intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hình ảnh “đôi mắt” trong tục ngữ, thành ngữ Hàn Quốc

Chia sẻ: Phạm Đức Linh003 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

462
lượt xem
47
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hai nền văn hóa Việt – Hàn đều rất đặc thù và phong phú, song cả hai đều có những nét tương đồng nhau. ngay cả thói quen sử dụng thành ngữ, tục ngữ của người dân hàn quốc đã thể hiện cách sống giàu tình cảm, ý nhị, sâu sắc không kém gì người Việt Nam. Bởi lẽ, tục ngữ, thành ngữ hàn là một phần thiết yếu làm nên bản sắc văn hóa của quốc gia này. Nó đã xuất hiện từ ngàn xưa và được dân truyền miệng đến tận ngày nay. Để hiểu hơn về tục ngữ và thành ngữ của Hàn Quốc mời các bạn cùng tham khảo bài viết này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hình ảnh “đôi mắt” trong tục ngữ, thành ngữ Hàn Quốc

  1. Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 7 Đại học Đà Nẵng năm 2010 HÌNH ẢNH “ ĐÔI MẮT” TRONG TỤC NGỮ, THÀNH NGỮ HÀN QUỐC THE PROVERBS AND IDIOMS CONNECTED WITH THE IMAGE OF EYES SVTH: Phan Hoàng My Thương Lớp 07CNH01, khoa Nhật- Hàn- Thái, trường Đại học Ngoại ngữ GVHD: Choi Ji Hyun Khoa Nhật- H àn- Thái, trường Đại học Ngoại ngữ TÓM TẮT , tôi đ . ABSTRACT My love for Korean proverbs and idioms comes as naturally and accidentally as I chose to learn Korean. Above all, because both Vietnam and Korean a rich in identity, I want to understand more about Korean proverbs and idioms to discern the similarities and differences in terms of traditional literature between the two countries. However, to study the treasury of proverbs and idioms as its deep level is difficult to a third year student. Therfore, The Proverbs And Idioms Connected With The Image Of Eyes is chosen as my research topic. Because they are regarded as the window of the soul, helping us observe, access and express our points of view. Indeed, they are small yet absolutely important. 1. Mở đầu Ngoại ngữ nói chung, tiếng Hàn nói riêng đang ngày càng trở thành công cụ giao tiếp phổ biến ở Việt Nam. Nhu cầu nghiên cứu, học tập, tìm hiểu văn hóa Hàn của sinh viên trong nước nói chung và sinh viên các khối khoa học xã hội và nhân văn nói riên g đang ngày càng tăng. Ngôn ngữ là cầu nối giữa người học với văn hóa và ngược lại văn hóa tác động đến quá trình hình thành và phát triển của ngôn ngữ. Hai nền văn hóa Việt – Hàn đều rất đặc thù và phong phú, song cả hai đều có những nét tương đồng nhau. Ngay cả thói quen sử dụng thành ngữ, tục ngữ của người dân Hàn Quốc đã thể hiện cách sống giàu tình cảm, ý nhị, sâu sắc không kém gì người Việt Nam. Bởi lẽ, tục ngữ, thành ngữ Hàn là một phần thiết yếu làm nên bản sắc văn hóa của quốc gia này. Nó đã xuất hiện từ ngàn xưa và được dân truyền miệng đến tận ngày nay. Thông qua những bộ phận trên cơ thể con người mà nhiều câu tục ngữ, thành ngữ đã ra đời. Trong số đó phải người kể đến “ đôi mắt” - đối tượng được đề cập khá nhiều trong tục ngữ, thành ngữ Hàn Quốc. “ Đôi mắt” không chỉ mang giá trị thẩm mĩ bên ngoài mà còn chứa đựng bên trong biết bao tâm tư, suy nghĩ và tình cảm của người dân xứ sở Kim Chi. Tục ngữ, thành ngữ Hàn là một trong những mảng quan trọng của văn hóa Hàn 415
  2. Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 7 Đại học Đà Nẵng năm 2010 Quốc song nhìn chung vẫn còn khá mới mẻ với sinh viên học tập và nghiên cứu ngôn ngữ này ở nước ta. Vậy làm thế nào để có cách tiếp cận tốt nhất, hiệu quả nhất tục ngữ, thành ngữ Hàn với hình ảnh “ đôi mắt” ? Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn trên, cá nhân nhận thấy việc nghiên cứu hình ảnh “ đôi mắt” trong tục ngữ, thành ngữ Hàn Quốc là một việc làm hết sức cần thiết và ý nghĩa trong giai đoạn hiện nay. 2. Nội dung 2.1. Phân loại hoàn cảnh, cách thức sử dụng và hàm ý ẩn sau những câu tục ngữ, thành ngữ gắn với hình ảnh “ đôi mắt” Có thể nói, cảm xúc của cá nhân được thể hiện qua ánh mắt. Chẳng hạn khi nói đến sự giận dữ, người Hàn đã đặt đôi mắt song hành với một số hình ảnh tiêu biểu sau: 1. 눈에 쌍심지 오른다 ( Hai sợi bấc mọc trên mắt) 2. 눈을 곤두세우다 ( Vì giận dữ mà trong mắt như có thuốc độc) 3. 눈살이 꼿꼿하다 ( Quá nổi giận nên khoảng giữa hai lông mày cũng nảy lên) 4. 눈에 쌍심지를 켜다 ( Giận mà mắt nổi lửa) 5. 눈에 천불이 나다 ( Giận đến mức phát ra sức nóng) Các hình ảnh “ sợi bấc, thuốc độc, khoảng giữa hai lông mày, lửa, sức nóng” đã diễn tả sự giận dữ theo nhiều mức độ khác nhau, rất phù hợp với tính cách của con người. Điều này cũng tương tự như các câu tục ngữ, thành ngữ Việt: “ Mắt nảy lửa” , “ Nổi cơn tam bành” , “ Đỏ như mắt cá chày” , “ Giận nổ đom đóm” … 2.2. Đối chiếu, so sánh với hình ảnh “ đôi mắt” trong tục ngữ, thành ngữ Việt Nam về mặt lý thuyết. Ảnh hưởng của việc sử dụng tục ngữ, thành ngữ gắn với hình ảnh “ đôi mắt” trong sinh hoạt, trong đời sống của người dân Hàn Quốc 2.2.1. Đối chiếu, so sánh So với tục ngữ, thành ngữ Hàn thì tục ngữ, thành ngữ Việt gắn liền với hình ảnh “ đôi mắt” chỉ chiếm một lượng khá khiêm tốn - khoảng vài chục câu trở lại. Ngoài sự chênh lệch này, thì điều dễ nhận thấy đâu là tục ngữ, thành ngữ gắn với “ đôi mắt” trong tiếng Hàn lại biểu hiện rõ rệt hơn thông qua trật tự từ trong câu so với tiếng Việt. Thường thì, từ “ 눈” ( mắt) đứng ở đầu ở mỗi câu tục ngữ, thành ngữ Hàn như một vị trí cố định. Trong khi đó, tục ngữ, thành ngữ Việt lại có sự đa dạng hơn. Từ “ mắt” có thể đứng ở đầu câu như: “ Mắt mũi thớ mớ” ( Thành ngữ) “ Mắt nảy lửa” ( Thành ngữ) Hoặc giữa câu: “ Giàu hai con mắt, khó hai bàn tay” ( Tục ngữ) “ Liếc mắt đưa tình” ( Thành ngữ) 416
  3. Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 7 Đại học Đà Nẵng năm 2010 Hay nằm ở cuối câu: “ Khóc hết nước mắt” ( Thành ngữ) “Đổ mồ hôi sôi nước mắt” ( Tục ngữ) Cho nên việc giải thích nghĩa của các câu tục ngữ, thành ngữ Việt Nam cũng có phần khó khăn hơn. Hơn thế nữa, nếu tục ngữ, thành ngữ Hàn được phân định khá rạch ròi thì tục ngữ, thành ngữ Việt đôi khi vẫn còn có sự lẫn lộn. Có một số câu liên quan đến hình ảnh “ đôi mắt” mà đến nay có ý kiến cho rằng đó là tục ngữ nhưng cũng có người nói đó là thành ngữ như: “ Ăn của rừng rưng rưng nước mắt” “ Nhắm mắt làm ngơ” Tuy tục ngữ, thành ngữ Việt chỉ chiếm một số lượng nhỏ trong kho tàng văn học dân gian và số dị bản cũng ít hơn so với tục ngữ, thành ngữ Hàn Quốc nhưng thật tình cờ, giữa chúng lại có một số câu giống nhau như: 1. Nhắm mắt xuôi tay ( Thành ngữ) – 눈 감다 2. Chết không nhắm mắt ( Thành ngữ) – 눈 뜨고 절명하다 3. Có mắt nhưng mù ( Tục ngữ) – 눈 뜬장님 Câu thứ nhất được dịch là “ Nhắm mắt” , câu thứ hai là “ Mở mắt và tuyệt mệnh” , “ Người mù mở mắt” nên nhìn chung cũng không khác gì nhiều so với trong tiếng Việt. Điều này cho thấy sự tinh tế, nhạy bén trong lời ăn tiếng nói của người dân hai nước. Có lẽ, nét văn hóa Á Đông sâu lắng, nhẹ nhàng đã đi vào đời sống sinh hoạt của họ. Kéo theo đó, việc sáng tạo nên tục ngữ, thành ngữ cũng bị ảnh hưởng theo. Thông qua tục ngữ, thành ngữ họ đã bộc lộ tâm tư, tình cảm một cách kín đáo, sâu sắc nhưng vẫn thể hiện được những gì cần nói một cách khá đầy đủ. Một điều khá thú vị nữa là hình ảnh “ đôi mắt” của thế giới động vật cũng được đem vào tục ngữ, thành ngữ Hàn Quốc. Có thể đó là một đôi mắt của con mèo mù, gà, chó hay của một con bò. Những con vật này đã được tác giả dân gian nhân cách hóa đến mức chỉ cần đọc những câu thành ngữ, tục ngữ đó lên là có thể hiểu được chúng đang nói về con người. Sự gần gũi này dường như đã bắt nguồn từ xa xưa. Đó là những vật nuôi thân thuộc với cuộc sống người nông dân, chúng bầu bạn với họ từ sáng đến tối, hết năm nà y qua năm nọ, được xem như những thành viên không thể thiếu trong mỗi gia đình. Tuy không nói được tiếng người nhưng thông qua “ ánh mắt” , chúng đã thể hiện khả năng cảm nhận tâm tình của chủ, mừng rỡ khi chủ vui và ủ dột khi chủ buồn. Cho nên, người Hàn đã mượn hình ảnh “ đôi mắt” của một số vật nuôi để sáng tác nên tục ngữ, thành ngữ: 1. “ 눈 먼 고양이 갈밭 매듯” ( Mèo mù bị cột trong bãi sậy) 2. “ 눈 먼 개 젓 탐하다” ( Chó mù thì tham vú mẹ) 3. “ 눈 큰 황소 발큰 도둑놈” ( Mắt bò vàng to, mắt tên trộm cũng to) Trong khi đó, hình ảnh “ đôi mắt” của động vật lại xuất hiện khá ít trong tục ngữ, 417
  4. Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 7 Đại học Đà Nẵng năm 2010 thành ngữ tiếng Việt: “ Nước mắt cá sấu” ( Tục ngữ) “Đỏ như mắt cá chày” ( Thành ngữ) Câu thứ nhất dùng để nói đến những người có tâm địa không tốt nhưng lại ngụy trang bằng những giọt nước mắt giả dối. Câu thứ hai lại mượn màu đỏ của đôi mắt cá chày để diễn tả ánh mắt giận dữ tột độ khi con người không thể kiềm chế được bản thân. Đều thuộc họ nhà cá nhưng cá sấu được xem là loài “ máu lạnh” , bởi khi đói chúng có thể ăn luôn cả con ruột mình; còn mắt cá chày thì bao giờ cũng có màu đỏ, khác biệt hoàn toàn với màu mắt của các loại cá khác. Tuy cá sấu và cá chày không phải là vật nuôi, không gần gũi với nhà nông như chó, mèo, lợn, gà nhưng người Việt đã biết vận dụng những đặc tính của chúng để tạo nên những câu tục ngữ, thành ngữ một cách linh hoạt và tự nhiên không kém gì người Hàn. Tuy nhiên, người Việt lại đưa trực tiếp hình ảnh “ đôi mắt” của con người vào tục ngữ, thành ngữ nhiều hơn trong t ục ngữ, thành ngữ Hàn Quốc: “ Múa rìu qua mắt thợ” ( Thành ngữ) “ Chướng tai gai mắt” ( Thành ngữ) “ Con mắt to hơn cái đầu” ( Thành ngữ) Câu đầu tiên mượn “ đôi mắt thợ” để nói đến những người không biết, không lành nghề nhưng lại thể hiện trước mặt người khác ta đây là giỏi giang, là thành thạo. Câu tiếp theo mang hàm ý chỉ những chuyện sai trái, bất bình, không thể chấp nhận được. Câu sau cùng đề cập đến những ai không có khả năng ước lượng và chỉ nhìn nhận sự vật chỉ đơn thuần bằng cặp mắt chứ không phải thông qua óc phán đoán và sự tư duy. Trên đây, chỉ là vài điểm tương đồng và khác biệt giữa tục ngữ, thành ngữ gắn liền với hình ảnh “ đôi mắt” của hai nước Việt Nam và Hàn Quốc nhưng cá nhân hi vọng sẽ cung cấp được một số tư liệu cho những ai quan tâm, tìm hiểu, nghiên cứu về văn hóa Hàn nói chung và mảng đề tài này nói riêng. 2.2.2. Ảnh hưởng Người Hàn từ thuở mới sinh ra đã được tiếp xúc với thứ ngôn ngữ mà họ đang dùng, với kho tàng tục ngữ, thành ngữ qua nếp sống sinh hoạt của những người xung quanh. Tục ngữ, thành ngữ Hàn Quốc gắn liền với hình ảnh “ đôi mắt” dường như đã bắt rễ và ăn sâu vào suy nghĩ cũng như lời ăn tiếng nói của họ. Trong khi những người nước ngoài không thể phân biệt được đâu là tục ngữ, thành ngữ thì người Hàn lại làm được điều đó. Đây là một quy tắc mang tính tất yếu. Nếu anh được sinh ra, lớn lên ở một nơi nào đó thì như một lẽ đương nhiên, anh không chỉ nói được ngôn ngữ của vùng, miền, quốc gia đó mà còn được hấp thụ những giá trị văn hóa, xã hội, nghệ thuật… nữa. Thế nên, việc người Hàn hiểu và cảm nhận được những thành quả của văn học dân gian do ông cha để lại cũng trở nên dễ dàng hơn. Thói quen sử dụng tục ngữ, thành ngữ của người dân xứ sở Kim Chi có lẽ đã xuất hiện từ ngàn xưa. Thay vì nói một hay nhiều câu trong hội thoại thì người Hàn chỉ cần diễn tả bằng một câu tục ngữ, thành ngữ là đủ rồi. Và tục ngữ, thành ngữ gắn liền với hình ảnh “ 418
  5. Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 7 Đại học Đà Nẵng năm 2010 đôi mắt” cũng không phải là ngoại lệ. Chúng ngắn gọn, xuôi tai, dễ đọc, dễ thuộc lòng nên được người dân Hàn Quốc dùng khá phổ biến trong đời sống thường ngày. 2.3. Những khó khăn của người Việt trong việc cảm thụ và sử dụng tục ngữ, thành ngữ Hàn gắn với hình ảnh “đôi mắt” . Giải pháp khắc phục những khó khăn đó 2.3.1. Khó khăn Trước hết, chúng ta sống ở một đất nước khác, được hấp thụ và giáo dục trong chiếc nôi của nền văn hóa Việt đã tồn tại hơn bốn nghìn năm qua. Không chỉ tiếng nói mà phong tục, tập quán, lối sống, tính cách của người Việt Nam cũng có nhiều điểm khác biệt so với Hàn Quốc. Hơn nữa, khoảng cách địa lí cũng làm cho người Việt khó có điều kiện tiếp xúc, gặp gỡ người Hàn Quốc hơn so với các nước lân cận như Campuchia, Lào, Trung Quốc… Không chỉ thế, sự giao lưu, hợp tác giữa hai nền văn hóa Việt- Hàn cũng diễn ra khá muộn nên có không ít sự bỡ ngỡ, mới lạ. Tất cả đã phần nào tác động không nhỏ đến việc hiểu và cảm thụ tục ngữ, thành ngữ Hàn Quốc của người Việt trong thời gian qua. Trong số đó có tục ngữ, thành ngữ Hàn Quốc gắn liền với hình ảnh “ đôi mắt” . Chúng ta không phải là người bản xứ và tiếng Hàn cũng không là tiếng mẹ đẻ nên việc hiểu đúng tục ngữ, thành ngữ Hàn Quốc gắn liền với hình ảnh “ đôi mắt” gặp không ít khó khăn. Đây là trường hợp khá phổ biến đối với người ngoại quốc nói chung. Khi bắt gặp một câu tục ngữ, thành ngữ có liên quan đến “ đôi mắt” , nếu người Việt không có bất kì nguồn tài liệu tham khảo nào thì khó có thể hình dung ra ý nghĩa của câu đó là gì, nó được dùng trong hoàn cảnh nào… Nhiều lúc, tra xong từ vựng của các câu tục ngữ, thành ngữ Hàn Quốc gắn với hình ảnh “ đôi mắt” , chúng ta thậm chí không thể hiểu được nghĩa đen của câu đó. Chẳng hạn như câu: “눈썹 싸움을 한다” ( 눈썹: lông mày; 싸움을 하다: đánh lộn) thể hiện sự chịu đựng cơn buồn ngủ đang kéo đến là một ví dụ điển hình. 2.3.2. Giải pháp Chúng ta nên đưa thêm phần tục ngữ, thành ngữ Hàn Quốc vào bên cạnh những giáo trình chính được dạy ở các trường một cách phù hợp, thì không chỉ làm phong phú thêm sự hiểu biết về văn hóa mà còn đáp ứng được một phần nào đó nhu cầu nghiên cứu, học tập của sinh viên Việt Nam đang theo học thứ tiếng này. Nếu như có thể, chúng ta nên kêu gọi sự giúp đỡ của các thầy, cô giáo là người Hàn trong việc phân tích, giải thích ý nghĩa cũng như nguồn gốc, xuất xứ, cách dùng của các một số câu tục ngữ, thành ngữ thông dụng nhất. Có thể cho sinh viên tập kịch theo nhóm hoặc đưa ra những câu chuyện tình huống có trong thực tế rồi lồng ghép các câu thành ngữ, tục ngữ phù hợp vào. Với cách dạy và học như vậy, vốn hiểu biết về văn học dân gian sẽ được nâng lên và in sâu vào trong tâm trí của sinh viên đang theo học ngôn ngữ này ở nước ta. Sinh viên đang theo học ngôn ngữ này trong nước nên quan tâm nhiều hơn đến nền văn học dân gian Hàn Quốc nói chung và thành ngữ, tục ngữ nói riêng. Vậy quan tâm bằng cách nào? Các sinh viên yêu thích lĩnh vực này có thể tự lập ra các nhóm theo quy mô lớp, khoa, hoặc giữa sinh viên các trường đang theo học tiếng Hàn Quốc trong nước. Thông qua các buổi thảo luận, trao đổi, thuyết trình hay giao lưu trực tuyến, chia sẻ ý kiến, quan điểm qua mạng, qua blog…các nhóm có thể bổ sung kiến thức cho nhau và làm giàu được 419
  6. Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 7 Đại học Đà Nẵng năm 2010 vốn thành ngữ, tục ngữ Hàn Quốc. Chúng ta cứ thử sử dụng tục ngữ, thành ngữ trong những tình huống có thể để mang đến sự tự nhiên trong khi trò chuyện, giao tiếp với người Hàn. Dù mới đầu thì khó khăn, đôi lúc vận dụng không đúng với hoàn cảnh nhưng dần dà rồi sẽ quen. Nếu được người Hàn sửa giúp những lỗi sai đó thì về sau chắc chắn chúng ta sẽ nhớ được cách dùng. 3. Kết luận Nhìn chung, chỉ với một đôi mắt trên cơ thể người nhưng người Hàn đã sáng tạo ra khá nhiều câu tục ngữ, thành ngữ rất giá trị. Mỗi câu là một tinh hoa, một vốn quý, một hoàn cảnh, một cách thức và hoàn cảnh sử dụng cũng như ý nghĩa khác nhau. Tuy có sự phong phú, đa dạng kể trên nhưng không thể phủ nhận rằng tục ngữ, thành ngữ Hàn gắn liền với hình ảnh “đôi mắt” đã phần nào phản ánh được nhiều khía cạnh của cuộc sống, đem đến cho người đọc, người nghe một thế giới tâm tư, tình cảm sâu lắng, đặc trưng của người dân “ xứ sở Kim Chi” . Thêm nữa, hình ảnh “ đôi mắt” gắn liền với tục ngữ, thành ngữ Hàn Quốc còn góp phần không nhỏ vào việc làm nên bản sắc văn hóa độc đáo của quốc gia này. Tuy đôi mắt chiếm một số lượng ít hơn so với các bộ phận khác trên cơ thể người ( tai , tay, chân, miệng…) nhưng đã phản ánh được đời sống tinh thần phong phú của người dân Hàn Quốc. Thông qua đề tài nhỏ này, cá nhân hi vọng sẽ đem đến những cái nhìn mới mẻ cũng như cung cấp một số nguồn tư liệu cho những ai quan tâm đến tục ngữ, thành ngữ Hàn Quốc nói chung và tục ngữ, thành ngữ gắn liền với hình ảnh “ đôi mắt” nói riêng. Trong quá trình thực hiện, cá nhân đã gặp không ít những khó khăn trong việc tìm và phân tích, xử lý tài liệu. Nhưng nhờ sự giúp đỡ, hỗ trợ từ phía thầy cô, gia đình và bạn bè nên cá nhân đã có thể hoàn thành được đề tài đúng với thời gian dự kiến. Qua đây, cá nhân muốn cảm ơn cô Kim Hye Yeon, thầy giáo Lê Đức Luận và gửi lòng tri ân cách đặc biệt đến cô giáo Choi Ji Hyun là người đã tận tâm, nhiệt tình hướng dẫn trong s uốt thời gian qua. Và nếu như không có sự hỗ trợ của các thầy cô khoa tiếng Hàn, các thầy trong ban tổ chức hội thi sinh viên nghiên cứu khoa học Đại học ngoại ngữ, đại học Đà Nẵng thì chưa chắc đề tài đã được diễn ra suôn sẻ như hôm nay. Song, đề tài nghiên cứu hình ảnh “ đôi mắt” gắn liền với tục ngữ, thành ngữ Hàn Quốc chỉ được tiến hành với tư cách cá nhân, dưới góc nhìn của một sinh viên Việt Nam đang theo học tiếng Hàn nên chắc chắn không tránh khỏi những sai lầm, thiếu sót. Vì vậy, rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các cá nhân, tổ chức quan tâm đến đề tài này. Hi vọng trong tương lai, sẽ có thêm các công trình nghiên cứu chuyên sâu vào tục ngữ, thành ngữ Hàn Quốc nhiều hơn. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] 속담명언사전- 권천학, 풀잎문학- 2006 [2] 한국속담. 성어 백과사전- 박영원&양재찬, 푸른사상- 2002 420
  7. Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 7 Đại học Đà Nẵng năm 2010 [3] 살아있는 한국어 관용어- 김선정. 강현자. 김경하.류선영, NXB Korean language PLUS- 2007 [4] Tục ngữ- thành ngữ tiếng Hàn한국어 속담- Lê Huy Khảng- Lê Cát An Châu, NXB Trẻ- 2003 [5] Thành ngữ, tục ngữ lược giải- Nguyễn Trần Thụ, NXB Văn hóa thông tin-2008 [6] http://blog.naver.com/smreo70?Redirec=Log&logNo=110070914343 [7] http://blog.naver.com/spdlv0_0?Redirect=Log&logNo=150009573481 [8] http://google.com.vn/Tục ngữ Việt Nam – Wikipedia tiếng Việt.mht [9] http://google.com.vn/Từ Điển Thành Ngữ Tục Ngữ Việt Nam - Sách Vinabook_com.mht [10] http://google.com.vn/Tục ngữ.mht u: 421
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0