intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chữa bệnh viêm tai cho trẻ

Chia sẻ: Hanh My | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

75
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bênh viêm tai là căn bệnh khá phổ biến ở trẻ nhỏ, đặc biệt là những trẻ từ 3 tuổi trở lên. Căn bệnh viêm nhiễm này gây khá nhiều phiền phức, khó chịu và quấy khóc, khiến trẻ luôn cảm thấy ngứa ngáy. Nếu không được điều trị đúng cách, viêm tai có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm. Phần lớn phụ huynh ít phát hiện bệnh chính xác và thường tự ý xử lý tình trạng “ngứa ngáy trong tai” của con mình bằng những biện pháp không phù hợp, làm cho tình trạng viêm nhiễm trở...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chữa bệnh viêm tai cho trẻ

  1. bệnh viêm tai cho trẻ Bênh viêm tai là căn bệnh khá phổ biến ở trẻ nhỏ, đặc biệt là những trẻ từ 3 tuổi trở lên. Căn bệnh viêm nhiễm này gây khá nhiều phiền phức, khó chịu và quấy khóc, khiến trẻ luôn cảm thấy ngứa ngáy. Nếu không được điều trị đúng cách, viêm tai có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm. Phần lớn phụ huynh ít phát hiện bệnh chính xác và thường tự ý xử lý tình trạng “ngứa ngáy trong tai” của con mình bằng những biện pháp không phù hợp, làm cho tình trạng viêm nhiễm trở nên nặng và khó điều trị hơn. Những phân tích về bệnh viêm tai ở trẻ dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về căn bệnh thường gặp này. Nguyên nhân gây bệnh
  2. Các sản phẩm từ sữa: Rất nhiều trẻ không thể dung nạp được các sản phẩm từ sữa cho đến khi chúng lớn, hoặc có những trường hợp không bao giờ dùng được thực phẩm có liên quan đến sữa. Đây có thể là nguyên nhân khiến trẻ bị viêm tai do bị dị ứng với những thành phần có trong sữa. Ăn khi nằm: Nếu trẻ nằm khi ăn, thức ăn hoặc nước uống có thể chảy vào trong ống tai. Vì vậy, vi khuẩn được “cung cấp thức ăn miễn phí” nên nhanh chóng phát triển. Do đó, cần cố gắng cho trẻ ngồi khi ăn. Ra ngoài trời lạnh mà không đội mũ: Việc cho trẻ ra ngoài trời trong lúc thời tiết đang lạnh nhưng không che chắn kỹ cũng có thể gây bệnh cho bé. Đây là nguyên nhân khá phổ biến của những trẻ bị viêm tai trong mùa đông. Bơi hoặc ngâm mình trong nước: Những khu vực công cộng là nơi có rất nhiều vi khuẩn. Ngoài ra, nước cũng là môi trường lý tưởng để truyền bệnh. Các mầm bệnh trú ngụ trong nước sẽ có cơ hội tấn công cơ thể trẻ khi sức đề kháng của chúng không tốt. Dù không thường xảy ra nhưng nguyên nhân này vẫn được đánh giá có khả năng gây bệnh viêm tai ở những trẻ thường xuyên đi bơi. Điều trị viêm tai bằng thuốc kháng sinh:
  3. Phần lớn các trường hợp viêm tai (khoảng 80%) không cần phải điều trị bằng kháng sinh. Tuy nhiên, nếu bệnh trở nên nặng và phức tạp, kháng sinh có thể là chiếc phao cứu sinh vì chúng ngăn ngừa sự viêm nhiễm trong trường hợp bị viêm xương chũm và viêm màng não. Cả hai biến chứng này đều khá hiếm trong trường hợp tai bị viêm nhiễm. Tuy nhiên, vẫn có thể xảy ra. Nếu việc điều trị bằng kháng sinh được chỉ định, bạn cần tham khảo sự tư vấn của bác sĩ để lựa chọn loại phù hợp. Thông thường, sau khi uống thuốc kháng sinh, cơ thể của trẻ sẽ mất nhiều loại vi khuẩn có ích trong đường tiêu hóa (do bị thuốc tiêu diệt vì chúng không thể phân biệt vi khuẩn có lợi và có hại để loại trừ). Vì vậy, việc bổ sung thêm những vi khuẩn khỏe mạnh (dưới dạng các probiotic) cho đường tiêu hóa sau khi uống thuốc là điều cần thiết, giúp hệ tiêu hóa nhanh chóng trở lại trạng thái cân bằng. Probiotic là loại vi khuẩn có lợi, rất cần thiết cho hoạt động của hệ miễn dịch và hệ tiêu hóa của cơ thể. Cũng cần lưu ý là thuốc kháng sinh không loại bỏ được nguyên nhân gây bệnh. Chúng chỉ có chức năng tiêu diệt vi khuẩn. Nguyên nhân gây bệnh vẫn có thể còn tồn tại. Vì vậy, khả năng tái phát bệnh viêm tai là rất cao. Biện pháp tốt nhất để ngăn ngừa bệnh chính là loại trừ tận gốc những nguyên nhân phổ biến nhất của căn bệnh này.
  4. Cách giảm đau khi bị viêm tai Một vài mẹo nhỏ nhưng rất hiệu quả dưới đây giúp giảm các cơn đau do bệnh viêm tai gây ra cho trẻ: - Không cho trẻ ăn đồ ngọt và những sản phẩm từ sữa vì những thực phẩm này đều là nguồn thức ăn yêu thích của vi khuẩn. - Nhét một cục bông gòn vào tai trẻ để thấm hút nước có trong tai, đồng thời còn có tác dụng làm giảm áp lực trong tai nên trẻ sẽ đỡ đau hơn. - Sử dụng các loại thuốc chữa viêm tai tại nhà để giảm cường độ các cơn đau. Tùy theo độ tuổi của trẻ mà chọn lựa loại thuốc phù hợp như thuốc viên để uống hoặc thuốc nước để nhỏ vào tai. - Một số loại thảo dược đặc biệt có khả năng làm giảm đáng kể các cơn đau và chữa trị viêm nhiễm ở tai rất tốt. Những loại thuốc có nguồn gốc từ thực vật này cũng an toàn hơn đối với sức khỏe của trẻ em. Bạn có thể hỏi ý kiến bác sĩ để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất. - Bổ sung thêm probiotic nếu con bạn đã được điều trị viêm tai bằng kháng sinh. Đây là cách giúp tăng cường hệ miễn dịch và giúp khôi phục lại sự cân bằng cho hệ tiêu hóa của trẻ.
  5. Những cảnh báo đối với việc tự điều trị viêm tai tại nhà Chú ý: Đưa trẻ đến bác sĩ luôn là biện pháp tối ưu để điều trị viêm tai. Bạn sẽ được tư vấn và hỗ trợ cần thiết, chính xác, giúp con bạn nhanh chóng khỏi bệnh. Nếu muốn chọn một phương pháp điều trị tại nhà, hãy trao đổi với bác sĩ.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2