intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Những nguyên tắc cơ bản của phỏng vấn

Chia sẻ: Hai Nguyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

161
lượt xem
27
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Các thể loại phỏng vấn - Phân tích: một chuyên gia giải thích một sự việc, giúp cho độc giả hiểu được sự việc đó. - Nhân chứng: một người chứng kiến hoặc tham gia một sự kiện thuật lại sự kiện. - Thông tin: một người công tác trong một lĩnh vực tiết lộ các dự án, quyết sách trong lĩnh vực của mình. - Ý kiến: người được hỏi đưa ra ý kiến của bản thân, bình luận một sự kiện thời sự. ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Những nguyên tắc cơ bản của phỏng vấn

  1. Những nguyên tắc cơ bản của phỏng vấn Diễn đàn Báo chí Việt Nam xin giới thiệu những vấn đề cơ bản của phỏng vấn, do giảng viên Fabienne Gérault của Đại học Báo chí Lille, Pháp, tổng kết: Các thể loại phỏng vấn - Phân tích: một chuyên gia giải thích một sự việc, giúp cho độc giả hiểu được sự việc đó. - Nhân chứng: một người chứng kiến hoặc tham gia một sự kiện thuật lại sự kiện. - Thông tin: một người công tác trong một lĩnh vực tiết lộ các dự án, quyết sách trong lĩnh vực của mình. - Ý kiến: người được hỏi đưa ra ý kiến của bản thân, bình luận một sự kiện thời sự.
  2. - Phản ứng hay phỏng vấn nhanh: phản ứng ngắn và tức thì của một người trước một sự kiện. Nếu phỏng vấn nhiều người thì được gọi là micrô vỉa hè. - Chân dung: người được phỏng vấn biểu lộ bản thân. Chuẩn bị - Chọn đúng người để phỏng vấn và chọn đúng chủ đề. - Liên hệ với người được phỏng vấn, trình bày với người đó chủ đề sẽ phỏng vấn để người đó chuẩn bị. - Tìm hiểu về người mà mình phỏng vấn: thu thập tài liệu, tìm gặp các nhân vật liên quan. - Đào sâu chủ đề: biết rõ những sự việc quan trọng, số liệu, các vấn đề đặt ra, từ đó xác định góc độ bài viết viết sẽ đề cập. - Làm danh sách các câu hỏi, sắp xếp chúng theo thứ tự. Làm chủ cuộc phỏng vấn - Tập trung vào chủ đề, nhưng cũng đồng thời cởi mở và quan tâm, hứng thú với cuộc trò chuyện.
  3. - Tự giới thiệu, nhắc lại mục đích phỏng vấn, giải thích điều mình trông đợi. - Ngồi ở tư thế thoải mái đẻ ghi chép được dễ dàng. - Tránh dùng máy ghi âm, trừ trường hợp cần thiết. - Ghi chép. - Nên chụp ảnh sau khi đã phỏng vấn. Dẫn dắt câu chuyện như thế nào? - Câu hỏi đầu tiên mang tính chung chung. - Không bắt đầu bằng câu hỏi quan trọng nhất hay khó nhất, tạo niềm tin ở người đối thoại. - Đẩy cuộc phỏng vấn đến chi tiết cụ thể nhất có thể được. - Đặt câu hỏi mở. - Quay trở lại chủ đề, nếu người được phỏng vấn đi quá xa hoặc quá ba hoa. - Đặt lại một câu hỏi khác, nếu người được phỏng vấn trả lời quá chung chung. - Đặt câu hỏi mở, nếu người được phỏng vấn kiệm lời, sau đó
  4. quay lại chủ đề. - Đừng ngại ngắt lời người được phỏng vấn, hay yêu cầu người đó nói lại cho rõ. - Biết cách ra khỏi câu hỏi ban đầu, nếu có một phát biểu ra khỏi chủ đề nhưng thú vị, có thể phục vụ cho phỏng vấn. - Ghi chép chính xác các công thức, giai thoại. - Không tranh luận, không đưa ra ý kiến của riêng mình. - Trước khi chia tay, chắc chắn có thể liên lạc lại được với người được phỏng vấn. Bốn dạng phỏng vấn - Phỏng vấn dạng hỏi-đáp: là hình thức phổ biến nhất, dễ đọc. - Phỏng vấn được trích dẫn: bài báo được viết dưới dạng bài tổng hợp hoặc tường thuật, trong đó nội dung chủ yếu dành cho những trích dẫn. Điều quan trọng là biết miêu tả nhân vật hoặc bối cảnh một cách sinh động. Cũng có thể đưa vào những chi tiết thuộc về bối cảnh hay những lời giải thích. - Phỏng vấn dạng trò chuyện: phóng viên và người được phỏng
  5. vấn cùng có mặt. Bối cảnh, không khí cuộc trò chuyện đóng vai trò quan trọng. Bài báo gồm có đối thoại như trong tiểu thuyết. Hình thức mang tính văn học, thích hợp với các tạp chí hoặc chuyên mục văn hóa. - Phỏng vấn độc thoại: chỉ có một hoặc hoàn toàn không có câu hỏi, và một trích dẫn dài lời người được phỏng vấn. Dạng này ít được dùng và không hay. Được coi như một lời tuyên bố. Nhất thiết phải chia phỏng vấn thành nhiều đoạn bằng các tít xen, chú ý chuyển đoạn. Một vài lời khuyên trong việc biên tập phỏng vấn dạng hỏi- đáp - Chọn câu hỏi: bằng cách đọc đi đọc lại toàn bộ nội dung ghi chép. Cần loại bỏ những chi tiết phụ. Đánh dấu những câu hỏi hay nhất, những nội dung thu hút sự chú ý. - Thông điệp cốt lõi và dàn ý: xác định góc độ, ý chính của người mình phỏng vấn, ý chính này sẽ nằm trong tít, sau đó xây dựng bố cục, tức thứ tự câu hỏi và câu trả lời. Không nhất thiết phải
  6. theo đúng trình tự cuộc phỏng vấn. Cần xây dựng lại cuộc phỏng vấn, sao cho bài viết được chặt chẽ và lôgic hơn. - Chuyển từ ngôn ngữ nói sang ngôn ngữ viết: đây là công việc chính khi biên tập. Phải bỏ đi những câu nói sai, những chỗ ngập ngừng, đồng thời giữ lại cách diễn đạt và câu chữ của người được phỏng vấn. Vì vậy đôi khi phải viết lại câu hỏi và câu trả lời, sao cho chúng đơn giản, ngắn gọn hơn. - Sử dụng chữ đậm, chữ nghiêng,v.v... để phân biệt rõ câu hỏi và câu trả lời. - Mở đầu và kết thúc: câu hỏi đầu tiên chính là mở đầu. Vì vậy phải đi thẳng vào vấn đề. Với câu trả lời cuối cùng-kết thúc, phải trở lại thông điệp chính hoặc mở ra góc độ xử lý. - Độ dài: tùy thuộc. Hình thức "ba câu hỏi cho..." là thích hợp, nhất là với những vấn đề thời sự. - Sapô và box: sapô giới thiệu người được phỏng vấn và chủ đề cuộc phỏng vấn. Trong box, cần giới thiệu lý lịch trích ngang để giới thiệu đầy đủ hơn người được phỏng vấn. Box cũng có thể lấy một câu trả lời nằm ngoài chủ đề cuộc phỏng vấn hoặc những
  7. thông tin bổ sung. - Tít: "trò chuyện với..." không phải là một tít. Hãy sử dụng thông điệp cốt lõi. Dễ nhất là dùng trích dẫn một câu nói ấn tượng tóm tắt được ý chính. - Nếu phỏng vấn dài, phải chia đoạn ra bằng các tít nhỏ, bằng ảnh, chú thích ảnh bằng các trích dẫn. Phỏng vấn nhiều người - Micrô vỉa hè: phỏng vấn nhiều người dạng phản ứng, trả lời một câu hỏi duy nhất. Câu trả lời tương đối ngắn (một tin sâu), được minh họa bằng một ảnh và một giới thiệu ngắn gọn về người được phỏng vấn (tên, tuổi, nghề nghiệp, chỗ ở). Hình thức này rất sống động, rất con người, tạo điều kiện cho những người vô danh được phát biểu. - Phỏng vấn so sánh: một câu hỏi được đặt ra cho nhiều người. Hình thức thường dùng để phân tích hoặc lấy các quan điểm khác nhau. Cần trình bày sao cho dễ đọc. - Bàn tròn: dài và khó đọc hơn phỏng vấn so sánh. Dùng trong
  8. các tạp chí chuyên ngành, cho đối tượng độc giả có thói quen đọc và suy ngẫm. - Đối thoại trực tiếp: thích hợp trong chính trị. Phóng viên cần dẫn dắt cuộc trò chuyện một cách khéo léo./.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2