intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tục thờ cúng tổ tiên của người Sán Dìu ở huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên

Chia sẻ: Thi Thi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

77
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tộc người Sán Dìu là cư dân sản xuất nông nghiệp, đời sống kinh tế còn khó khăn, trong quá trình cộng cư với các dân tộc anh em, họ đã hình thành và bảo tồn những giá trị văn hóa độc đáo của tộc người mình, vừa mang nét chung vừa chứa đựng những yếu tố riêng biệt. Thờ cúng tổ tiên là thành tố văn hóa gắn bó mật thiết và tồn tại lâu đời trong đời sống đồng bào.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tục thờ cúng tổ tiên của người Sán Dìu ở huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên

Mai Thị Hồng Vĩnh và Đtg<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> 112(12)/1: 161 - 167<br /> <br /> TỤC THỜ CÚNG TỔ TIÊN CỦA NGƯỜI SÁN DÌU<br /> Ở HUYỆN ĐỒNG HỶ, TỈNH THÁI NGUYÊN<br /> Mai Thị Hồng Vĩnh*, Lương Thị Hạnh, Nguyễn Văn Tiến<br /> Trường Đại học Khoa học – ĐH Thái Nguyên<br /> <br /> TÓM TẮT<br /> Tộc người Sán Dìu là cư dân sản xuất nông nghiệp, đời sống kinh tế còn khó khăn, trong quá trình<br /> cộng cư với các dân tộc anh em, họ đã hình thành và bảo tồn những giá trị văn hóa độc đáo của tộc<br /> người mình, vừa mang nét chung vừa chứa đựng những yếu tố riêng biệt. Thờ cúng tổ tiên là thành<br /> tố văn hóa gắn bó mật thiết và tồn tại lâu đời trong đời sống đồng bào. Trải qua những biến động<br /> lịch sử, tác động của các hoàn cảnh xã hội khác nhau, tục thờ cúng tổ tiên của người Sán Dìu ở<br /> Đồng Hỷ mặc dù có sự biến đổi, song hoạt động tín ngưỡng này vẫn chiếm một vị trí quan trọng<br /> trong đời sống của người dân, được xem như bệ đỡ tinh thần, phát huy những giá trị cao đẹp trong<br /> cộng đồng tộc người.<br /> Từ khóa: Thờ cúng tổ tiên, Tín ngưỡng dân gian, Tôn giáo tín ngưỡng, Văn hóa tinh thần, Đồng Hỷ.<br /> <br /> VÀI NÉT VỀ NGƯỜI SÁN DÌU Ở HUYỆN<br /> ĐỒNG HỶ, TỈNH THÁI NGUYÊN*<br /> Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm<br /> 2009, người Sán Dìu ở Đồng Hỷ có 16.223<br /> người chiếm 15% dân số toàn huyện (106.769<br /> triệu người). Địa bàn cư trú của họ chủ yếu ở<br /> chân núi và vùng đồi núi thấp, đông nhất là ở<br /> các xã: Nam Hòa (5.923 người), Tân Lợi<br /> (2.835 người), Linh Sơn (2.828 người), Minh<br /> Lập (1.376 người), Hóa Trung (1.021 người);<br /> ít nhất là ở Hòa Bình (19 người), Tân Long<br /> (22 người), Văn Lăng (26 người). So với các<br /> huyện trên địa bàn tỉnh, Đồng Hỷ là nơi tập<br /> trung người Sán Dìu cư trú vào loại đông<br /> nhất, trong đó có duy nhất hai xã Nam Hòa và<br /> Tân Lợi chiếm trên 40% dân số cư trú của cả<br /> tỉnh. Họ sống xen kẽ với các cư dân trong<br /> vùng, kề cạnh người Kinh nên ở họ có hiện<br /> tượng đa ngữ, đa văn hóa.<br /> Người Sán Dìu từ lâu đã có “tên tự nhận là<br /> San Déo Nhín, theo âm Hán Việt là Sơn Dao<br /> Nhân” [2,tr.15]. Nhưng các Dân tộc khác lại<br /> căn cứ vào một số đặc điểm về: canh tác, loại<br /> hình nhà ở hoặc một đặc điểm nào đó trong y<br /> phục để gọi họ theo những tên gọi khác nhau<br /> như: Trại đất, Trại ruộng, Trại cộc, Mán Quần<br /> Cộc, Mán váy Xẻ, Sán Nhiêu, Slán Dao…Tộc<br /> danh Sán Dìu được ghi trong văn bản Nhà<br /> *<br /> <br /> ĐT:0982050611; Email:Hongvinh.dhkhtn@gmail.com<br /> <br /> Nước như một tên gọi chính thức vào năm<br /> 1960 khi Tổng Cục Thống Kê Trung ương<br /> ban hành quyết định “Danh mục thành phần<br /> các dân tộc Việt Nam”, đến nay tên Sán Dìu<br /> là tên gọi chính thức trong nhân dân và các<br /> dân tộc. Ở Thái Nguyên, trước năm 1960 cái<br /> tên Trại Đất được nhân dân sử dụng phổ biến<br /> để chỉ người Sán Dìu. Các dân tộc ở Đồng Hỷ<br /> vẫn quen gọi họ là “người Trại”.<br /> Dân tộc Sán Dìu di cư sang Việt Nam từ<br /> khoảng cuối đời Minh, đầu đời Thanh vào thế<br /> kỷ XVII thành từng đợt, từng nhóm và có mặt<br /> ở Việt Nam cách ngày nay khoảng 300 năm.<br /> Người Sán Dìu đến sinh sống và định cư ở<br /> Đồng Hỷ cách ngày nay khoảng 200 năm.<br /> Theo gia phả của ông Lê Hữu Nhất, người xã<br /> Dân Chủ, huyện Đồng Hỷ cho biết: “Tổ tiên<br /> của ông trước đây ở thôn Phong Lưu, xã<br /> Bách La, huyện Phương Thành, Tỉnh Quảng<br /> Đông vào Việt Nam từ đời Càn Long (1777 1782)” [2, tr.19].<br /> Dân tộc Sán Dìu ở Việt Nam nói chung và<br /> huyện Đồng Hỷ nói riêng, là những cư dân<br /> làm nghề nông trồng lúa nước ở vùng nhiệt<br /> đới gió mùa. Nền kinh tế tiểu nông theo kiểu<br /> tự cung tự cấp đã tồn tại lâu dài trong xã hội.<br /> Mỗi một gia đình là một cơ sở kinh tế độc<br /> lập, sản xuất và tiêu thụ. Các thành viên trong<br /> gia đình gắn bó chặt chẽ với nhau trong lao<br /> động sản xuất và lấy gia đình là trung tâm.<br /> Ngay từ thời xa xưa, con người ở đây, cũng<br /> 161<br /> <br /> Mai Thị Hồng Vĩnh và Đtg<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> như nhiều tộc người khác chịu ảnh hưởng của<br /> quan niệm vũ trụ luận nguyên sơ âm – dương<br /> tương khắc tương sinh, sự giao hòa đầy bí ẩn<br /> giữa âm dương là nguồn gốc sản sinh ra con<br /> người và vạn vật của vũ trụ. Họ tin rằng vạn<br /> vật có linh hồn. Chính vì vậy, con người khi<br /> chết đi có nghĩa là chuyển sang sinh sống ở<br /> một thế giới khác, họ luôn có mối quan hệ<br /> mật thiết, phù giúp, che chở hoặc quở trách<br /> người sống nếu không thờ cúng chu đáo. Thờ<br /> cúng tổ tiên xuất hiện và tồn tại cùng với tộc<br /> người trong quá trình lịch sử.<br /> Tìm hiểu về tục thờ cúng tổ tiên của tộc người<br /> Sán Dìu ở Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên, tác<br /> giả muốn góp thêm nguồn tư liệu về đời sống<br /> tín ngưỡng của người Sán Dìu ở nơi đây.<br /> TỤC THỜ CÚNG TỔ TIÊN<br /> Tục thờ cúng tổ tiên là một nét văn hóa cao<br /> đẹp của hầu hết các dân tộc cư trú trên đất<br /> nước ta như Phan kế Bính đã từng nhận xét:<br /> “Xét cái tục phụng sự tổ tiên của ta rất là<br /> thành kính, ấy cũng là một lòng bất vong bản,<br /> ấy cũng là nghĩa cử của con người”[4, tr.25].<br /> Phong tục ấy không chỉ thể hiện truyền thống<br /> “uống nước nhớ nguồn” mà còn mang giá trị<br /> giáo dục sâu sắc cho các thế hệ. Việc cùng<br /> nhau bày tỏ lòng thành kính trước tổ tiên, các<br /> thành viên trong gia đình càng thắt chặt thêm<br /> sợi dây huyết thống. Thờ cúng tổ tiên là hình<br /> thức tín ngưỡng mà thông qua nghi lễ thờ<br /> cúng nhằm xác lập "mối liên hệ" giữa người<br /> sống với người chết, giữa người ở thế giới<br /> hiện tại và thế giới tâm linh; là sự thể hiện<br /> quan niệm nhân sinh của người Việt Nam:<br /> "Sự tử như sự sinh, sự vong như sự tồn".<br /> Theo quan niệm của người Sán Dìu, thực thể<br /> của con người gồm hai bộ phận: hồn và thể<br /> xác, khi con người sống khỏe mạnh cũng có<br /> nghĩa là xác và hồn gắn với nhau, khi hồn lìa<br /> khỏi xác một thời gian con người sẽ bị ốm<br /> đau, bệnh tật; nhưng nếu hồn lìa khỏi xác<br /> vĩnh viễn tức là con người đã chết. Khi con<br /> người chết đi không còn thể xác cho hồn trú<br /> ngụ, hồn sẽ chuyển sang hồn ma. Hồn ma<br /> được phân chia ở ba nơi: phần thứ nhất gọi là<br /> linh hồn được sự dẫn dắt của thầy cúng siêu<br /> thoát lên trời; phần thứ hai gọi là thần hồn ở<br /> 162<br /> <br /> 112(12)/1: 161 - 167<br /> <br /> trên bàn thờ tổ tiên; phần thứ ba gọi là tâm<br /> hồn ở nghĩa địa. Người chết từ bỏ thế giới<br /> trần gian nhưng sẽ tiếp tục sống ở thế giới bên<br /> kia và họ cũng cần có cuộc sống đầy đủ như<br /> khi còn sống. Hồn người chết được quan<br /> niệm là ma “Cúi”. Tổ tiên mà họ có nghĩa vụ<br /> thờ cúng là ma lành “hén cúi” luôn che chở,<br /> phù hộ cho con cháu. Tuy nhiên, tổ tiên có thể<br /> gây ra những tai họa khi không được thờ<br /> phụng chu đáo.<br /> 1. Vị trí, cách bài trí Bàn thờ và đối tượng<br /> thờ cúng<br /> Vị trí, cách bài trí Bàn thờ: Bàn thờ của<br /> người Sán Dìu được đặt ở trung tâm ngôi nhà<br /> (gian giữa), bên cạnh là chỗ ngủ của chủ nhà.<br /> Ở đây chúng tôi không đi miêu tả chi tiết thiết<br /> chế bàn thờ nói chung mà nhằm khảo tả sự<br /> khác biệt trong cách bài trí bàn thờ của từng<br /> đối tượng khác nhau.<br /> Đối với gia đình bình thường chỉ có hai bát<br /> hương: bát hương Tổ tiên và bát còn lại thờ<br /> ông Táo. Trên bàn thờ có treo thêm ảnh thờ tổ<br /> tiên (chủ yếu từ đời thứ ba hoặc thứ hai trở<br /> xuống) và trang trí câu đối, tranh bốn mùa…ở<br /> hai bên.<br /> Gia đình làm thầy cúng thường đặt ba bát<br /> hương ngoài bát hương Tổ tiên và ông Táo<br /> còn có bát hương của Tổ sư. Trên đó, không<br /> thể thiếu bộ đồ hành nghề của người thầy<br /> cúng bao gồm: tù và, ấn tín, án, thẻ xin âm<br /> dương, não bạt, sách cúng… trong dịp tết<br /> Nguyên đán người ta thường treo tranh Tam<br /> Thanh (Ngọc Thanh, Thượng Thanh, Thái<br /> Thanh).<br /> Với những gia đình có người mất chưa được<br /> làm ma, người ta lập một bàn thờ đơn giản ở<br /> cạnh bàn thờ tổ tiên trên đó có đặt một bát<br /> hương và ảnh người chết. Mỗi ngày ba bữa<br /> con cháu làm cơm, thắp hương gọi hồn người<br /> mất về dùng bữa. Sau 100 ngày nếu tang chủ<br /> chưa có điều kiện làm ma bát hương đó sẽ<br /> được đặt lên bàn thờ chính nhưng thấp hơn<br /> bát hương tổ tiên. Nếu theo cách giải thích<br /> của Toan Ánh: “Sở dĩ lập bàn thờ riêng là<br /> tiện cho việc cúng bái hàng ngày và hàng<br /> tuần từ sơ thất đến thất thất” [1, tr.82]. Đối<br /> với người Sán Dìu, nguyên nhân của việc lập<br /> bàn thờ riêng không đơn giản là để thuận tiện<br /> <br /> Mai Thị Hồng Vĩnh và Đtg<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> cho thờ cúng, tục lệ này liên quan đến quan<br /> niệm của tộc người trong tang ma. Theo họ:<br /> “người chết chưa được làm ma,còn rất bẩn vì<br /> bụi trần không được về cùng với tổ tiên (Cui<br /> chông cáp chú, ken bọi chú công hị lộ sệch)”<br /> [3,tr.267] chỉ sau khi làm ma mới được nhập<br /> chung vào với bát hương của tổ tiên ở trên<br /> bàn thờ.<br /> Với trường hợp thờ họ ngoại, bàn thờ được<br /> ngăn ở giữa bằng một tấm phên một bên là họ<br /> nội và một bên là họ ngoại, khi cúng tế bao<br /> giờ cũng có hai mâm lễ vật. Ngày nay, có<br /> những nơi họ chuyển từ thờ một đời sang thờ<br /> vĩnh viễn thông qua nghi lễ làm hợp đồng và<br /> khi đó tấm phên ngăn cách giữa hai họ được<br /> dỡ bỏ.<br /> Đối tượng thờ cúng: Tùy theo từng dòng họ<br /> mà tổ tiên được thờ từ 7 đời cho tới 10 hoặc<br /> 12 đời, nhưng sự linh ứng thường tính đến đời<br /> thứ ba (cụ, ông bà, cha mẹ). Chính vì vậy khi<br /> cầu khấn tổ tiên, người ta thường mời:<br /> Thượng tổ (cụ), Trung tổ (ông bà), Hạ tổ (cha<br /> mẹ). Ma từ đời thứ tư trở đi coi như ma gia<br /> trạch, họ thờ ở cửa chính mà đồng bào gọi là<br /> thần cửa “sẩn món” để trông nom nhà cửa<br /> tránh sự xâm nhập của các loại ma quỷ làm<br /> hại đồng thời có nhiệm vụ trông giữ, bảo vệ<br /> gia súc trong gia đình. Ma gia trạch chỉ cúng<br /> vào một số dịp lễ tiết trong năm, chủ yếu là<br /> dịp tết Nguyên đán...<br /> Trong hôn nhân người Sán Dìu tồn tại<br /> nguyên tắc ở rể đời, đồng thời Đồng Hỷ là<br /> nơi xuất hiện nhiều luồng di cư và nhập cư<br /> của các tộc người khác nhau, đặc biệt người<br /> Kinh ở miền xuôi lên, do vậy hiện tượng ở rể<br /> khá phổ biến. Người đàn ông đến ở rể, nếu<br /> gia đình bố mẹ vợ không có con trai hoặc<br /> con trai mất đi, anh ta phải đảm nhận trọng<br /> trách của người con trưởng trong gia đình<br /> thờ phụng tổ tiên nhà vợ.<br /> 2. Các nghi lễ thờ cúng: Mối liên hệ bền chặt<br /> và tôn kính giữa con cháu đối với tổ tiên được<br /> thể hiện qua các nghi lễ thờ cúng. Người Sán<br /> Dìu không có tục cúng theo ngày giỗ của<br /> người chết mà cúng vào các dịp lễ tiết, lúc gia<br /> đình có việc đại sự hay cần đến sự phù hộ,<br /> che chở của tổ tiên.<br /> Nghi thức cúng tế tổ tiên thường do chủ gia<br /> đình hoặc con trai trưởng chủ trì. Trước đây,<br /> <br /> 112(12)/1: 161 - 167<br /> <br /> đối với phụ nữ góa chồng không có con trai<br /> hoặc con trai còn nhỏ trong những dịp lễ tiết,<br /> gia đình có việc quan trọng phải nhờ thầy<br /> cúng hoặc người đàn ông trong họ thực hiện.<br /> Dân tộc Sán Dìu thờ cúng tổ tiên vào những<br /> dịp sau đây:<br /> Ngày mồng 1và 15 rằm hàng tháng: Trong<br /> những ngày này tục lệ của người Sán Dìu ở<br /> Đồng Hỷ cũng giống với một số tộc người<br /> khác, lễ vật chủ yếu là: hương, trà và bánh<br /> trái, hoa quả… tùy vào điều kiện và hoàn<br /> cảnh của mỗi gia đình mà có sự khác nhau.<br /> Vào các dịp lễ tiết trong năm: Tết Nguyên<br /> đán, Tết Thanh minh, Tết Mồng tám tháng tư,<br /> Tết Đoan ngọ, Tết Vu Lan, Tết mừng cơm<br /> mới, Tết Trung thu, Tết mồng 10 tháng 10,<br /> Tết Đông chí… người Sán Dìu đều làm mâm<br /> cỗ, các loại bánh rất thịnh soạn để cúng tổ<br /> tiên, đặc biệt là dịp tết cổ truyền (tết Nguyên<br /> đán). Gần đến ngày tết, người ta tiến hành lau<br /> dọn bàn thờ gia tiên sạch sẽ và trang trí lại<br /> cho tươm tất. Ngày 30 tết, hầu hết đồng bào<br /> đều gác lại các công việc để chuẩn bị mâm<br /> cơm cúng tổ tiên. Lễ vật được bày lên bàn<br /> thờ, chủ nhà thắp hương và thỉnh các vị tổ<br /> tiên: “Chú công chú phô, song chú công song<br /> chú phô, hạ chú công hạ chú phô; song ốc hạ<br /> ốc; song vọng hạ vọng, ết cạ sọi thong, nghi<br /> cạ sọi thong…” (Thượng tổ ông thượng tổ bà,<br /> trung tổ ông trung tổ bà, hạ tổ ông hạ tổ bà;<br /> nhà trên nhà dưới; vòng trên vòng dưới; một<br /> ở trong bát hương hai ở ngoài bát hương…)<br /> về ăn tết cùng con cháu [8]. Sau khi hoàn tất<br /> các nghi thức, mâm lễ được hạ xuống đông đủ<br /> con cháu cùng quây quần bên mâm cơm tất<br /> niên trước sự chứng kiến của tổ tiên. Trong ba<br /> ngày tết, trong gia đình lúc nào cũng phải có<br /> người túc trực đèn nhang, điều đó thể hiện<br /> lòng thành kính sâu sắc của con cháu đối với<br /> gia tiên.<br /> Khi gia đình có việc đại sự như: cưới xin, ma<br /> chay, làm nhà mới, lễ Kỳ yên, giải hạn… hay<br /> có thành viên mới chào đời người ta đều bày<br /> cỗ mời tổ tiên về chứng dám và phù hộ.<br /> Đám cưới của người Sán Dìu xưa kia diễn ra<br /> trong nhiều ngày với các nghi lễ khác nhau tất<br /> cả những nghi lễ đó hầu hết họ đều thắp<br /> hương, cúng tổ tiên: từ nghi lễ xin cưới, ăn<br /> 163<br /> <br /> Mai Thị Hồng Vĩnh và Đtg<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> hỏi, gánh gà, cho đến lễ cưới. Chẳng hạn: Sau<br /> khi xem lá số xong nhà trai nhờ ông mối<br /> mang sang nhà gái thông báo, khi đến nơi ông<br /> mối đặt lễ vật lên bàn thờ để báo cáo với tổ<br /> tiên việc xem lá số đã thành công; khi rước<br /> dâu về, việc đầu tiên cô dâu chú rể phải vào<br /> thắp hương trình báo với ông bà tổ tiên…<br /> Ngày vui của người sống đồng thời cùng là<br /> ngày vui của người đã khuất, trong đám cưới<br /> ngoài những câu hát chúc mừng cô dâu chú rể<br /> và gia chủ, trong làn điệu Soọng cô của<br /> người Sán Dìu còn thể hiện lời chúc mừng<br /> đối với tổ tiên:<br /> “Xin hát bài ca chúc tổ tiên<br /> Tổ tiên tọa trên bát hương<br /> Đêm nay nhà ta có đám cưới<br /> Con cháu hôm nay do tổ tiên truyền”<br /> [3,tr.225].<br /> Trong trường hợp gia đình có người mất, con<br /> cháu phải thắp hương thông báo với tổ tiên<br /> sau đó mới thực hiện các nghi thức đám tang.<br /> Với những gia đình làm nhà mới, Sau khi<br /> chọn được ngày đẹp người ta khiêng bàn thờ<br /> vào trong nhà và từ đó thắp hương liên tục,<br /> không được để tắt, cứ hết một tuần hương lại<br /> rót thêm tuần trà, rượu. Gia chủ chuẩn bị<br /> mâm cơm khấn báo tổ tiên đã hoàn tất ngôi<br /> nhà mời các vị: thần, tổ tiên về an tọa. Mỗi<br /> khi con cháu ra ở riêng, tổ tiên cũng được<br /> phân chia, thờ tại mỗi gia đình. Họ thường lấy<br /> cát ở sông đãi thật sạch cho vào bát hương,<br /> ngày nay do ở các dòng sông bị ô nhiễm nên<br /> thay bằng vỏ đỗ xanh hoặc trấu đốt thành gio<br /> để dùng.<br /> Gia đình có thành viên mới chào đời, trong ba<br /> buổi sáng đầu tiên cúng mụ đồng thời người<br /> ta cũng thắp hương, bày mâm cỗ cúng nhằm<br /> cầu mong tổ tiên phù hộ cho đứa trẻ được<br /> ngoan ngoãn, khỏe mạnh.<br /> Ngoài ra, cũng giống như các tộc người khác<br /> với các trường hợp ốm đau bất thường; có<br /> người đi xa, thi cử… người Sán Dìu cũng<br /> thắp nén nhang cầu khấn sự phù hộ của gia<br /> tiên. Đặc biệt trước cách mạng tháng tám, ở<br /> một số nơi khi nhà có con trâu cái đẻ, người<br /> ta cũng làm mâm cơm cúng tổ tiên để cầu<br /> mong sự che chở phù hộ [9].<br /> 164<br /> <br /> 112(12)/1: 161 - 167<br /> <br /> Như vậy, trong gia đình bất cứ sự việc gì hầu<br /> hết người ta đều báo cáo, cầu cứu đến sự phù<br /> hộ của ông bà tổ tiên, gia tộc. Như thế mới<br /> thấy được mối liên kết bền chặt giữa người<br /> sống và người chết, khi nén nhang được thắp<br /> lên cũng là lúc quá khứ và hiện tại như hòa<br /> quyện vào nhau, không có sự phân biệt về<br /> khoảng cách.<br /> 3. Chăm sóc mồ mả tổ tiên: Một trong những<br /> biểu hiện của việc chăm sóc mồ mả tổ tiên đó<br /> chính là lễ tảo mộ trong tết thanh minh. Tảo<br /> mộ theo cách lý giải của Toan Ánh: “Tảo mộ<br /> chính là sửa sang ngôi mộ cho được sạch sẽ”<br /> [4, tr.345]. Ngày tết Thanh minh không phải<br /> là ngày mồng 3 tháng 3 âm lịch, theo cách<br /> tính của người Sán Dìu ở Đồng Hỷ tính từ<br /> ngày Đông Chí của năm trước đến ngày thứ<br /> 106 năm sau, rơi vào ngày nào thì đó chính là<br /> ngày tết Thanh Minh [8]. Do đó, lễ tảo mộ có<br /> thể tiến hành vào cuối tháng 2 hoặc tháng 3<br /> âm lịch hàng năm và trước hoặc sau ngày tết<br /> Thanh minh phụ thuộc vào từng dòng họ.<br /> Các công việc chuẩn bị cho lễ tảo mộ: Trước<br /> ngày tảo mộ, đại diện các gia đình trong dòng<br /> họ thường tập trung tại nhà tộc trưởng để<br /> thống nhất kế hoạch, cắt cử các công việc: gia<br /> đình lo lễ vật đi tảo mộ và chủ trì bữa cơm<br /> cúng tổ tiên sau khi hoàn thành công việc tảo<br /> mộ. Gia đình chủ trì thường thay phiên nhau<br /> hàng năm theo nguyên tắc già làm trước, trẻ<br /> làm sau, tuy nhiên các gia đình trong họ phải<br /> có sự đóng góp lễ vật, đối với những cặp vợ<br /> chồng trẻ mới ra ở riêng năm đầu tiên chưa<br /> phải góp lễ. Trước đây, khi dân số còn ít mỗi<br /> một dòng họ chỉ có khoảng 2-3 nóc nhà chủ<br /> yếu là anh em ruột với nhau; số ngôi mộ<br /> không nhiều, việc phân chia gia đình chủ trì<br /> họ tự thỏa thuận theo nguyên tắc anh làm<br /> trước em làm sau cứ lần lượt theo từng năm.<br /> Nhưng khi số lượng thành viên dòng họ tăng<br /> lên với nhiều chi khác nhau thêm vào đó mộ<br /> của người Sán Dìu không mang tính quy tập,<br /> họ chôn theo hướng thuận với mệnh của người<br /> chết và phần đất của mình có. Vì những lý do<br /> đó, có những dòng họ người ta phân chia các<br /> thành viên theo từng đội để đi tảo mộ. Chẳng<br /> hạn dòng họTrương ở xóm Thanh Chữ, xã<br /> Linh Sơn có: 26 ngôi mộ với 50 hộ sẽ chia 5<br /> người thành một cặp tiến hành tảo mộ [8].<br /> <br /> Mai Thị Hồng Vĩnh và Đtg<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> Qua đó cho thấy, cách thức tổ chức trong mỗi<br /> một dòng họ khá chặt chẽ, đồng thời khẳng<br /> định được mối đoàn kết giữa các thành viên<br /> trong cùng dòng họ.<br /> Lễ vật tảo mộ bao gồm lễ vật cúng ở mộ và<br /> tại gia đình.<br /> Lễ vật cúng ở mộ gồm có: Xôi đen, với những<br /> gia đình chưa mạn tang người ta làm xôi<br /> trắng, cá, thịt lợn, rượu, đối với những dòng<br /> họ có điều kiện người ta cúng gà. Xôi đen<br /> được chế biến từ nguyên liệu là xôi và lá cây<br /> sau sau là loại cây thân gỗ có mùi thơm<br /> hương nhu. Trước ngày tảo mộ, họ lên rừng<br /> kiếm lá sau sau, đem về băm nhỏ ngâm với<br /> nước, bỏ bã, vo gạo nếp để khô rồi ngâm gạo<br /> với nước lá sau sau đã sôi, sau đó mang gạo<br /> đó ra đồ xôi, xôi sẽ có màu đen, dẻo thơm.<br /> Điều đặc biệt, loại xôi này để được trong thời<br /> gian dài nên dù có đi tảo mộ xa trong nhiều<br /> ngày cũng không bị hỏng.<br /> Lễ vật cúng tổ tiên tại nhà (gia đình chủ trì và<br /> gia đình mỗi nhà), tại gia đình không quy<br /> định mà tùy từng dòng họ, gia đình thường<br /> bao gồm: xôi (xôi tùy loại), gà, thịt lợn, các<br /> loại bánh…<br /> Nghi lễ tảo mộ: Để chuẩn bị cho việc cúng tế<br /> tiến hành phát quang, dọn sạch cây cỏ, đắp<br /> đất hoặc quyét lại vôi đối với những mộ xây.<br /> Thông thường công đoạn này sẽ được tiến<br /> hành vào buổi sáng, tuy nhiên với những ngôi<br /> mộ xa người ta có thể kết hợp giữa việc dọn<br /> dẹp mồ với nghi thức cúng tế. Sau khi các<br /> ngôi mộ đã được tu chỉnh lại, họ mới tiến<br /> hành nghi thức cúng, việc đầu tiên là sắp<br /> mâm cúng, khác với người kinh thường để<br /> mâm lễ ngay phần đầu ngôi mộ, người Sán<br /> Dìu đặt ở phần chân. Theo quan niệm của<br /> đồng bào, đặt ở phần chân là thuận với tư thế<br /> ngồi của người chết, khi họ ngồi dậy không<br /> phải quay ngược người lại. Sau đó, người ta<br /> cắm 5 cái cờ ở bốn góc mộ, ở giữa và trong<br /> mỗi ngôi mộ các lễ vật cũng được bày theo<br /> con số 5: 5 nắm xôi, 5 con cá, 5 chén rượu.<br /> Theo cách giải thích của các cụ cao niên số 5<br /> tượng trưng cho 5 phương trời: đông, tây,<br /> nam, bắc, trung [8], [9],[10]. Tất cả đã được<br /> chuẩn bị xong, người thầy cúng (hoặc người<br /> <br /> 112(12)/1: 161 - 167<br /> <br /> có tuổi trong họ biết cúng) trực tiếp thực hiện<br /> việc cúng khấn. Nội dung cơ bản của bài khấn<br /> là: hôm nay…, ở tại xã… xóm….con cháu<br /> dòng họ… có lễ vật gồm… dâng lên các vị<br /> long thần và (tên người chết nằm ở dưới mộ<br /> ngôi mộ đó) thỉnh tổ tiên, các thần về hưởng<br /> lễ giữ bình yên cho phần mộ và phù hộ cho<br /> con cháu khỏe mạnh, tránh được mọi tai<br /> họa…[9] sau đó xin âm dương đánh dấu sự<br /> hoàn tất nghi lễ. Lễ vật sau khi cúng xong, họ<br /> thường ít khi mang về nhà mà chia cho những<br /> gia đình ở quanh mộ, trẻ chăn trâu, những<br /> người làm ruộng quanh đấy cùng hưởng lộc.<br /> Việc tảo mộ cho tổ tiên đã hoàn thành, các<br /> thành viên tập trung ở gia đình chủ trì để cùng<br /> dùng bữa cơm chung. Sau khi mâm lễ được<br /> đặt lên, người đại diện dòng họ thắp hương<br /> báo cáo tổ tiên việc con cháu đã hoàn thành<br /> nghi thức tảo mộ, nhân dịp tết thanh minh<br /> mời tổ tiên về hưởng lễ chung vui trong ngày<br /> tết. Đây là dịp để thắt chặt mối đoàn kết gắn<br /> bó anh em họ hàng với nhau, giữa người sống<br /> với người chết, giữa con cháu với tổ tiên. Tại<br /> mỗi gia đình con cháu cùng làm mâm cơm,<br /> các loại bánh: bánh ngải, bánh trứng kiến…<br /> đặt lên bàn thờ để thắp hương cúng tổ tiên tại<br /> nhà mình.<br /> Lòng thành kính của con cháu đối với ông bà<br /> tổ tiên không chỉ là các nghi lễ thờ cúng ngay<br /> trên bàn thờ tổ tiên mà còn là sự chăm sóc<br /> phần mộ - nơi an nghỉ của người đã khuất.<br /> Tục tảo mộ thể hiện khá sâu sắc tâm đức của<br /> người sống đối với người chết.<br /> 4. Những kiêng kỵ liên quan đến thờ cúng tổ<br /> tiên: Bàn thờ là nơi linh thiêng nhất trong<br /> ngôi nhà, họ có những kiêng kỵ bắt buộc đối<br /> với các thành viên trong gia đình như: không<br /> được phơi quần áo trước bàn thờ tổ tiên; phụ<br /> nữ trong thời gian ở cữ không được đi lại khu<br /> vực thờ tổ tiên. Ngay cạnh bàn thờ thường có<br /> giường ngủ của chủ nhà, khi ngủ tránh quay<br /> chân về phía bàn thờ. Đặc biệt người phụ nữ<br /> bất kỳ là khách hay chủ cũng không được ngủ<br /> ở đó. Tranh ảnh con cháu phải treo thấp hơn<br /> ảnh của ông bà ở trên bàn thờ. Khi vác cuốc<br /> xẻng đi qua nơi thờ tự phải hạ xuống nếu<br /> không sẽ bị động đến tổ tiên.<br /> 165<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0