intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Những thắc mắc thường gặp khi chăm sóc bé (Phần 3)

Chia sẻ: De Khi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

107
lượt xem
15
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Con tôi 1 tuổi, cả nhà tôi không ai bị lác mắt nhưng cháu lại bị. Vậy nguyên nhân nào, thưa bác sĩ? Lác mắt là do hiện tượng mất cân bằng giữa 2 mắt. Bình thường, các cơ của mắt hoạt động rất cân bằng dưới sự điều khiển của các dây thần kinh để hai tròng mắt nhìn đúng hướng. Khi sự cân bằng này mất đi, mắt không nhìn được đúng hướng và sinh ra lác. Nguyên nhân gây lác có thể có tật về mắt như cận thị, loạn thị, viễn thị, gặp bất thường ở...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Những thắc mắc thường gặp khi chăm sóc bé (Phần 3)

  1. Những thắc mắc thường gặp khi chăm sóc bé (Phần 3): Nguyên nhân lác mắt ở trẻ Con tôi 1 tuổi, cả nhà tôi không ai bị lác mắt nhưng cháu lại bị. Vậy nguyên nhân nào, thưa bác sĩ? Lác mắt là do hiện tượng mất cân bằng giữa 2 mắt. Bình thường, các cơ của mắt hoạt động rất cân bằng dưới sự điều khiển của các dây thần kinh để hai tròng mắt nhìn đúng hướng. Khi sự cân bằng này mất đi, mắt không nhìn được đúng hướng và sinh ra lác. Nguyên nhân gây lác có thể có tật về mắt như cận thị, loạn thị, viễn thị, gặp bất thường ở các cơ vùng nhãn cầu, bị chấn thương mắt, sụp mí,
  2. lác mắt cũng do di truyền... Khi phát hiện trẻ có dấu hiệu nhìn lệch, nhìn phải nghiêng đầu, không tập trung vào một đồ chơi, không có phản ứng với ánh sáng thì các bậc cha mẹ nên đưa trẻ đi khám để điều trị càng sớm càng tốt. Như thế, mắt bé có cơ hội trở lại bình thường. Bác sĩ nhãn khoa sẽ có phương pháp luyện tập mắt, cho trẻ đeo kính hoặc phẫu thuật...
  3. Tăng miễn dịch cho trẻ bằng chế độ ăn uống Thời tiết vào hè khiến cho trẻ dễ ốm, mắc các bệnh do virus, vi khuẩn gây ra. Làm thế nào để có một chế độ dinh dưỡng hợp lý dành cho đối tượng trẻ này? Theo các chuyên gia dinh dưỡng, cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng và năng lượng cần thiết cho cơ thể của trẻ không chỉ giúp cho sự phát triển của bé mà còn giúp trẻ có được sức đề kháng tốt, có thể chống lại một số căn bệnh thường gặp ở trẻ như: tiêu chảy, nhiễm trùng về da, viêm đường hô hấp... Vì vậy cần phải bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ. Một số chất dinh dưỡng rất quan trọng và cần thiết cho trẻ là protein, đạm động vật, thực vật… Bổ sung các chất khoáng như kẽm, sắt, canxi bằng cách cho trẻ ăn nhiều thịt bò, lươn, trứng, các loại sò, cá và cần nhất là phải cho trẻ uống sữa thường xuyên. Các bà mẹ cũng có thể bổ sung vitamin, chất đạm từ các loại trái cây và rau quả. Việc ăn uống thiếu các chất như acid amin (đạm), A, B1, C2, PP, chất khoáng và các nguyên tố vi lượng khác như sắt, kẽm về lâu dài sẽ dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng, suy giảm hệ miễn dịch (sức đề kháng) ở trẻ. Đối với trường hợp trẻ chán ăn, giảm ăn, thường hay bị bệnh thì ngoài việc bổ sung chất dinh dưỡng từ thức ăn, còn phải điều trị và bổ sung chất dinh dưỡng cho trẻ bằng thuốc nhưng phải có sự hướng dẫn của bác sĩ.
  4. Phòng bệnh tay chân miệng Qua đài, báo tôi được biết trẻ em hay mắc bệnh tay chân miệng. Có những trường hợp biến chứng viêm não rất nguy hiểm. Xin hỏi bệnh do đâu? Cách phát hiện sớm và phòng bệnh này? Bệnh tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm do nhóm virut đường ruột gây nên. Bệnh lây từ người sang người do tiếp xúc trực tiếp với nước bọt, dịch tiết của mũi, họng, dịch của các bọng nước khi vỡ, hoặc qua đường phân - miệng. Virut được đào thải qua phân tồn tại trong đất, nước, rau..., người có thể mắc bệnh do ăn phải thức ăn, nước uống bị nhiễm virut. Bệnh có biểu hiện sốt, sưng miệng, nổi ban có bọng nước. Bắt đầu thường sốt nhẹ, kém ăn, mệt mỏi và sưng họng một vài ngày sau có những chấm đỏ có bọng nước rồi vỡ thành vết loét. Các vết này thường nằm ở lưỡi, lợi và bên trong má. Các tổn thương trên da cũng xuất hiện sau 1-2 ngày. Biểu hiện là các vết đỏ, có thể có bọng nước, không ngứa và thường ở lòng bàn tay, gan bàn chân. Tùy tác nhân gây bệnh, nếu bị tay chân miệng do coxsackievirus A16 thường là một bệnh nhẹ và tự khỏi sau 7-10 ngày. Nhưng tay chân miệng do entevirus 71 gây nên có thể gây biến chứng viêm màng não, thậm chí tử vong. Hiện nay vẫn chưa có thuốc kháng virut đặc hiệu, trị bệnh chủ yếu là điều trị triệu chứng hạ sốt, giảm đau do các vết loét gây nên và điều trị biến chứng nếu có. Vì vậy cần chú ý phòng bệnh bằng cách vệ sinh cá nhân, đồ chơi, tránh
  5. tiếp xúc với người bệnh, ăn chín uống sôi. Khi trẻ bệnh có các biểu hiện sốt, đau đầu, đau lưng, nôn ói, hay giật mình cần đưa ngay trẻ đi khám để điều trị kịp thời tránh biến chứng nặng.
  6. Cách phòng tránh giun móc ở trẻ em Con gái tôi 5 tuổi, cháu đang học mẫu giáo. Gần đây, tôi thấy cháu có biểu hiện da nhợt nhạt và hay kêu đau bụng. Tôi đã đưa cháu đi khám (xét nghiệm phân) bác sĩ cho biết cháu bị nhiễm giun móc gây thiếu máu. Xin hỏi có cách nào phòng bệnh này ở trẻ em không? Giun móc ký sinh bằng cách ngoạm vào niêm mạc ruột để hút máu. Giun sống ở vùng tá tràng và phần đầu của ruột non, là nơi có nhiều mạch máu nên giun rất dễ dàng hút máu làm bệnh nhân nhanh chóng dẫn đến tình trạng thiếu máu. Ngoài ra, giun móc còn gây nên hiện tượng viêm loét hành tá tràng nơi chúng ký sinh. Giun móc xâm nhập vào người do ấu trùng của giun xuyên qua da. Ở trẻ em thường đi chân đất, chơi nghịch đất bẩn, do tình trạng tái nhiễm và do ngứa nên
  7. người bệnh gãi và gây lở loét hoặc thành các vết sẹo đen, có khi trở thành chàm eczema. Vì vậy, để hạn chế khả năng ấu trùng giun móc xâm nhập xuyên da, cần cho trẻ đi giày dép, không đi chân đất, không nên chơi nghịch nơi đất bẩn. Việc vệ sinh môi trường cũng cần được chú ý như quản lý chặt chẽ nguồn phân thải bằng hố xí hợp vệ sinh. Những nơi có tỷ lệ nhiễm giun móc cao, phải tổ chức điều trị hàng loạt để giảm ngay những tác hại do bệnh gây nên.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2