intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Những nguyên nhân thường gặp gây đau bụng ở trẻ

Chia sẻ: Viem Chinhlaem | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

110
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cần hiểu rõ nguyên nhân vì sao trẻ bị đau bụng để có cách chữa trị kịp thời. Đau bụng ở trẻ nhỏ là hiện tượng không hiếm, tuy nhiên có rất nhiều nguyên nhân gây đau bụng cũng như có thể đó là biểu hiện của nhiều bệnh khác. Đau bụng do ăn uống, đau dạ dày hay táo bón đều cần có kiến thức để có thể nhận diện và có giải pháp chữa trị phù hợp. Sau đây là một số nguyên được coi là phổ biến giải thích vì sao bé lại bị đau bụng và lời khuyên...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Những nguyên nhân thường gặp gây đau bụng ở trẻ

  1. Những nguyên nhân thường gặp gây đau bụng ở trẻ Cần hiểu rõ nguyên nhân vì sao trẻ bị đau bụng để có cách chữa trị kịp thời. Đau bụng ở trẻ nhỏ là hiện tượng không hiếm, tuy nhiên có rất nhiều nguyên nhân gây đau bụng cũng như có thể đó là biểu hiện của nhiều bệnh
  2. khác. Đau bụng do ăn uống, đau dạ dày hay táo bón đều cần có kiến thức để có thể nhận diện và có giải pháp chữa trị phù hợp. Sau đây là một số nguyên được coi là phổ biến giải thích vì sao bé lại bị đau bụng và lời khuyên của bác sĩ dành cho các bậc phụ huynh. Nếu con của bạn có triệu chứng: đầy hơi và đau dạ dày Đó có thể là: ăn quá nhiều và (hoặc) bị đầy hơi Bác sĩ khuyên: Dùng khăn sạch, làm ấm khăn và chườm lên bụng bé, dùng tay xoa bụng bé một cách nhẹ nhàng. Nếu con của bạn có triệu chứng: đau dạ dày và bụng cứng, đi tiêu ra phân có cục nhỏ Đó có thể là: Táo bón Bác sĩ khuyên: Nên cho trẻ ăn thêm rau, trái cây cắt nhỏ hoặc uống thêm nước trái cây. Cần bổ sung chất xơ vào khẩu phần ăn của trẻ Nếu con của bạn có triệu chứng: Buồn nôn, nôn
  3. mửa, tiêu chảy, sốt, và ớn lạnh Đó có thể là: viêm dạ dày – ruột Bác sĩ khuyên: Vì trẻ nôn ói nhiều, lại tiêu chảy nên rất dễ bị mất nước, cần cho trẻ ăn thức ăn lỏng để bù nước và dễ nuốt như cháo, súp. Để bù nước có thể cho trẻ uống nước đường, nhưng không nên pha quá nhiều đường. Cũng không nên cho trẻ ăn thức ăn nhiều dầu mỡ khi trẻ đang bị nôn ói. Đau bụng, nôn ói, tiêu chảy... khiến trẻ mất nước và mệt mỏi,
  4. cần chú ý bù nước cho trẻ. Ảnh: Getty images. Nếu con của bạn có triệu chứng: co thắt dạ dày, nôn mửa, tiêu chảy và thường bị sốt Đó có thể là: Ngộ độc thức ăn Bác sĩ khuyên: Cho con ăn nhiều thức ăn lỏng để chống mất nước, cho trẻ ăn mỗi lần từng chút như cháo, súp, cơm nhão để phục hồi men tiêu hóa. Không cho trẻ uống thuốc cầm tiêu chảy. Nếu tình trạng trẻ không được cải thiện, cần đưa bé đến ngay bệnh viện. Nếu con của bạn có triệu chứng: đau bụng cộng với đau họng và đôi khi sốt Đó có thể là: Viêm khuẩn cầu chuỗi họng Bác sĩ khuyên bạn: Cho trẻ dùng kháng sinh. Đối với trường hợp bị viêm khuẩn cầu chuỗi họng thì bác sĩ cho uống kháng sinh trong 10 ngày. Sau 24 tiếng khi uống kháng sinh, trẻ sẽ hạ sốt. Vào ngày thứ 2 hay thứ 3 thì các triệu chứng khác cũng sẽ giảm dần đi, tuy nhiên vẫn nên cho con uống đủ 10 ngày thuốc
  5. kháng sinh vì vi khuẩn có thể vẫn còn trong cổ họng, nếu dừng uống thuốc quá sớm thì bệnh có thể sẽ quay trở lại. Nếu con của bạn có triệu chứng: khó chịu, đau quanh vùng rốn hoặc bên phải của dạ dày Đó có thể là: Viêm ruột thừa Bác sĩ khuyên: Nên ngay lập tức đưa con đến bệnh viện hoặc cơ sỏ y tế gần nhất. Nếu con của bạn : Không giải thích được một cách rõ ràng bé bị đau như thế nào, chỉ biết là trẻ thấy đau bụng. Đó có thể là: Do trẻ bị căng thẳng hay đang lo sợ trước áp lực nào đó. Bác sĩ khuyên: Tìm hiểu nguyên nhân vì đâu trẻ bị căng thẳng hay lo lắng quá mức. Khi đã biết rõ lý do, cha mẹ nên chuyện trò và giải thích hoặc cùng trẻ tìm hướng giải quyết để giải tỏa lo lắng của trẻ. Có thể nhờ một người thân mà trẻ quí mến, hay chuyện tò hoặc tâm sự cùng để làm “chuyên gia tư vấn” cho bé.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2