intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Những thắc mắc thường gặp khi chăm sóc bé (Phần 4)

Chia sẻ: De Khi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

103
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Con tôi 7 tháng tuổi, mấy hôm nay cháu bị ho, trong cổ họng cứ khò khè tiếng đờm, không ho ra được và cũng không nuốt được, cứ mỗi lần ăn cháu lại ho sặc sụa nôn cả đờm lẫn thức ăn. Xin hỏi có cách nào giúp bé bớt đờm ở cổ họng? Nếu bé ho có đờm kèm sốt là có biểu hiện viêm nhiễm ở vùng mũi họng và đường hô hấp cần cho trẻ đi khám bác sỹ nhi khoa để được hướng dẫn dùng thuốc. Nếu có bội nhiễm vi khuẩn phải dùng kháng...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Những thắc mắc thường gặp khi chăm sóc bé (Phần 4)

  1. Những thắc mắc thường gặp khi chăm sóc bé (Phần 4): Khi cổ họng bé có đờm Con tôi 7 tháng tuổi, mấy hôm nay cháu bị ho, trong cổ họng cứ khò khè tiếng đờm, không ho ra được và cũng không nuốt được, cứ mỗi lần ăn cháu lại ho sặc sụa nôn cả đờm lẫn thức ăn. Xin hỏi có cách nào giúp bé bớt đờm ở cổ họng? Nếu bé ho có đờm kèm sốt là có biểu hiện viêm nhiễm ở vùng mũi họng và đường hô hấp cần cho trẻ đi khám bác sỹ nhi khoa để được hướng dẫn dùng thuốc. Nếu có bội nhiễm vi khuẩn phải dùng kháng sinh và thuốc tiêu đờm và đờm sẽ hết
  2. viêm nhiễm không còn. Ngoài ra, có thể giảm bớt tiết đờm bằng cách cho bé uống nước đủ (giúp loãng đờm); thường xuyên trở mình hoặc vỗ lưng cho bé sẽ giúp lưu thông tuần hoàn máu của phổi, hơn nữa vỗ lưng giúp đờm trong phế quản long và dễ thải ra. Cách vỗ: Trẻ nên nằm nghiêng, người chăm trẻ nhúng 5 ngón tay hơi cong thành nửa vòng tức là nắm tay hờ, vỗ nhẹ vào lưng trẻ (sức vỗ không quá mạnh, vỗ lần lượt từ trên xuống dưới, từ ngoài vào trong, nằm nghiêng sang phải vỗ lưng bên trái, nằm nghiêng sang trái vỗ lưu bên phải, hai bên thay nhau). Mỗi lần vỗ độ vài phút, ngày 2-3 lần. Nếu nhìn thấy đờm trong họng mà trẻ không biết ho (khạc ra) ra, thì bạn hãy bọc vải gạc sạch vào đầu ngón tay móc nhẹ đờm ra. Với trẻ lớn có thể dùng phương pháp hít vào hơi nước: nguyên lý là để bé hít vào khí ấm nóng - ẩm ướt, khiến đờm đặc dính dễ long, dễ thải ra. Cụ thể dùng cốc hoặc bình đổ nước sôi vào để bé hít hơi nóng từ miệng bình bằng mồm và mũi trong thời gian từ 15-30 phút. Lưu ý tránh bỏng bé. Trường hợp ho nhiều ảnh hưởng đến ăn uống của trẻ phải đi khám bác sỹ để xác định nguyên nhân dùng thuốc thích hợp.
  3. Làm sạch mũi - họng bằng nước muối sinh lý (Nacl 0,9%). Kiểu vỗ lưng cho trẻ nhỏ. Kiểu vỗ lưng cho trẻ lớn.
  4. Cách hạn chế tật nói lắp ở trẻ Những trẻ bị nói lắp có thể trở nên ngượng ngùng hoặc lo âu về giọng nói của bản thân, điều nay có thể khiến cho tình trạng nói lắp nặng hơn. Trong khi các liệu pháp ngôn ngữ trị cho trẻ có thể giúp cải thiện tình trạng này, thì cách đối xử thích hợp của cha mẹ, bạn bè và thầy cô giáo cũng đóng vai trò quan trọng. Thư viện Y học Quốc gia (Mỹ) đã đưa ra một số gợi ý dành cho các bậc cha mẹ có con nói lắp, bao gồm: cố gắng giữ cho trẻ không bị rơi vào tình huống căng thẳng. Ngoài ra, cũng nên dạy cho trẻ biết cách kiểm soát những căng thẳng; hãy bảo đảm cho trẻ có đầy đủ thời gian để trò chuyện; khi nói chuyện với trẻ, nên nói chậm và thư thái để khuyến khích những câu trả lời chậm, thư thái giống như vậy từ trẻ; khi trẻ bắt đầu nói lắp và có biểu hiện nản chí, hãy chấp nhận điều này và cố gắng động viên trẻ.
  5. Hạch ở trẻ nhỏ Hạch vùng cổ. Con trai tôi 14 tháng tuổi, vô tình tôi sờ thấy sau gáy cháu có 2 hạch nhỏ bằng hạt ngô di động dễ, ấn không đau, da nơi hạch bình thường. Tôi rất lo không biết đó có phải lao hạch không? Chữa như thế nào? Nếu là lao hạch thì có lây không? Rất nhiều trẻ nhỏ có hạch này. Đó là hạch phản ứng với một quá trình nhiễm khuẩn vùng quanh đó như vùng da xung quanh, tai mũi họng, răng miệng... Khi bệnh đã hết nhưng hạch chưa nhỏ lại. Với những hạch này thì bạn không phải lo lắng và không cần điều trị hạch cũng tự mất đi. Khi thấy trẻ bị rất nhiều hạch ở nhiều nơi như gáy, chẩm, sau tai, góc hàm, sau cơ ức đòn chũm... thì phải đưa trẻ
  6. đi khám bác sĩ nhi khoa hoặc bác sĩ chuyên khoa lao để xem trẻ có bị bệnh lao sơ nhiễm, hay lao hạch, bệnh về máu... Trong trường hợp lao hạch hoặc lao sơ nhiễm thì phải điều trị kiên trì theo phác đồ thuốc chống lao. Nếu bệnh về máu phải điều trị ở chuyên khoa huyết học. Tuy nhiên những trẻ bị lao sơ nhiễm thường nổi hạch đi kèm với các triệu chứng toàn thân khác như sốt nhẹ, ho dai dẳng, chậm lớn hoặc sút cân... Nếu con chị có các biểu hiện như trên thì nên đưa cháu đi khám chụp phổi, kiểm tra phản ứng lao tố, căn cứ vào đó bác sĩ sẽ xác định bệnh và kê đơn thuốc điều trị. Bên cạnh thuốc men, cần cung cấp chất bổ dưỡng chủ yếu là chất đạm (thịt, cá, tôm cua, đậu đỗ), các vitamin và chất khoáng có nhiều trong hoa quả, rau xanh. Bạn cứ yên tâm vì sơ nhiễm lao không lây nên để cháu sinh hoạt bình thường với mọi người trong gia đình.
  7. U máu trẻ em có nguy hiểm? U máu hay gặp ở trẻ em. Con tôi bị u máu (vết nhỏ bằng đồng xu) trên cánh tay. Xin hỏi bác sĩ bệnh có nguy hiểm? U máu - dị dạng mạch máu bẩm sinh là bệnh hay gặp ở trẻ em. Bệnh gặp ngay sau sinh hoặc sau vài tháng. Đa phần bệnh sẽ tự hết hoặc phát triển chậm lại. Tuy nhiên cũng có nhiều biến chứng do u máu như lác mắt, sụp mí (nếu u máu ở mắt), chảy máu niêm mạc, các bệnh về răng (nếu u máu ở hàm trên, hàm dưới)... U máu được chia làm 3 loại là u máu mao mạch, máu dạng hang, u hỗn hợp. Sau khi xuất hiện, u máu có thể lớn dần lên, từ một vết nhỏ như nốt ruồi son, nó trở thành một mảng hồng đậm màu, thậm chí có thể gồ lên thành mảng. U thường lớn dần, phát triển nhanh hay chậm tùy theo từng vị trí. Điều trị bệnh u máu cần phải thận trọng cho dù can thiệp bằng phẫu thuật hay chạy tia vì nguy có tái phát, chảy
  8. nhiều máu, để lại tật, sẹo. Vì vậy nếu thấy trẻ có những dấu hiệu trên, bạn hãy đưa trẻ tới bác sĩ nhi khoa khám và điều trị.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2