intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chấn thương bụng (Bệnh học cơ sở)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

3
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài học này tập trung vào chấn thương bụng, bao gồm các triệu chứng lâm sàng thường gặp và cách xử trí ban đầu tại tuyến y tế cơ sở. Chúng ta sẽ tìm hiểu cách nhận biết các dấu hiệu nguy hiểm và thực hiện các biện pháp cấp cứu cần thiết để ổn định tình trạng bệnh nhân trước khi chuyển đến tuyến trên. Mục tiêu là trang bị cho người học kiến thức và kỹ năng xử lý tình huống chấn thương bụng khẩn cấp.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chấn thương bụng (Bệnh học cơ sở)

  1. Bài 71 CHẤN THƯƠNG BỤNG MỤC TIÊU 1. Trình bày được triệu chứng của chấn thương bụng. 2. Trình bày được xử trí chấn thương bụng ở tuyến y tế cơ sở. NỘI DUNG 1. Đại cương Chấn thương bụng do những vật tù gây nên, gặp trong tai nạn lao động, tai nạn giao thông, trong vùi lấp, sức ép của bom đạn. Chấn thương bụng không làm thủng thành bụng. Tổn thương của chấn thương bụng có thể gồm: - Tổn thương thành bụng đơn thuần. - Tổn thương tạng rỗng: Dạ dày, ruột non, tá tràng, đại tràng, bàng quang. - Tổn thương tạng đặc như: Gan, tuỵ, lá lách, thận. Nếu nhẹ có tụ máu dưới bao. Nếu nặng làm vỡ nhiều mảng. - Tổn thương mạc treo và mạch máu. 2. Triệu chứng 2.1. Triệu chứng cơ năng Hỏi: Nguyên nhân, tư thế, thời gian xảy ra chấn thương bụng. - Đau bụng: Đau ở vùng thành bụng bị chấn thương, đau có thể lan khắp bụng. - Nôn: Buồn nôn không ? - Có bí trung, đại tiện không ? - Có sốc sau chấn thương. 2.2. Triệu chứng thực thể 2.2.1. Nhìn - Thành bụng có bầm tím, tụ máu không ? - Bụng có di động theo nhịp thở ? 2.2.2. Sờ: Tìm vị trí đau, có co cứng, phản ứng thành bụng hay không ? 2.2.3. Gõ: Vùng đục trước gan còn hay mất. Hai hố chậu có đục không ? 2.2.4. Thăm túi cùng Douglas có căng và đau ? 2.2.5. Thăm khám toàn diện tìm tổn thương phối hợp: Khi thăm khám chú ý hai hội chứng: - Hội chứng chảy máu trong: + Biểu hiện tình trạng sốc mất máu. Da nhợt, chân tay lạnh, mạch nhanh nhỏ, huyết áp tụt, khát nước. + Đau tăng và đau lan toả. Bụng căng chướng, gõ đục ở hai hố chậu. Thăm cùng đồ Douglas căng đau. ở tuyến trên chọc dò có máu không đông. X quang thấy bóng mờ của máu trong ổ bụng. 253
  2. Hình 71.1. Vỡ lách gây chảy máu - Hội chứng thủng tạng rỗng: + Bệnh nhân đau lan khắp bụng. + Có nôn chướng bụng, bí trung đại tiện. + Bụng không di động theo nhịp thở + Sờ bụng có phản ứng hoặc co cứng. + Gõ vùng đục trước gan mất. + Thăm cùng đồ Douglas đau. + X quang thấy hình liềm hơi dưới cơ hoành. + Toàn thân có hội chứng nhiễm khuẩn ngày càng tăng. + Nếu đến muộn có hội chứng nhiễm độc. 3. Xử trí - Chấn thương bụng cần được chẩn đoán xử trí sớm. - Khi nghi ngờ tổn thương các tạng, cần thực hiện 3 không: + Không tiêm thuốc giảm đau. + Không tiêm vào chỗ đau. + Không cho ăn, không thụt tháo. - Tiêm trợ tim, trợ lực. - Truyền dịch nếu có. - Giải thích cho bệnh nhân và người nhà chuyển bệnh nhân lên tuyến trên. - Phải có người hộ tống. LƯỢNG GIÁ Anh (chị) hãy chọn câu trả lời tốt nhất cho các câu sau: Câu 1: Các hội chứng tổn thương phối hợp với chấn thương bụng: A - Hội chứng thủng tạng rỗng, hội chứng vỡ tạng đặc. B - Hội chứng thủng tạng rỗng, hội chứng chảy máu trong. C - Hội chứng vỡ tạng đặc, hội chứng chảy máu trong. D - Hội chứng chảy máu trong, hội chứng sốc. Câu 2: Triệu chứng toàn thân thủng tạng rỗng trong chấn thương bụng: A - Toàn thân có hội chứng sốc. Nếu bệnh nhân đến muộn có hội chứng mất nước. B - Toàn thân có hội chứng mất nước. Nếu bệnh nhân đến muộn có hội chứng nhiễm khuẩn. C- Toàn thân có hội chứng nhiễm khuẩn ngày càng tăng. Nếu muộn có hội chứng nhiễm độc. D- Toàn thân có hội chứng sốc ngày càng nặng. Nếu muộn có hội chứng nhiễm trùng nhiễm độc. Câu 3: Nguyên tắc 3 không khi xử trí chấn thương bụng có nghi tổn thương các tạng ở y tế cơ sở: 254
  3. A- Không tiêm thuốc giảm đau. Không tiêm kháng sinh. Không cho ăn uống. B- Không tiêm thuốc giảm đau. Không tiêm thuốc vào chỗ đau. Không thụt tháo. C- Không tiêm thuốc giảm đau. Không tiêm thuốc kháng sinh. Không cho ăn, không thụt tháo. D- Không tiêm thuốc giảm đau. Không tiêm thuốc vào chỗ đau. Không cho ăn, không thụt tháo. Câu 4: Triệu chứng X.quang ở bệnh nhân thủng tạng rỗng trong chấn thương bụng: A- Có hình ảnh mức nước mức hơi. B- Có hình ảnh liềm hơi dưới cơ hoành. C- Có dịch trong ổ bụng. D- Ổ bụng mờ, các quai ruột nổi. 255
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2