intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Những người không còn lách

Chia sẻ: Dai Hoc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:12

49
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhiều bệnh toàn thân và tại chỗ có liên quan đến lách, khi đó lựa chọn cắt lách có thể đem lại lợi ích cho điều trị. Tuy nhiên, vì lách là bộ phận ảnh hưởng đến chức năng tạo máu và miễn dịch bảo vệ cơ thể nên khi cắt đi, sức khoẻ người bệnh ít nhiều cũng thay đổi. Và một trong nhiều câu hỏi người bệnh hay đặt ra nhất

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Những người không còn lách

  1. Những người không còn lách Nhiều bệnh toàn thân và tại chỗ có liên quan đến lách, khi đó lựa chọn cắt lách có thể đem lại lợi ích cho điều trị. Tuy nhiên, vì lách là bộ phận ảnh hưởng đến chức năng tạo máu và miễn dịch bảo vệ cơ thể nên khi cắt đi, sức khoẻ người bệnh ít nhiều cũng thay đổi. Và một trong nhiều câu hỏi người bệnh hay đặt ra nhất: cắt lách rồi sự sống còn lại sẽ ngắn hay dài?
  2. Trong cơ thể người, lách nằm ở phần trên bên trái ổ bụng trong một khoang tiếp giáp giữa cơ Ảnh minh họa hoành, dạ dày, thận trái và đại tràng, cân nặng từ 150 – 200g. Bình thường lách không sờ thấy, mặc dù đôi lúc có thể sờ được ở trẻ em và người gầy. Khi lách có chiều dài hơn 11cm hoặc cân nặng hơn 400g thì được gọi là lách to. Những bệnh cần cắt lách
  3. Lách có các chức năng quan trọng như làm sạch các vi trùng và các vật thể lạ từ dòng máu; khởi động và kiểm soát các đáp ứng miễn dịch của cơ thể như sản xuất các kháng thể, tổng hợp properdin, tuftsin; tiêu huỷ các tế bào máu hư hoặc già cỗi. Ngoài ra, lách còn là kho dự trữ hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu để sẵn sàng phóng thích vào hệ tuần hoàn khi cơ thể yêu cầu. Trong tình huống đặc biệt, lách cũng làm chức năng tạo huyết, đây chính là chức năng rất quan trọng mà lách đã đảm trách trong giai đoạn bào thai.
  4. Mặc dù có nhiều chức năng quan trọng nhưng trong nhiều tình trạng bệnh lý hoặc chấn thương, bác sĩ phải cắt bỏ lách để điều trị bệnh, thường gặp là: Các thương tổn ngoại khoa: chấn thương (trước đây người ta mổ cắt bỏ lách cho mọi trường hợp vỡ lách vì mô lách rất bở, khó khâu cầm máu. Hiện nay, ngoại trừ vỡ lách nặng, đa số vỡ lách được điều trị không mổ hoặc mổ với phương pháp bảo tồn lách); ung thư (ung thư lách, ung thư các tạng di căn lách hoặc xâm lấn lách); các thương tổn lành tính tại lách: nhồi máu, áp xe, nang,
  5. xoắn,… Các bệnh nội khoa: cường lách nguyên phát hay thứ phát, gây giảm một hoặc cả ba dòng tế bào máu: hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu; các bệnh bẩm sinh về hồng cầu làm thiếu máu do hồng cầu bị tăng cường phá huỷ ở lách như: bệnh Thalassemia thể nặng, bệnh hồng cầu hình liềm, hồng cầu hình cầu,… Các bệnh mắc phải của hệ huyết học: thiếu máu tán huyết tự miễn, xuất huyết giảm tiểu cầu vô căn, bệnh bạch
  6. cầu,… Phẫu thuật có dễ gặp tai biến? Chỉ định cắt lách trong các chứng bệnh trên, nhất là bệnh nội khoa, các bác sĩ phải cân nhắc kỹ giữa lợi ích cắt lách mang lại và những bất lợi của người bệnh không có lách. Hiện phẫu thuật cắt lách đa số thực hiện bằng phương pháp nội soi ổ bụng. Các trường hợp lách không quá lớn, có thể thực hiện mổ nội soi một vết mổ. Mổ nội soi thông thường hay nội soi một vết mổ là phương pháp an toàn, ít
  7. đau, sẹo thẩm mỹ, mau bình phục. Chỉ một vài trường hợp lách quá lớn, cường lách… mới cần đến phẫu thuật mở bụng kinh điển. Cắt lách là một phẫu thuật không phức tạp lắm, tỷ lệ biến chứng xảy ra khá thấp trong khoảng 1 – 3%. Biến chứng có thể xảy ra gồm: chảy máu trong ổ bụng; thương tổn cơ quan lân cận như dạ dày, đại tràng, tuỵ; nhiễm trùng (nhiễm trùng xoang bụng, áp xe dưới hoành, nhiễm trùng vết mổ); suy gan (xảy ra ở những người xơ gan cường lách); ngoài ra còn có thể có những biến chứng liên quan
  8. đến gây mê toàn thân. Ngoài trường hợp cấp cứu (như vỡ lách chấn thương), người bệnh được chỉ định cắt lách cần chuẩn bị chu đáo trong một thời gian. Việc chuẩn bị này nhằm điều chỉnh các rối loạn do tình trạng thiếu máu, rối loạn đông máu – cầm máu, thiếu dinh dưỡng, suy chức năng gan,… Ngoài ra còn để tiêm ngừa các bệnh nhiễm trùng dễ xảy ra với người cắt lách. Các nội dung chuẩn bị ngay trước mổ sẽ được thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ phẫu thuật và điều dưỡng chăm sóc.
  9. Điều gì xảy ra sau khi cắt lách? Như đã nói, cắt lách có thể đem lại lợi ích trong điều trị bệnh. Cuộc sống sau mổ của người cắt lách đúng chỉ định, đúng phương pháp trong hầu hết trường hợp sẽ tốt hơn. Quá trình sống tiếp theo dài hay ngắn sẽ tuỳ vào cách chăm sóc sức khoẻ và những yếu tố khác tác động, không thể xác định trước là mấy năm hay mấy chục năm. Tuy nhiên có vài điều sẽ xảy ra sau khi cắt lách mà người bệnh cần lưu ý. Trước hết chính là tăng nguy cơ nhiễm
  10. trùng bùng phát, biểu hiện bởi nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não hoặc viêm phổi. Sự suy giảm đáp ứng miễn dịch sau cắt lách sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân cắt lách, tuổi khi cắt lách. Nguy cơ nhiễm trùng bùng phát thấp nhất ở trường hợp cắt lách do chấn thương vỡ lách, do bệnh giảm tiểu cầu vô căn và bệnh hồng cầu hình cầu. Trẻ em khi cắt lách thường dẫn đến tăng nguy cơ nhiễm trùng máu bởi vi khuẩn, chủ yếu do Pneumococcus, Meningococcus và Hemophilus influenzae. Cắt lách ở người lớn ít gây ảnh hưởng hơn nhưng cũng có thể dẫn
  11. đến nhiễm khuẩn huyết hoặc du khuẩn huyết. Khoảng 75% người cắt lách có số lượng tiểu cầu tăng cao hơn 400.000 và một số có thể hơn 1.000.000/mm3 (số lượng tiểu cầu bình thường là 300.000/mm3). Tăng tiểu cầu có nghĩa tăng nguy cơ gây ra cục máu đông trong hệ thống mạch máu, tuy nhiên tiểu cầu tăng ở người cắt lách thường không làm tăng nguy cơ thuyên tắc mạch. Riêng với bệnh nhân rối loạn tăng sinh tuỷ, tiểu cầu tăng sau cắt lách sẽ thật sự làm tăng nguy cơ thuyên tắc mạch, cần điều trị với thuốc kháng tiểu cầu. Ngoài ra, sau cắt
  12. lách còn có thể tăng nguy cơ đái tháo đường, giảm bạch cầu đa nhân, tăng hồng cầu,… Vì cắt lách có những lợi, hại nhất định nên phải hết sức cân nhắc khi chỉ định cắt lách.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2