intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Xử lý tại chỗ bệnh thường gặp ở vùng lụt

Chia sẻ: Mi Sa | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

99
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Xử lý tại chỗ bệnh thường gặp ở vùng lụt Những tai nạn như: chảy máu, đuối nước, rắn cắn và một loạt các bệnh dịch như: sốt xuất huyết, cảm cúm, đau mắt đỏ thường xảy ra ở những vùng lụt lội của nước ta... Để giúp bà con có thể sơ cứu và chữa các bệnh thông thường, xin giới thiệu một số bài thuốc sau: Cầm máu Nguyên nhân gây chảy máu trong ngoại khoa có nhiều, cần chữa nguyên nhân là chính cầm máu chỉ là tính chất giải quyết tạm thời. Những va chạm gây tổn...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Xử lý tại chỗ bệnh thường gặp ở vùng lụt

  1. Xử lý tại chỗ bệnh thường gặp ở vùng lụt Những tai nạn như: chảy máu, đuối nước, rắn cắn và một loạt các bệnh dịch như: sốt xuất huyết, cảm cúm, đau mắt đỏ thường xảy ra ở những vùng lụt lội của nước ta... Để giúp bà con có thể sơ cứu và chữa các bệnh thông thường, xin giới thiệu một số bài thuốc sau: Cầm máu Nguyên nhân gây chảy máu trong ngoại khoa có nhiều, cần chữa nguyên nhân là chính cầm máu chỉ là tính chất giải quyết tạm thời. Những va chạm gây tổn thương nhẹ như nếu chảy máu nhỏ có thể dùng thuốc uống như sau: Bài 1: Cỏ nhọ nồi 20g, lá trắc bách diệp 20g, lá ngải cứu 20g. Cách bào chế như sau: Tất cả sao cháy đen sắc đặc uống (có thể điều trị cả chảy máu nội tạng). Nếu vết thương chảy máu liên tục, có thể rắc hoặc đắp tại chỗ bằng các bài thuốc sau: Bài 2: Lá Trầu không (khô) 50g, hạt cau già thái mỏng phơi khô 50g. Cách bào chế: Sấy khô tán bột để trong lọ kín khi dùng rắc lên vết thương. Lá trầu không. Bài 3: Nõn chuối tiêu lấy ở cây non cao độ 60cm cắt sát gốc, bóc bỏ bẹ ngoài, lấy nõn to 3 - 4cm cắt từng khúc, giã nhỏ đặt vào chỗ chảy máu.
  2. Chống nhiễm trùng Bài thuốc: Rửa và sát trùng vết thương: Lá trầu không tươi 40g; Phèn phi 3g; Nước lọc sạch hoặc nước đun sôi để nguội nước1 lít. Cách bào chế như sau: Lá trầu không rửa sạch thái nhỏ đun sôi trong nước, sau cho phèn phi vào hoà tan, lọc, dùng để rửa vết thương có mủ hoặc vết thương bẩn. Rắn độc cắn Khi xác định bị rắn độc cắn cần phải tiến hành sơ cứu ngay cho nạn nhân để kìm hãm nọc độc của rắn từ vết cắn xâm nhập vào cơ thể chậm hơn và ít hơn, giúp nạn nhân có đủ thời gian vận chuyển đến cơ sở y tế bằng cách có thể sơ cứu bằng một số bài thuốc sau đây: Dùng một trong các lá sau (có thể một đến hai thứ lá): Lá bồ cu vẽ, lá chìa vôi, là mỏ quạ, lá cây bỏng, lá cây xương cá, lá sòi, lá hoặc hạt vông vang, hoa và lá nghể răm, lá sắn dây. Các loại lá trên khi dùng giã nát hay nhai kỹ nuốt nước bã đắp vết thương, (mỗi loại thường một nắm). Nếu bị rắn nục cắn thì không băng ép vì có thể làm vết thương nặm thêm. Nhanh chóng vận chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất. Trong trường hợp nạn nhân khó thở thì hô hấp nhân tạo bằng cách hà hơi thổi ngạt hoặc bằng phương tiện y tế có tại chỗ như bóp bóng, máy thở xách tay... Sau đó cần chuyển cơ sở cấp cứu nơi gần nhất để được điều trị kịp thời. Cây nghể răm. Cảm cúm
  3. Có 2 thể: Cần phân biệt rõ là phong hàn hay phong nhiệt Thể phong hàn: Sốt nhẹ, không ra mồ hôi, ngạt mũi, nước mũi trong, đau đầu cứng gáy, thân thể chân tay đau mỏi, không khát (đôi khi có ra mồ hôi ít mà vẫn sốt) sợ gió lạnh đờm loãng, rêu lưỡi mỏng trắng mạch phù khẩn hoặc phù hoãn. Bài 1: Cho uống cháo nóng tía tô, hành có thể có hạt tiêu và 1 lòng đỏ trứng gà, ăn nóng. Bài 2: Gừng tươi 1 củ gọt sạch vỏ, giã nát thêm đường cho nước sôi vào chắt ra để ấm uống. Bài 3: Nồi xông. Hương nhu, lá cúc tần, tía tô, kinh giới, lá chanh, lá sả, lá bưởi, lá tre mỗi thứ 1 nắm. Cho các loại lá vào nồi đun sôi trùm chăn xông để người bệnh ra mồ hôi người nhẹ nhõm. Bài 4: Tử tô 12g, hương phụ (củ cỏ gấu 12g) , vỏ quýt phơi khô 12g, hành tăm 8g, gừng tươi 8g, cam thảo 4g (có thể dùng cam thảo đất). Cách dùng: Sắc lửa to, uống lúc còn nóng, trùm chăn cho ra mồ hôi lau khô người tránh gió. Thể phong nhiệt: Sốt cao, hơi sợ gió, đau đầu, khát nước có mồ hôi, chảy nước mũi đặc, nước đái vàng, rêu lưỡi mỏng trắng hoặc hơi vàng mạch phù sác. Bài 1: Kim ngân 16g, kinh giới 8g, lá tre 16g, cam thảo đất 12g, bạc hà 8g.Công dụng: Sơ phong thanh nhiệt giải độc. Bài 2: Cỏ chỉ thiên 20g, lá cối xay 20g, cam thảo đất 10g, bạc hà 10g, gừng tươi 3 lát. Cách dùng: Đun sôi 15 phút sắc uống hết 1 lần lúc thuốc còn nóng. Bài 3: Lá dâu 16g, cúc hoa 12g, bạc hà 10g, kinh giới 10g, quả quan âm (mạn kinh tử) 12g. Cách dùng: Sắc 500ml nước sôi vài dạo, chắt lấy nước uống người lớn chia 2 lần uống sau khi ăn, trẻ em tuỳ tuổi chia làm 3 - 4 lần. Có thể tán giập hãm trong phích nước sôi mà dùng. Viêm họng đỏ và amiđan cấp: Y học cổ truyền cho là hoả của phế vị xông lên sinh ra. Sử dụng phép chữa: thanh nhiệt tuyên phế. Bài 1: Sài đất tươi 100g rửa sạch thái nhỏ sắc uống 3 ngày. Bài 2: Cỏ nhọ nồi tươi 50g, rửa sạch sắc uống trong 3 ngày. Bài 3: Rau má tươi 30g rửa sạch, sắc uống trong 3 ngày.
  4. Bài 4: Lá rẻ quạt 1 miếng độ 2cm, muối ăn vài hạt nhai dập lá rẻ quạt và muối ăn ngậm nuốt nước dần trong 1 phút nhổ ra. Ngậm 1 lần. Bài 5: Lá chua me đất 20g, rửa sạch muối ăn 2g giã nhỏ trộn đều ngậm nuốt dần. BS. Đỗ Minh Hiền
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1