intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Những căn bệnh thường gặp ở trẻ sinh non

Chia sẻ: Cuctrang_1 Cuctrang_1 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

84
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trẻ thường bị vàng da, mắc các bệnh về võng mạc và nhiều bệnh lý khác dẫn đến chúng thường bị nhẹ cân hơn trẻ sinh đủ ngày và phải mang di chứng suốt đời hoặc bị tử vong. .. Nguyên nhân dẫn đến đẻ non Theo thống kê chung, có khoảng 50% số trường hợp sinh non không rõ nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây ra. Những trường hợp xác định được bao gồm các nguyên nhân, yếu tố như: mẹ bị hở eo tử cung, mẹ có tiền căn sản giật nặng, tử cung dị dạng, đa...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Những căn bệnh thường gặp ở trẻ sinh non

  1. Những căn bệnh thường gặp ở trẻ sinh non Trẻ thường bị vàng da, mắc các bệnh về võng mạc và nhiều bệnh lý khác dẫn đến chúng thường bị nhẹ cân hơn trẻ sinh đủ ngày và phải mang di chứng suốt đời hoặc bị tử vong. .. Nguyên nhân dẫn đến đẻ non Theo thống kê chung, có khoảng 50% số trường hợp sinh non không rõ nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây ra. Những trường hợp xác định được bao gồm các nguyên nhân, yếu tố như: mẹ bị hở eo tử cung, mẹ có tiền căn sản giật nặng, tử cung dị dạng, đa thai, nhiễm trùng ối. Ngoài ra, còn có các yếu tố khác như: tuổi thai phụ, tiền sử sinh non, tình trạng kinh tế gia đình, cân nặng của mẹ, mắc bệnh đái tháo đường, nghề nghiệp, điều kiện làm việc… Theo nghiên cứu của các nước châu Âu, sinh non có liên quan đến điều kiện làm việc ở những phụ nữ mang thai sau: có thời gian làm việc quá 42 giờ trong tuần, công việc phải đứng nhiều (trên 6 giờ mỗi ngày), thai phụ không hài lòng với công việc của mình, công việc đòi hỏi về thể lực…
  2. Trẻ sơ sinh non tháng rất non nớt và cần sự chăm sóc đặc biệt Tiến sĩ – bác sĩ Ngô Minh Xuân, Trưởng khoa Sơ sinh, Bệnh viện Từ Dũ cho biết, trẻ sinh non thường gặp những bệnh lý cơ bản sau đây: Ngạt: Ngạt ở trẻ sinh non có thể xảy ra trong giai đoạn chu sinh (trước sinh) và giai đoạn sơ sinh (khoảng 4 tuần sau khi chào đời). Ngạt có thể khiến bé tử vong nếu không được bác sĩ chẩn đoán trước tình hình và xử trí kịp thời. Suy hô hấp: Đây là nguyên nhân chủ yếu gây tử vong ở trẻ sinh non. Trẻ càng sinh non tháng càng dễ bị suy hô hấp. Nổi bật nhất của suy hô hấp là bệnh màng
  3. trong. Bệnh này do cơ thể bé sinh non thiếu Surfactant – chất có chức năng giữ phế quản phổi không bị xẹp khi thở ra. Vàng da: Bệnh rất nguy hiểm, diễn tiến nhanh, nếu không phát hiện và điều trị kịp sẽ gây nhiễm độc thần kinh khiến trẻ tử vong hoặc để lại di chứng suốt đời. Bệnh do gan của trẻ sinh non chưa phát triển đủ để thực hiện chức năng chuyển hóa. Bé có trọng lượng dưới 1,5 kg lúc sinh thì tỷ lệ vàng da là 100%, được điều trị sớm bằng đèn chiếu. Phụ huynh cũng phải tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ để tránh biến chứng xảy ra cho bé. Nhiễm trùng: Rất dễ xảy ra do trẻ sinh non vốn có sức đề kháng yếu. Sản phụ sinh non không rõ nguyên nhân, mẹ bị nhiễm trùng niệu sinh dục, vỡ ối sớm, mẹ có sốt quanh thời gian chuyển dạ… đều có thể là nguyên nhân khiến bé nhiễm trùng khi chào đời. Những bé phải hồi sức sau sinh, bé bị hít phải nước ối cũng rất dễ bị nhiễm trùng. Bệnh khiến bé sốc dẫn đến tử vong. Rối loạn thân nhiệt: Triệu chứng này thường thấy ở trẻ sinh nhẹ cân. Hiện tượng thường gặp nhất là hạ thân nhiệt. Biến chứng này dễ cướp đi sinh mạng của bé. Rối loạn tiêu hóa:
  4. Biểu hiện bằng triệu chứng trẻ thường xuyên ói, nôn trớ, tiêu chảy hoặc trướng bụng. Biến chứng nguy hiểm nhất là viêm ruột hoại tử. Ruột của bé không được đủ máu nuôi sẽ mỏng dần rồi hoại tử hoặc thủng. Do đó, khi thấy bé trướng bụng, ói dịch xanh thì phải đến bác sĩ ngay. Rối loạn chuyển hóa: Trẻ có thể bị hạ đường huyết khiến tím tái. Bệnh cũng gây thiếu ôxy não để lại di chứng cho bé. Khi thấy trẻ bú kém, nôn trớ nhiều, phụ huynh nên đưa đi khám để được chẩn đoán và điều trị. Rối loạn huyết học: Trẻ sinh non nhẹ cân dễ bị xuất huyết, đặc biệt là thiếu yếu tố đông máu do thiếu vitamin K. Trẻ cũng dễ thiếu máu do tủy xương hoạt động yếu; yếu tố hấp thu máy kém hoặc phải lấy nhiều máu để làm xét nghiệm. Phụ huynh cần theo dõi sắc diện của trẻ, nếu nhìn thấy da kém hồng, chậm lên cân thì nên đi khám. Bệnh lý võng mạc Đây được xem là bệnh lý đặc biệt quan trọng cần được theo dõi sát đối với trẻ cân nặng 1,5 kg khi sinh hoặc sinh non dưới 30 tuần tuổi. Một số trẻ nặng hơn 1,5 kg vẫn có thể mắc bệnh nếu phải hồi sức sau sinh. Bệnh có thể khiến trẻ bị mù nếu phụ huynh không đưa bé đi khám đúng lịch hẹn của bác sĩ. Bệnh lý thần kinh:
  5. Đây là bệnh ảnh hưởng đến sự phát triển tinh thần và cả thể chất của trẻ. Những bé mắc bệnh thường gây biểu hiện co giật chi, trợn mắt, quẹo cổ. Phụ huynh cần chú ý yếu tố tâm thần vận động và đo vòng đầu của bé để sớm can thiệp nếu bệnh xảy ra. Nhiễm trùng da: Thường thấy nhất là chứng viêm da, hăm đỏ da, nhiễm trùng có mủ, nhiễm trùng rốn. Bệnh có thể khiến trẻ bị nhiễm trùng máu. Phụ huynh nếu thấy hiện tượng bé đỏ rốn hoặc quanh chân rốn, rỉ nước có mùi thì nên khám ngay. Ngoài vệ sinh rốn, bố mẹ cũng nên vệ sinh vùng bẹn. Cần lau sạch và giữ khô ráo vùng kín sau mỗi lần bé đi vệ sinh. Chậm tăng trưởng thể chất: Bệnh thường thấy do sữa mẹ không đủ cho trẻ bú hoặc kém, bé không hấp thu tốt chất dinh dưỡng. Bệnh dễ khiến bé bị suy còi, không phát triển chiều cao. Với những trường hợp này, phụ huynh cần đưa con đi khám để được theo dõi cân nặng, vòng đầu, chiều cao và tư vấn dinh dưỡng hợp lý.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2