Những thắc mắc thường gặp khi chăm sóc bé (Phần 1)
lượt xem 14
download
Cách gì giúp trẻ bỏ tật mút ngón tay? Con tôi mới được 8 tháng tuổi nhưng cháu rất thích mút ngón tay, đặc biệt là ngón tay cái. Mỗi lần cháu cho tay vào miệng tôi đều gạt tay cháu ra nhưng chỉ vài phút sau cháu lại đưa tay vào miệng. Xin hỏi bác sĩ có cách nào giúp con tôi bỏ được tật mút tay này không? Nguyễn Lan Phương(Ninh Bình) Mút ngón tay thường gặp ở trẻ em nhưng đây là một thói quen xấu cần loại bỏ vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Những thắc mắc thường gặp khi chăm sóc bé (Phần 1)
- Những thắc mắc thường gặp khi chăm sóc bé (Phần 1): Cách gì giúp trẻ bỏ tật mút ngón tay? Con tôi mới được 8 tháng tuổi nhưng cháu rất thích mút ngón tay, đặc biệt là ngón tay cái. Mỗi lần cháu cho tay vào miệng tôi đều gạt tay cháu ra nhưng chỉ vài phút sau cháu lại đưa tay vào miệng. Xin hỏi bác sĩ có cách nào giúp con tôi bỏ được tật mút tay này không? Nguyễn Lan Phương(Ninh Bình)
- Mút ngón tay thường gặp ở trẻ em nhưng đây là một thói quen xấu cần loại bỏ vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình mọc răng như gây răng vẩu, lệch khớp cắn, ảnh hưởng đến cung hàm và thẩm mỹ của răng. Tật mút ngón tay còn làm cho lưỡi bị đẩy ra phía trước khiến trẻ gặp khó khăn khi phát âm. Ngoài ra, thói quen này còn gây mất vệ sinh, dễ khiến trẻ mắc phải một số bệnh giun sán. Mức độ ảnh hưởng của thói quen xấu này tùy thuộc vào thời gian và số lần trẻ mút ngón tay trong ngày. Để giúp trẻ từ bỏ thói quen này, các bậc phụ huynh cần kiên trì và thử áp dụng một số biện pháp để trẻ không đưa tay lên miệng như sử dụng ống bìa cứng ôm lấy khuỷu tay trẻ khi trẻ khoảng 2-3 tháng tuổi nhưng không nên bó sát quá sẽ gây xước da trẻ, không nên sử dụng khi trẻ ngủ. Đối với con bạn, bạn có thể bôi một chất an toàn có mùi khó chịu ở ngón tay cái hoặc bọc ngón tay này bằng vải để trẻ sợ, không đưa vào miệng, dần dần có thể bỏ được tật mút ngón tay.
- Có thuốc trị đái dầm? Con trai tôi năm nay đã 6 tuổi nhưng cháu vẫn "tè" dầm vào ban đêm. Có thuốc nào chữa khỏi bệnh này không? Đái dầm ở trẻ em có nhiều khả năng tự hết khi trẻ lớn lên (tỷ lệ khỏi tự phát hằng năm khoảng 14 - 16%), nhưng ở người lớn, khả năng này rất khó xảy ra và thường đòi hỏi phải điều trị bằng thuốc. Các thuốc chống trầm cảm 3 vòng như amitriptyline, imipramine hoặc nortriptyline có thể điều trị thành công nhiều trường hợp đái dầm, nhưng thường đòi hỏi phải điều trị kéo dài, có thể tới 3 tháng. Tác dụng của thuốc thường chỉ được duy trì trong thời gian điều trị, sau khi ngưng dùng thuốc, tình trạng đái dầm thường tái phát ở đa số trẻ. Thuốc có một số tác dụng phụ, thường gặp nhất là gây ngầy ngật, mệt mỏi, quấy khóc, rối loạn giấc ngủ, kích ứng dạ dày, đôi khi có thể
- gây nhịp tim nhanh, tụt huyết áp, co giật... nhất là ở trẻ em. Do đó, việc sử dụng các thuốc chống trầm cảm 3 vòng để điều trị đái dầm ở trẻ em có thể gặp khó khăn. Imipramine hydrochloride là thuốc chống trầm cảm 3 vòng được dùng rộng rãi nhất để điều trị đái dầm. Cơ chế tác dụng của thuốc này trong điều trị đái dầm được cho là do tác dụng kháng cholinergic, chống bài niệu và các tác động khác trên hệ thần kinh trung ương. Tuy nhiên, cơ chế chính xác của thuốc còn chưa được khẳng định. Một thuốc khác cũng có thể được sử dụng để điều trị hiện tượng đái dầm là desmopressin acetate. Đây là một dẫn chất tổng hợp của hormon chống bài niệu, có tác dụng giảm lượng nước tiểu về đêm. Thuốc tác dụng tốt nhất là ở những người có tăng số lượng nước tiểu về đêm vượt quá sức chứa của bàng quang. Desmopressin khởi phát tác dụng nhanh nên có thể dùng ngắn ngày. Tuy nhiên, tác dụng của thuốc cũng thường hết nhanh sau khi ngưng dùng thuốc. Một số nghiên cứu cho thấy, tác dụng của desmopressin và các thuốc chống trầm cảm 3 vòng trong điều trị đái dầm là tương đương nhau. Tác dụng phụ thường gặp nhất của desmopressin là gây kích ứng và chảy máu mũi khi dùng đường nhỏ mũi, xảy ra ở khoảng 1-5% số bệnh nhân dùng thuốc, co giật và hôn mê là những tác dụng phụ rất hiếm gặp. Có thể cân nhắc sử dụng một liều thấp của các thuốc lợi tiểu như furosemid, hypothiazid, uống vào buổi trưa để giảm bớt
- lượng nước tiểu bài tiết về đêm. Oxybutynin chlorid, một thuốc kháng cholinergic cũng đã được thử nghiệm trong điều trị đái dầm ở trẻ em. Các nghiên cứu cho thấy, tác dụng của thuốc chỉ rõ rệt ở những trẻ có bất ổn ở bàng quang. Hiệu quả của thuốc cũng được tăng cường khi dùng phối hợp với desmopressin. Tác dụng phụ của thuốc xảy ra ở khoảng 17% các trường hợp, thường gặp nhất là nhịp tim nhanh, khô miệng, khô mắt. Đái dầm thường là một hiện tượng sinh lý ở trẻ em, ít khi đòi hỏi phải điều trị. Hiện nay, các phương pháp điều trị đái dầm nói chung có hiệu quả không hằng định và thường tái phát nhanh sau khi ngưng điều trị.
- Biểu hiện trẻ bị tự kỷ Con tôi 26 tháng tuổi, cháu rất thích xem tivi và chưa nói được. Đọc trên báo, tôi thấy trẻ xem tivi nhiều là một trong những dấu hiệu bị tự kỷ. Có phải con tôi mắc bệnh tử kỷ và xin bác sĩ cho biết biểu hiện của bệnh. Tự kỷ chỉ là hội chứng chứ không phải là bệnh. Đó là một chứng rối loạn ảnh hưởng tới hành vi, suy nghĩ, giao tiếp của trẻ. Trẻ trai mắc nhiều hơn trẻ gái và độ tuổi để chẩn đoán thường từ 15 tháng tuổi đến 36 tháng tuổi. Biểu hiện của bệnh là hầu hết trẻ chậm trễ trong phát triển kỹ năng nói, lặp từ; trẻ tương tác xã hội kém; có những hành vi và sở thích kỳ quặc như thích chơi bánh xe, yêu quý một đồ vật thái quá... Trẻ mắc hội chứng tự kỷ thích chơi một mình, ít biểu lộ cảm xúc bằng mắt, ít giao tiếp bằng mắt với người khác. Đó là những dấu hiệu điển
- hình và đặc trưng nhất. Hiện chưa có thuốc điều trị cho trẻ mắc hội chứng này mà chỉ có các liệu pháp để giúp đỡ trẻ và gia đình có trẻ mắc tự kỷ tham khảo và khắc phục. Bạn nên đưa con tới Bệnh viện Nhi Trung ương để được các bác sĩ khám, thử các test tâm lý tìm được đúng căn nguyên.
- Có nên cho trẻ uống sữa thay cơm? Nên cho trẻ ăn cơm cùng gia đình. Con gái tôi được 4 tuổi nhưng cháu rất lười ăn cơm, cháu chỉ uống sữa. Xin hỏi bác sĩ như thế có tốt không? Có cách nào để cháu có hứng thú ăn cơm không? Phạm Thị Nga (Hà Nội) Sau sữa mẹ, sữa động vật (bò, trâu, dê...) là một trong những thực phẩm có nhiều chất dinh dưỡng cần thiết và cân đối, dễ tiêu hóa và hấp thu. Chính vì vậy, sữa là thực phẩm cần thiết cho mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, sữa không thể thay thế thức ăn khác. Thứ nhất, sữa thường đắt, làm tăng gánh nặng kinh tế của gia đình. Thêm vào đó, thực phẩm hằng ngày còn cung cấp một lượng lớn chất xơ (giúp phòng chống táo bón và bệnh mạn tính sau này), chất chống ôxy hóa (vitamin C, E, caroten, selen) mà sữa thường không thể cung cấp đủ. Con chị 4 tuổi cần ăn 3
- bữa chính (sáng, trưa, tối). Ngoài ra uống thêm sữa hoặc nước quả xen kẽ các bữa ăn. Mỗi bữa ăn cần có đủ các thành phần như đường bột (gạo, ngô, khoai, sắn), chất đạm (thịt, tôm, trứng, đậu đỗ, lạc vừng), chất béo (dầu, mỡ), vitamin và muối khoáng (rau và quả). Cách cho trẻ ăn cũng rất quan trọng. Nhiều khi do cho trẻ uống sữa quá gần bữa ăn nên trẻ no bụng không chịu ăn cơm. Hơn nữa, ở độ tuổi này, nên cho cháu ngồi ăn cơm cùng gia đình. Do trẻ rất thích bắt chước bố mẹ, nên sẽ thử những thức ăn mới khi thấy bố mẹ ăn. Trẻ cũng rất dễ bị phân tán, nên khi cho trẻ ăn, cần tắt TV, băng đĩa và các trò chơi máy tính. Cũng nên cho các cháu cùng độ tuổi ăn với nhau. Nhiều khi tâm lý ganh đua hoặc cảm giác vui vẻ khi có bạn bè giúp cháu ăn được nhiều hơn. Bạn cũng cần theo dõi biểu đồ tăng trưởng để xem cân nặng của con bạn có nằm trong ngưỡng bình thường không, và diễn biễn cân nặng thế nào. Đôi khi, vì tưởng con mình gầy quá, nhiều bậc cha mẹ ép con mình ăn quá nhiều dẫn tới biểu hiện thừa cân và béo phì gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của trẻ.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
7 thắc mắc khi mang thai
4 p | 149 | 39
-
Những thắc mắc thường gặp khi mang bầu
6 p | 139 | 26
-
Những thắc mắc thường gặp khi mang bầu
3 p | 120 | 21
-
Những thắc mắc thường gặp khi mang bầu
8 p | 114 | 20
-
Giải đáp một số thắc mắc khi nuôi con bằng sữa mẹ - Phần 6
24 p | 122 | 18
-
Những thắc mắc thường gặp khi chăm sóc bé (Phần 2)
9 p | 89 | 15
-
Những thắc mắc thường gặp khi chăm sóc bé (Phần 3)
7 p | 105 | 15
-
5 thắc mắc thường gặp về mất ngủ
6 p | 115 | 14
-
Những thắc mắc thường gặp khi chăm sóc bé (Phần 4)
8 p | 102 | 13
-
Những thắc mắc thường gặp khi chăm sóc bé (Phần 5)
10 p | 105 | 13
-
Những thắc mắc thường gặp khi bé sốt
5 p | 99 | 12
-
Những thắc mắc thường gặp về cân nặng khi mang bầu
6 p | 124 | 11
-
Những vấn đề về mắt của phụ nữ mang thai
5 p | 104 | 8
-
9 thắc mắc thường gặp khi cho con bú
8 p | 89 | 5
-
Những thắc mắc khi dùng nước súc miệng
6 p | 64 | 4
-
Cho bé uống thuốc: Thắc mắc thường gặp của mẹ
6 p | 67 | 3
-
Những thắc mắc thường gặp về cúm H1N1
3 p | 46 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn