậm nhạt hiện lên những trang đời sinh động trong những trang viết vốn có dung<br />
lượng không lớn như tản văn.<br />
Đọc tản văn Nguyễn Ngọc Tư, ta bắt gặp một vùng sông nước mênh mông, một vùng<br />
đất kỳ lạ, đẹp và nghèo “vì sông nước chằng chịt, vì rừng rậm hoang sơ cản đường<br />
người ta đi tới” [5, tr. 19]. Ở đó “tuyệt nhiên không có núi cao, hồ thẳm, không hoa<br />
thơm cỏ lạ” [3, tr. 52] mà là “những cánh đồng, dòng kinh, lục bình trôi, cây ô môi bông<br />
đỏ, tiếng bìm bịp hui hút trong những bụi dừa nước ven sông, dơi bay chập choạng<br />
trong vườn làm mấy trái ổi chín rơi xuống đất...” [4, tr. 31]. Đặc biệt, ở vùng sông nước<br />
ấy, “con đường nào cũng có sông hoặc con kinh rượt đuổi, trông theo mình.” [3, tr. 53].<br />
Đến với tản văn Nguyễn Ngọc Tư là đến với những hương vị ngọt ngào, thân thuộc, rất<br />
dân dã, giản dị mang đặc trưng vùng miền. Từ “ăn cơm nguội với ghẹm muối”, “Món<br />
hàu tái chanh, cá thòi lòi kho dừa, vọp nướng” đến “cá lóc nướng rơm”, “ốc lác luộc với<br />
lá sả, lá ổi chấm cơm mẻ”, “hàu nướng, sò nướng chấm muối tiêu chanh” đều đi vào tản<br />
văn Nguyễn Ngọc Tư như là những món đặc sản của người đất Mũi.<br />
Ở tản văn, do đặc trưng thể loại, Nguyễn Ngọc Tư có thể kể chi tiết về những sinh hoạt<br />
văn hoá, về đời sống tâm linh cũng như sự gắn bó với xóm làng của những con người<br />
vùng sông nước Cà Mau. Đến với Đất Mũi mù xa ấy, ta gặp một chợ bên đường nơi<br />
“người mua không nặng nề mặc cả bon chen, người bán cũng chẳng đanh đá chua ngoa<br />
như kẻ chợ” [5, tr. 39]; một chợ nổi với “Hàng trăm chiếc ghe to, nhỏ khẳm lừ, đậu sát<br />
vào nhau thành một dãy dài, người bán, người mua trùng trình trên sóng nước” [5, tr.<br />
135]. Truyền thống uống nước nhớ nguồn cũng được những con người nơi đây nâng<br />
niu, trân trọng. “Trong lúc người ta cuống cuồng đi tìm cách giữ gìn bản sắc văn hoá thì<br />
cái bản sắc văn hoá uống nước nhớ nguồn lại được bà con giữ một cách hồn nhiên” [5,<br />
tr. 173].<br />
Tình cảm gia đình, láng giềng, bè bạn... trong tản văn của Nguyễn Ngọc Tư thật ngọt<br />
ngào, thân thiết. Đó là dì Hai với cái hiệu tạp hoá “cất dứa mé sông” để người đi đâu, về<br />
đâu biết đường mà tìm về quê. Đó còn là những người bạn từ thuở nhỏ như Nguyệt, như<br />
Bèo, như đám bạn mà có lần vì giành xoài chua tôi đã lấy cái bảng gõ lên đầu tụi nó,<br />
như thằng bạn mà tôi có lần cùng ra nghĩa địa ngủ để lấy kỉ niệm (Lời cho má, Láng<br />
giềng một thuở, Quán nhớ, Nguyệt - người bạn không biết viết văn, Một mái nhà,<br />
Chế tạo kỉ niệm...).<br />
Vốn lấy chất liệu từ hiện thực cuộc sống để phản ánh những vấn đề xã hội và nhân sinh,<br />
nên chất đời thường trong tản văn Nguyễn Ngọc Tư hiện lên một cách rõ nét, chân thực.<br />
<br />
44<br />
<br />
NGUYỄN THỊ QUỲNH NHƯ<br />
<br />
Chị viết nhiều về cuộc sống với cái nghèo của người nông dân, về số phận của những<br />
“nhân vật nhỏ bé” với cách nhìn đằm sâu, thân thiết và buồn. Họ là những người nhếch<br />
nhác bùn đất, thân phận của họ là thân phận của những con người nhỏ nhoi, thầm lặng.<br />
Những người nông dân ấy “có một trảng trời mênh mông mà cả đời chẳng mấy khi<br />
thảnh thơi ngước mặt ngó lên trời” [5, tr. 28], “đêm canh con nước khiêng máy tát ra tát<br />
vô, tờ mờ sáng ra đi đổ lú, rồi suốt ngày lụi hụi vớt rong, múc sình cải tạo ao đầm, trồng<br />
lúa” [5, tr. 29].<br />
Trong chính sách chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, với hy vọng thoát khỏi cái<br />
nghèo, cái khó, họ đã giã từ cây lúa để nuôi vịt, nuôi tôm. Nhưng rồi may mắn không<br />
đến với họ, dịch cúm gia cầm đến, “bão tôm” qua, vốn mất, nợ không trả được, người<br />
nông dân đành quay lại với chữ nghèo. “...Cảm giác cái nghèo giăng sẵn những cái bẫy<br />
mà bà con nông dân mình luẩn quẩn thế nào vẫn quay về ngay trân chỗ ấy” [5, tr. 50].<br />
Trong sự bề bộn của cuộc sống đời thường, Nguyễn Ngọc Tư vẫn dành nhiều trang viết<br />
cho sự hoài cảm quá khứ. Đó là nỗi nhớ về xóm cũ với từng cái cây, ngọn cỏ, con<br />
đường mà ở đó gắn liền với “cái tiệm tạp hoá bình dị, mộc mạc của người đàn bà goá<br />
chồng hiền hậu”[5, tr. 37] mà mọi người quen gọi là dì Hai; là nỗi nhớ về “cảm xúc<br />
ngọt lành thời thơ ấu chín muồi trong ký ức” [5, tr. 9]; nhớ về một bà già tốt bụng, một<br />
cái sân nhà gắn liền với tuổi thơ; có khi đó là nỗi nhớ một nhà thơ già mà tôi đã từng<br />
quen biết. Những mẩu tản văn hoài vãng của Nguyễn Ngọc Tư mang đậm cái nhìn và<br />
tâm trạng của tác giả. Vọng về quá khứ, Nguyễn Ngọc Tư đã bộc lộ những suy ngẫm về<br />
sự chảy trôi, biến động, về cái còn, cái mất và những giá trị trường tồn của cuộc sống<br />
con người.<br />
Tản văn Nguyễn Ngọc Tư cũng hướng về các hiện tượng xã hội nhức nhối, về những<br />
vấn đề thời cuộc nóng bỏng tính thời sự. Đó là người nông dân với sự thay đổi hướng<br />
làm ăn, xoá đói giảm nghèo, hoạch định kinh tế cho vùng sông nước phía Nam Tổ<br />
Quốc, bỏ đìa để nuôi tôm, tăng vụ trồng cây ăn quả, dẫn nước mặn về đồng; về làn sóng<br />
di dân ào ạt, “cái không cần thay đổi thì đã thay, cái cần đổi thì chưa đổi bao giờ” [5, tr.<br />
17]; về sự quan liêu của các cơ quan công quyền; về hiện tượng báo chí đưa tin thiếu<br />
khách quan; về những nhốn nháo trước sự thay đổi của nền kinh tế thị trường (Đất Mũi<br />
mù xa, Người mỏi chân chưa Làm cho biết, Tản mạn quanh... cái cổng, Kính thưa<br />
anh nhà báo, Tần ngần giữa chợ, Cửa sau, Bùa yêu và con nhỏ thất tình, Người đi<br />
ngang cửa ...).<br />
2. Cảm hứng chủ đạo trong tản văn Nguyễn Ngọc Tư là cảm hứng ngợi ca. Nhà văn ca<br />
ngợi cảnh đẹp thiên nhiên của một vùng đất Nam Bộ mặc dù nghèo nhưng rất đẹp. Ở<br />
đó, gắn liền với những món ăn đặc trưng của một vùng sông nước như ghẹm muối, cá<br />
lóc nướng trui và những đặc sản: dừa nước, cua gạch son, tôm bạc, tôm càng, cá dừa...<br />
Hình ảnh con người trong tản văn Nguyễn Ngọc Tư nghèo, nhỏ nhoi, vất vả nhưng mộc<br />
mạc và thấm đẫm tình người. Những nét văn hoá truyền thống như chợ nhóm bên<br />
đường, chợ họp trên sông, chợ của những người dân nghèo “hiền lành, lam lũ” nhưng<br />
“mang một cái hồn sâu, mênh mông”, truyền thống uống nước nhớ nguồn của những<br />
người con Cà Mau cũng được chị rất nâng niu, trân trọng (Chợ nhóm bên đường, Chút<br />
<br />
NHỮNG NÉT ĐẶC SẮC TRONG TẢN VĂN NGUYỄN NGỌC TƯ<br />
<br />
45<br />
<br />
tình sông nước, Chợ của má, Nhớ nguồn). Đứng trước những vấn đề thời cuộc như<br />
thói quan liêu, trịch thượng, sự lãng quên, vô tâm của người đời, Nguyễn Ngọc Tư chỉ<br />
giận hờn mà không oán trách, nhắc nhở mà không phê phán (Lời nhắn, Làm cho biết,<br />
Nụ cười kỳ tích, Người mỏi chân chưa ...)<br />
Có thể thấy rõ, cái tôi Nguyễn Ngọc Tư trong tản văn là cái tôi cảm thương. Chị cảm<br />
thương cho những phận nghèo, cho những kiếp người bất hạnh, cho cả “cái không cần<br />
thay đổi đã đổi thay, còn cái cần thay đổi thì chưa đổi bao giờ” nên sáng tác của Nguyễn<br />
Ngọc Tư luôn là những trăn trở, suy tư, chia sẻ, giãi bày thấm đẫm tình người.<br />
3. Trong quá trình lựa chọn phương thức biểu hiện, Nguyễn Ngọc Tư đã sử dụng một<br />
cách linh hoạt các thủ pháp liên tưởng, đối lập cùng với sự kết hợp các loại hình âm<br />
nhạc, hội hoạ, điện ảnh, sân khấu... để tăng hiệu quả trong việc chuyển tải ý đồ nghệ<br />
thuật của nhà văn.<br />
Tản văn Nguyễn Ngọc Tư giàu tính liên tưởng. Quan hệ liên tưởng trong sáng tác<br />
Nguyễn Ngọc Tư thường được xác lập trong nhiều mối quan hệ khác nhau. Từ một cơn<br />
gió chướng, Nguyễn Ngọc Tư có thể liên tưởng tới thời gian (sắp hết năm, sắp già đi<br />
một tuổi), tới những trang viết (tác phẩm nào tôi cũng cho gió lúc thấp thoáng, lúc ròng<br />
ròng chảy qua), tới nỗi nhớ quê nhà (những hình ảnh quen thuộc hàng hàng lũ lượt hiện<br />
ra) (Trở gió). Tấm “bùa yêu” khiến chị “giật mình” nghĩ ngay đến “Những chức tước,<br />
bổng lộc... mà người ta đang chạy rần rần để tranh giành, chiếm đoạt” [5, tr. 140]. Nhìn<br />
mảnh trăng đầu mùa “khuyết còng, mỏng tang”, những kiếp người mà tạo hoá đã không<br />
ban cho hai từ “lành lặn” đã đến trong sự liên tưởng của Nguyễn Ngọc Tư (Vài ba trăng<br />
khuyết). Và từ một cái cửa sau nhà mình, nơi gắn liền với hình ảnh của những người<br />
thân, Nguyễn Ngọc Tư cũng liên tưởng tới một “cửa sau” với những khuất tất trong xã<br />
hội. Ở đó, có “một đám người chen nhau đứng đằng sau cánh cửa, quà trên tay chất<br />
vượt mặt, gõ cửa bằng chân” [5, tr. 98].<br />
Cũng trong Cửa sau, Nguyễn Ngọc Tư đã đối lập giữa một cửa sau đẹp đẽ thân thương,<br />
ở đó có chị gái ngồi giặt áo, ba dội nước tắm từ cái lu nước nhỏ bên cửa, bà nội ngồi<br />
trên cái đôn cửa nhìn khắc khoải ra phía mộ ông, mộ các chú, má ngồi nhặt rau, bó<br />
rau..., với cái “cửa sau” vô hình của những trò gian dối, xấu xa trong xã hội “làm nhà<br />
nước thất thoát hàng tỉ tỉ đồng, mồ hôi nhân dân đổ xuống nhiều hơn... cửa sau làm<br />
người ta không trọng nhau, không thương nhau, không tin nhau” [5, tr 98]. Ở Nhớ ơi<br />
nguội bớt cho nhờ với ... là sự đối lập giữa một quá khứ rất ngọt ngào, đầm ấm cùng<br />
anh chồng “mủ mỉ ít nói hay cười yêu chiều vợ con” với thực tại xám ngoét của một<br />
người đàn bà bị chồng phụ rẫy khi một ngày nọ “cơn lốc mang tên Bội Bạc cuốn anh ta<br />
đi mất” [6, tr. 142]...<br />
Tản văn Nguyễn Ngọc Tư cũng mang đậm chất điện ảnh. Bến cũ, Chút tình sông nước,<br />
Bên sông... là những gam màu thật tươi, những cận cảnh bất ngờ, nhiều chi tiết làm<br />
người đọc thẫn thờ trong cái nhìn của một nhà điện ảnh. Bên cạnh đó, nhiều sáng tác<br />
của chị nghe như một bản nhạc, như một bài vọng cổ cất lên rồi kết thúc nó bằng một<br />
nốt trầm, một sự lửng lơ.<br />
<br />
46<br />
<br />
NGUYỄN THỊ QUỲNH NHƯ<br />
<br />
4. Trong đời sống văn học hôm nay, cùng với sự sôi động của đời sống báo chí, khi độc<br />
giả có xu hướng đọc nhanh, đọc nhiều thì tản văn được chú ý là điều tất nhiên. Với<br />
Nguyễn Ngọc Tư, đây là một địa hạt khác trên con đường văn chương của chị. Không<br />
ồn ào, phô trương, không màu mè, tô vẽ, tản văn Nguyễn Ngọc Tư đã đi vào lòng người<br />
đọc bằng tất cả sự nhẹ nhàng, tinh tế, bằng chất “quặng” của một tâm hồn nhân hậu, ấm<br />
áp và thấm đẫm tình người.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
[1]<br />
[2]<br />
[3]<br />
[4]<br />
[5]<br />
[6]<br />
<br />
Lê Trà My (2006). Tản văn, một thể loại của văn xuôi hiện đại. Nghiên cứu văn học<br />
(3).<br />
Hoàng Ngọc Hiến (1998). Năm bài giảng về thể loại. NXB Giáo dục, Hà Nội.<br />
Nguyễn Ngọc Tư (2007). Ngày mai của những ngày mai. NXB Phụ nữ.<br />
Nguyễn Ngọc Tư (2008). Sống chậm thời @ (in chung với Lê Thiếu Nhơn). NXB<br />
Phụ nữ.<br />
Nguyễn Ngọc Tư (2009). Tạp văn Nguyễn Ngọc Tư. NXB Trẻ.<br />
Nguyễn Ngọc Tư (2009). Yêu người ngóng núi. NXB Trẻ.<br />
<br />
Title: EXCELLENT FEATURES IN LITERATURE DISSIPATION OF NGUYEN NGOC TU<br />
Abstract: Along with short stories, Nguyen Ngoc Tu also expressed in power dissipation text<br />
editor. With this category, Nguyen Ngoc Tu was also confirmed that style. Hiking is an<br />
independent literary genre, including prose writings brief, implicitly discuss social issues and<br />
human beings. There, political as well as feelings of writers to express directly. With this type<br />
of order, reflecting the author has implemented multi-dimensional, while they can show up<br />
experimental meditations, philosophical issues of life perhaps, perhaps people. With Nguyen<br />
Ngoc Tu, who added a reading I always wondered, thinking, first tormented life. On the mode<br />
of expression, Nguyen Ngoc Tu was using a flexible method of player opposition, comparison,<br />
association with a combination of different types of music, painting, cinema, and theater ...<br />
order to increase efficiency in the transfer of emotional writer.<br />
<br />
NGUYỄN THỊ QUỲNH NHƯ<br />
Trường THCS Hải Trường - Hải Lăng - Quảng Trị.<br />
ĐT: 0905.193441. Email: quynhnhuhl@gmail.com.<br />
<br />