intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nét đẹp văn hóa các dân tộc Việt Nam - Phong tục thờ cúng tổ tiên: Phần 1

Chia sẻ: Hoangnhanduc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:67

13
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nét đẹp văn hóa các dân tộc Việt Nam - Phong tục thờ cúng tổ tiên: Phần 1 giới thiệu Thờ cúng tổ tiên - Bản sắc văn hóa Việt Nam cần bảo tồn và phát huy; Phong tục thờ cúng tổ tiên của các dân tộc Việt Nam; Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Tày, Nùng; Nghi lễ thờ cúng tổ tiên của người Khmer Nam Bộ;...Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nét đẹp văn hóa các dân tộc Việt Nam - Phong tục thờ cúng tổ tiên: Phần 1

  1. HOI DONG CHI 01}0 XUAT BAN sAcH xi, PHUONG, TH! TRAN PHONG TUC • THO CUNG TO TIEN NET DEP VAN HOA ■ CAC DAN TDC VIET NAM ■ ■
  2. PHONG TôC THê CóNG Tæ TI£N NÐT §ÑP V¡N HãA C¸C D¢N TéC VIÖT NAM
  3. Héi ®ång chØ ®¹o xuÊt b¶n Chñ tÞch Héi ®ång pgs.TS. NguyÔn ThÕ kû Phã Chñ tÞch Héi ®ång TS. HOµNG PHONG Hµ Thµnh viªn trÇn quèc d©n TS. NguyÔn §øC TµI TS. NGUYÔN AN TI£M NguyÔn Vò Thanh H¶o
  4. M· a lÒnh triÖu thÞ ph­¬ng (Biªn so¹n) Phong tôc thê cóng tæ tiªn nÐt ®Ñp v¨n hãa c¸c d©n téc viÖt nam nhµ xuÊt b¶n nhµ xuÊt b¶n chÝnh trÞ quèc gia - sù thËt v¨n hãa d©n téc hµ néi - 2015
  5. Lêi Nhµ xuÊt b¶n Mục tiêu xuyên suốt ba văn kiện quan trọng về văn hóa của Đảng Cộng sản Việt Nam (Đề cương về văn hóa Việt Nam năm 1943, Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII và Nghị quyết Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương khóa XI) luôn luôn được khẳng định đó là: Văn hóa là nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội, là sức mạnh nội sinh quan trọng, là mục tiêu, động lực phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc. Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, thống nhất trong đa dạng của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, với các đặc trưng dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học là sự nghiệp của toàn dân, vì mục tiêu: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Vì vậy, giữ gìn, bảo tồn và phát huy giá trị truyền thống đặc sắc của cộng đồng, trong đó có mỹ tục thờ cúng tổ tiên, là một trong những phương cách kết nối tâm hồn, tình cảm của con người giữa quá khứ và hiện tại, hướng tới tương lai. Góp phần nhỏ vào việc gìn giữ nét hay, nét đẹp của phong tục truyền thống, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật phối hợp với Nhà xuất bản Văn hóa dân tộc xuất bản 5
  6. cuốn sách Phong tục thờ cúng tổ tiên - Nét đẹp văn hóa các dân tộc Việt Nam do hai tác giả Mã A Lềnh và Triệu Thị Phương biên soạn. Cuốn sách giới thiệu phong tục, nghi lễ thờ cúng tổ tiên của một số dân tộc trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Đây là những giá trị văn hóa truyền thống quý báu do cha ông để lại mà mỗi người dân đều có trách nhiệm giữ gìn, kế thừa, phát huy trong việc xây dựng nếp sống văn hóa mới hiện nay và sàng lọc để những giá trị văn hóa đó sáng đẹp mãi lên. Do khuôn khổ cuốn sách có hạn nên lần xuất bản này chưa giới thiệu được hết phong tục, nghi lễ thờ cúng tổ tiên của tất cả các dân tộc ở khắp các vùng miền đất nước. Rất mong bạn đọc thông cảm và chân thành góp ý để lần xuất bản sau cuốn sách được hoàn thiện hơn. Xin giới thiệu cuốn sách cùng bạn đọc. Tháng 9 năm 2015 NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA - SỰ THẬT 6
  7. Thê cóng tæ tiªn b¶n s¾c v¨n hãa ViÖt Nam cÇn b¶o tån vµ ph¸t huy Thờ cúng tổ tiên là một hình thức sinh hoạt tâm linh rất quan trọng trong đời sống thường nhật của các dân tộc ở Việt Nam vốn là cư dân gắn liền với sản xuất nông nghiệp. Thực tiễn đó đã hình thành nên cách nghĩ, nếp sống thuần nông của từng cá thể, từng cộng đồng. Điều đó được thể hiện ở sự gắn kết với thiên nhiên: người Kinh khi gieo hạt ngô xuống đất, cắm khóm mạ xuống ruộng, bao giờ cũng phải “trông trời, trông đất, trông mây” hoặc gieo hạt vừng, trồng củ lạc thì phải thuộc làu câu “bao giờ đom đóm bay ra…”; những người già M'nông thường căn dặn con cháu “trồng chuối phải lúc trăng mới lên, trồng mía phải lúc trăng khuyết, thiến lợn phải lúc trăng tròn”; kinh nghiệm đánh bắt của người Mường “trời ấm soi cá, trời rét soi chim”… Nên muốn, duy trì và bảo đảm cuộc sống ấm no thì con người vừa “khai thác” thiên nhiên nhưng cũng vừa phải thân thiện với thiên nhiên và bồi đắp trở lại cho thiên nhiên. 7
  8. Trong tín ngưỡng dân gian, các dân tộc Việt Nam thường cho rằng người chết không mất đi mà biến hóa hòa đồng cùng thiên nhiên, tức là đi đến sống ở một thế giới khác không thuộc thế giới của người trần mắt thịt. Chết chỉ là sự mất đi của một thể xác, còn hồn, vía thì vẫn mãi tồn tại. Trong tâm thức của các con dân đất Việt, tổ tiên không chỉ là người cùng huyết thống, như ông bà, cha mẹ, cô bác, chú thím của ta; là dòng họ của ta nối dài mãi mãi. Tổ tiên, đó còn là đồng bào; là một tổ Hồng Bàng; là Quốc tổ Vua Hùng; là các vị Thành hoàng làng, các vị tổ nghề, là những người có công bảo vệ xóm làng, quê hương đất nước... Tổ tiên, đó là quê hương, đất nước Việt Nam yêu dấu. Như vậy, tổ tiên còn gắn liền với truyền thống đoàn kết đấu tranh, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong tín ngưỡng của cư dân nông nghiệp nói chung, và của hầu hết đồng bào các dân tộc thiểu số nói riêng thường cho rằng nếp nhà cùng khói lửa là cõi thuần, còn phía bên ngoài là cõi hoang dã. Ở cõi thuần, cùng chung sống với con người có rất nhiều vị thần. Ấy là thần Bếp lửa ngự tại bếp sưởi, bếp lò; thần Cột nhà ngự tại cây chống nóc; thần Cửa chính mở từ gian giữa nhà ra ngoài; thần Buồng ngự tại buồng ngủ của ông bà chủ; thần Bản mệnh, thần Mẹ Hoa với người Tày, Nùng; thần Dược vương đối với thầy thuốc; thần Sắt đối với thợ rèn, đúc; các thần 8
  9. Mặt trời, Trăng, Sao, muông thú… ngự trên ban thờ cùng tổ tiên theo quan niệm của người Mông. Ngoài ra, đồng bào còn quan niệm vạn vật cũng có hồn thiêng. Một vật do chính tay người tạo ra, khi nó thành một thực thể riêng thì nó cũng có hồn, như cây khèn, khẩu súng kíp, cái cày, cây bừa, con dao, cái cuốc,… Cho nên khi sử dụng thì nâng niu; ngày lễ, tết thì được nghỉ ngơi và còn được làm lễ tạ ơn bằng cách xếp tất cả các đồ vật chụm lại nơi ban thờ ngự cùng tổ tiên. Như vậy, nghi thức thờ cúng tổ tiên là một phương thức ứng xử của cư dân nông nghiệp sống gắn bó với rừng núi, thiên nhiên, mặt trời, mặt trăng, đất, nước, muông thú, hoa cỏ, cây ngũ cốc làm lương thực, thực phẩm… được đúc kết chung lại thành đạo đức và cách thức ứng xử của con người với thiên nhiên, bao gồm cả vô vàn những kinh nghiệm sống. Trong xã hội nông nghiệp, sự chuyển đổi từ hái lượm, bao gồm cả săn bắt những gì có thể ăn được để nuôi sống con người, cho đến khi nhận thức ra phải cấy trồng để giữ lấy những sản phẩm từ thiên nhiên, nên thân phận con người luôn gắn liền với thiên nhiên. Theo quan niệm của đồng bào, khi con người thác thân, tức là thân xác con người đã lại trở về với thiên nhiên, còn hồn thì vẫn bơ vơ vô phương vô định. Nếu như được cúng bái, hồn người quá cố sẽ tìm được nơi cư ngụ, cũng có nghĩa là người sống sẽ được yên ổn, trước hết là yên ổn ở cõi 9
  10. lòng. Và hồn người quá cố không ở đâu xa, mà luôn sum vầy với chúng ta, tầng tầng lớp lớp. Cho nên, thờ cúng tổ tiên, trước hết, và quan trọng hơn hết, là mong cho tổ tiên, bao gồm cả trời, đất, nước, thiên nhiên… hóa thành các vị thần, thánh siêu nhiên phù hộ, độ trì cho con cháu có sức khỏe, dòng họ ngày một lớn mạnh, sản xuất phát triển, mùa màng bội thu, chăn nuôi tăng trưởng… Thờ cúng tổ tiên là việc những người đang sống tưởng nhớ tới ông bà, cha mẹ, những người ruột thịt, họ hàng thân thích, bởi họ là những người sinh ra ta, là một phần máu thịt của ta. Và trong tâm thức của những người đang sống, tổ tiên là bất tử. Qua việc thờ cúng tổ tiên, người còn sống và người đã chết có mối liên hệ mật thiết và hỗ trợ nhau. Con cháu thờ cúng tổ tiên - tổ tiên che chở, phù hộ cho con cháu. Thờ cúng tổ tiên là trao truyền đạo lý, lối sống, thái độ ứng xử cùng những kinh nghiệm sống cho thế hệ kế tiếp. Từ đó mà những kiến thức về cuộc sống vô bến vô bờ tiếp tục được mở rộng, bổ sung để cho đời sau phong lưu hơn ngày trước. Như đã nói ở trên, việc thờ cúng tổ tiên là tín ngưỡng chung của cư dân nông nghiệp, trước tiên là của các dân tộc sống trên đất nước Việt Nam. Tuy nhiên vì cuộc sống gắn liền với thiên nhiên nên việc định cư không ổn định. Có dân tộc sinh sống ở phố chợ, kinh kỳ hay ở đồng bằng đất hẹp người đông. 10
  11. Có dân tộc sinh sống ở miền núi, luôn phải di chuyển vì nhiều lý do và mục đích khác nhau. Cho nên ý niệm và cách thức thờ cúng cũng thay đổi, do có thể lãng quên đi cách thức cổ truyền, hoặc do cần phải phù hợp với nơi ở mới,… Cho nên ở một số dân tộc thiểu số thường phát sinh thêm nhiều dòng, ngành. Từ đó, cách thức thờ cúng cũng có sự thay đổi, cải biến. Ví dụ như ở người Mông, thực tế có tới khoảng hơn 12 ngành. Tìm hiểu, nghiên cứu bài ca Răn đường, (còn gọi là Chỉ đường) - bài ca tiễn đưa người quá cố khi trút hơi thở cuối cùng, thì có nơi có đến 31 khúc ca, có nơi chỉ có 5 đến 8 khúc ca, nhưng có nơi lại có tới 37 khúc ca. Hay như Mo Mường sưu tầm từ người Mường ở Hòa Bình ít nhiều có sự xê dịch so với Đẻ đất đẻ nước (Tẻe tất tẻe nác) sưu tầm từ người Mường ở Thanh Hóa. Từ đó sẽ thấy phong tục luôn luôn có sự tiếp biến. Các dân tộc ở Việt Nam, mỗi một dân tộc có riêng những quan niệm về thần, thánh, hồn, vía, ma, yêu quái (có thể gọi chung là thần và ma)..., nên những lễ nghi thờ cúng tùy từng nghi lễ mà mỗi dân tộc lại có cách tế lễ, cúng bái khác nhau về quy mô, về cấp độ. Song, hầu hết tựu chung có hai quan niệm: ma lành và ma ác. Ma lành, trong đó bao gồm cả tổ tiên khi chúng “làm việc” ban phúc lành cho con cháu, tức những người đang sống. Ma ác là những loại ma, qủy phần lớn ở ngoài hoang dã, nhưng đôi khi cũng là tổ tiên, hay các vị thần trong nếp nhà có thể giở chứng 11
  12. mà quay mặt trở lại gây hại cho người sống; hoặc do con cháu không cung phụng đầy đủ, để cho tổ tiên thiếu đói nên trở mặt quay ra gây hại cho con cháu, ví dụ như làm cho một ai đó ốm đau; hoặc rủ rê hồn cây trồng hay hồn vật nuôi bỏ đi, làm cho sản xuất lụi bại. Vì thế, đồng thời với bận rộn lao động sản xuất, đồng bào cũng luôn bận rộn với công việc cúng bái. Tuy nhiên công việc cúng bái không phải là một hoạt động hệ trọng, mà đó là một sinh hoạt thường nhật trong đời sống. Ngay như công việc tang ma, một sự kiện đột ngột, buồn đau nhưng không vì sự mất đi của ông bà, cha mẹ hay người thân mà trở nên bi lụy, chán chường. Thay bằng tình cảm kính trọng hay yêu thương của người sống với người đã khuất, con người ta không thể quỳ lạy mãi bên thi hài. Người sống đã biết thắp lên nén hương thơm để gửi gắm lòng mình tới người quá cố; thay vì những lời kể lể công ơn sinh thành, dưỡng dục của người quá cố đối với người còn sống, hay những lời giãi bày lòng mình với người quá cố, người ta có thể chuyển hóa thành ra những bài ca mang nặng nghĩa tình, nhưng cũng chứa đầy niềm tin động viên, thúc giục người sống trở nên quật cường. Như vậy, có thể nói, thờ cúng tổ tiên là một hình thức sinh hoạt văn hóa tâm linh đậm tình nghĩa của những con người ở hai cõi: Dương gian và Âm phủ. Và thờ cúng tổ tiên là một hoạt động mang đậm tính nhân văn, nhân ái sâu sắc vì nó không chỉ dừng ở ý 12
  13. nghĩa tưởng nhớ những người đã khuất, cầu mong linh hồn tổ tiên phù hộ, che chở cho con cháu mà chính những lễ nghi được thực hành sẽ trở thành động lực an ủi, động viên con người vươn lên trong cuộc sống. Lễ tục thờ cúng tổ tiên hoàn toàn là sinh hoạt dân gian, do nhân dân sáng tạo ra, do nhân dân thực hiện và duy trì. Người hành lễ hoàn toàn tự nguyện tự do thực thi nguyện cầu trong không gian nếp nhà của mình, dòng họ của mình, cho nên người dân hoàn toàn có quyền tự do điều chỉnh các lễ thức, lễ vật và cả những lời tâm ca cho phù hợp với hoàn cảnh, với thời cuộc, không có bất cứ một sự can thiệp nào từ bên ngoài nên vẫn nguyên vẹn ý nghĩa trong sáng, tinh khiết. Lễ tục thờ cúng tổ tiên chưa hề bị lạm dụng hay lợi dụng cho những ý đồ xấu, mờ ám, tham lam hay phản động, kể cả những yếu tố mê tín dị đoan làm cho con người trở nên mê muội, bi lụy, bởi vì chính người dân đã tự chắn giữ, thanh lọc và bảo toàn. Còn tổ tiên, ông bà, cha mẹ thì muôn đời muôn kiếp luôn luôn trụ trì vững chắc trong tâm khảm từ mỗi một thành viên cho đến cả cộng đồng. Và đó là bản sắc văn hóa Việt Nam, một đất nước có đông dân tộc anh em cùng chung sống. Bản sắc đó sẽ không hề thay đổi, và không dễ gì thay đổi. Bản sắc đó chỉ có thể luôn luôn được các thế hệ bổ sung, bồi đắp để ngày càng trở nên thanh tao, tuyệt mỹ. 13
  14. 14
  15. Phong tôc thê cóng tæ tiªn cña c¸c d©n téc viÖt nam I TÍN NGƯỠNG THỜ CÚNG TỔ TIÊN CỦA NGƯỜI TÀY, NÙNG Từ quan niệm con người chịu sự chi phối của hai cõi Trời - Đất, người Tày, Nùng từ xa xưa đã thờ nhiều thế lực siêu nhiên, tức nhiều loại thần, được gọi là Phàng, Phi, Ma. Ban thờ được bố trí đặt tại vị trí trang trọng nhất của ngôi nhà. Tùy gia cảnh từng gia đình có thể đặt ban thờ to hay nhỏ nhưng trên ban thờ thường có ba hoặc bốn bát hương với quan niệm: Bát thứ nhất để thờ tổ tiên cội nguồn, gọi là thờ Đẳm, tức bát chủ. Bát hương này to hơn những bát khác và thường đặt ở chính giữa. Khi làm được nhà mới hoặc cần di chuyển tới một nhà mới thì gia chủ chọn ngày tốt để đưa bát hương vào nhà. Việc này phải nhờ đến Cần tha chủng, tức người có mắt sáng, biết hành nghề Pụt, Tào, Mo, Then. Theo quan niệm của đồng bào, đây là những người có khả năng giao tiếp 15
  16. với người cõi âm. Theo phong tục, trong gia đình có người quá cố thì phận con cháu phải nhớ ngày tháng mất, thậm chí phải nhớ vài đời để còn làm giỗ; đồng thời những ngày này gia đình tránh làm những việc lớn, việc trọng đại như cưới gả, trồng cấy, phạt mộc, dựng nhà... Dân gian Tày, Nùng truyền tụng câu thành ngữ: Tụm Đẳm bấu đảy lọa/Tụm Phạ bấu đảy kin (Trùng tổ tiên không được làm/Trùng trời không được ăn), ý nói: Trùng vào ngày ông bà mất thì con cháu phải tránh mọi việc, nếu không tránh thì sẽ động; ngày đầu năm mới có sấm dù có tham việc thì cũng không được ăn, làm việc nào hỏng việc nấy, từ cấy trồng cho đến cưới hỏi. Hay câu nói vần để răn dạy, nhắc nhở con cháu không được bỏ bễ việc thờ cúng: Tả pỏ mẻ bấu ngòi/Tả dựa dòi bấu slớ (Bỏ cha mẹ không trông/Bỏ tổ tiên không thờ); hoặc như câu tục ngữ: Ruổi bân ruổi phạ ruổi mừa lăng/Ruổi pỏ ruổi mẻ ruổi tha hăn (Phạm trời phạm đất nạn về sau/Phạm cha mẹ thì nạn trước mặt). Cho nên nếu không chăm lo đến việc thờ cúng tổ tiên, ông bà là vi phạm đạo đức nghiêm trọng. Lễ lập bát hương ban thờ này được đồng bào tiến hành như sau: Lễ vật gồm một con gà giò, đĩa xôi, hoa quả, bánh trái… đồng thời nhất thiết phải có hai tấm vải, một tấm màu đen và một tấm màu trắng tượng trưng cho cây cầu âm dương với ý nghĩa để chuyển đồ lễ sang cõi âm cho ông bà tổ tiên và các vị thần. Còn bát hương thì 16
  17. được chuyển từ nhà cũ về. Trường hợp con cháu làm nhà mới thì lập bát hương mới nhưng phải lấy ba chân hương từ bát hương cũ vốn đã thờ tổ tiên sang. Các bát hương phải được rửa bằng nước lá bưởi rồi lau khô. Tro để trong bát hương được đốt từ rơm của lúa nếp, thu hái bằng cách ngắt từng bông, bó lại thành từng cum. Trường hợp ở xa, không kịp trở về lấy chân hương cũ thì viết tên ông bà, cha mẹ đã khuất của con trai vào tờ giấy rồi đặt dưới đáy bát hương. Dùng giấy điều và lá bưởi cắt hình tròn làm tiền xu, tượng trưng tiền dưới âm phủ. Đồng bào cho rằng lá bưởi có hương thơm nên có tác dụng tẩy uế. Khi mọi thủ tục đã chuẩn bị xong, gia chủ quỳ gối trước mâm lễ. Tiếp đến thầy cúng thỉnh báo lên các vị thần thánh xin được lập bát hương mới cho gia chủ. Trong khi thầy cúng tiếp tục cầu khấn thì gia chủ đổ tro vào bát hương. Khi bát hương đầy tro thì thắp ba nén hương cắm lên. Thầy cúng rải hai tấm vải đen và trắng lên bàn thờ. Bên mâm lễ và bát hương, còn có thêm một con gà, một con vịt sống và một chậu nước, với quan niệm chậu nước tượng trưng cho biển cả, còn vịt thì đưa gà đi lấy vía. Gia chủ giúp thầy cúng đưa bát hương lên bàn thờ. Thầy cúng đọc bài ca dâng lễ vật lên tổ tiên và các thánh thần. Trong khi thầy cúng đọc thì một người cầm lồng gà và vịt từ từ di chuyển từ dưới lên bàn thờ. Một người khác nâng đĩa xôi, con gà đã mổ, luộc chín theo sau. Kế tiếp gia chủ cầm bát hương và ngọn đèn đang cháy đặt lên bàn thờ. Cần lưu ý là bát hương, 17
  18. ngọn đèn phải luôn cháy trong ba ngày tiếp theo. Trong trường hợp không có nhân lực trông coi nhà cửa thì cũng phải thắp hương, thắp đèn vào các buổi sáng, trưa, tối. Bát thứ hai thờ ma chức sắc, tiếng Tày - Nùng gọi là phi ham. Nếu gia đình từng có người hành nghề Pụt, Tào, hoặc đang có người hành nghề thì ban thờ ma chức sắc phải đặt riêng. Còn nếu đặt chung trên ban thờ thì dùng một tấm ván ngăn cách ban thờ tổ tiên và ban thờ ma chức sắc. Bên ban thờ ma chức sắc (phi ham) đặt hoặc treo các dụng cụ của người hành nghề. Những nhà thờ ma chức sắc, khi có lễ cúng, hay Tết Rằm tháng Bảy và Tết Nguyên đán bao giờ cũng phải chuẩn bị một hũ rượu ngọt để dâng phi Tổ sư của mình. Hũ rượu cúng được ủ bằng gạo nếp ngon. Người ủ rượu không được nếm, không được cho trẻ ăn. Xôi đã rắc men cho vào hũ, bịt miệng hũ thật kín. Phía ngoài hũ bịt thêm giấy hoặc vải điều, gài thêm lá bưởi, theo quan niệm của đồng bào, để rượu không bị ô uế. Bên cạnh ban thờ dựng hai cây mía tươi, gọi là tậu bà Vương (gậy bà Thánh), tượng trưng cho cây gậy thần để Tổ sư chống khi đi về cõi âm. Khi mở hũ rượu dâng thánh, thầy cúng dùng phần ngọn mía đã được vót nhọn chọc xuống hũ rượu, quệt vào chén dâng lên ban thờ rồi mời Tổ sư và các thánh thần hưởng. Nhà nào thờ phi ham thì con cháu không được giết chó, mổ bò và cũng không được mang thịt từ nơi khác về nhà nấu ăn. Dân gian cho rằng, nếu phạm phải quy ước này, 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2