Tập 183, Số 07, 2018<br />
<br />
Tập 183, số 07, 2018<br />
<br />
183(07)<br />
N¨m<br />
<br />
2018<br />
<br />
T¹p chÝ Khoa häc vµ C«ng nghÖ<br />
<br />
Journal of Science and Technology<br />
<br />
CHUYÊN SAN KHOA HỌC XÃ HỘI – NHÂN VĂN – KINH TẾ<br />
Môc lôc<br />
<br />
Trang<br />
<br />
Hoàng Thị Phương Nga - Mô hình du lịch văn học “Làng Vũ Đại ngày ấy”<br />
<br />
3<br />
<br />
Phạm Thị Thu Hoài, Trần Thị Thanh - Tiếng lóng trong truyện về đề tài giáo dục của Văn Thành Lê<br />
<br />
9<br />
<br />
Ngô Thị Thanh Nga, Phạm Thị Hồng Vân - Vài nét về các phương thức thể hiện tình vợ chồng trong văn<br />
học trung đại Việt Nam<br />
<br />
15<br />
<br />
Nguyễn Thị Thắm, Nguyễn Minh Sơn - Ý thức đối thoại của Nguyễn Ngọc Tư với văn học truyền thống thông<br />
qua những nhân vật nữ trong tập truyện Không ai qua sông<br />
<br />
21<br />
<br />
Đặng Thị Thùy, Nguyễn Diệu Thương - Lô gích của các hiện tượng “phi lô gích” trong ca dao, tục ngữ<br />
người Việt<br />
<br />
27<br />
<br />
Đinh Thị Giang - Những nhân tố ảnh hưởng đến lối sống của người Việt ở đồng bằng Bắc Bộ hiện nay<br />
<br />
33<br />
<br />
Nguyễn Diệu Thương, Nguyễn Thị Lan Hương - Phương thức tạo hàm ý trong tiểu phẩm trào phúng<br />
<br />
39<br />
<br />
Nguyễn Thu Quỳnh, Vì Thị Hiền - Từ ngữ chỉ đồ gia dụng trong tiếng Thái ở tỉnh Điện Biên<br />
<br />
45<br />
<br />
Nguyễn Thị Thu Oanh, Hoàng Thị Mỹ Hạnh - Vị thế, vai trò cầm quyền của Đảng Cộng Sản Việt Nam giai<br />
đoạn 1945 - 1975 và một số bài học kinh nghiệm<br />
<br />
51<br />
<br />
Đỗ Hằng Nga, Phạm Quốc Tuấn - Việc thu thuế trong làng xã qua tư liệu hương ước cải lương tỉnh Thái Nguyên<br />
<br />
57<br />
<br />
Lê Văn Hiếu - Hiệu quả hoạt động của mô hình “ban tuyên vận” xã, phường, thị trấn và “tổ tuyên vận” thôn, bản, tổ<br />
dân phố ở tỉnh Lào Cai trong giai đoạn hiện nay<br />
<br />
63<br />
<br />
Thái Hữu Linh, Nguyễn Thị Thu Hiền, Nguyễn Thị Thanh Hà - Vai trò của hậu phương Bắc Thái trong cuộc<br />
tổng tiến công Mậu Thân năm 1968<br />
<br />
69<br />
<br />
Phạm Anh Nguyên - Sức hấp dẫn trong Hài đàm của Phan Khôi<br />
<br />
73<br />
<br />
Nguyễn Thị Hường, Nguyễn Thị Mão, Nguyễn Tuấn Anh - Nâng cao hiệu quả tổ chức các hoạt động ngoại<br />
khoá trong dạy học môn giáo dục công dân ở các trường trung học phổ thông trên địa bàn thành phố Thái<br />
Nguyên hiện nay<br />
<br />
79<br />
<br />
Nguyễn Văn Dũng, Đào Ngọc Anh - Thực trạng thể chất của sinh viên không chuyên thể dục thể thao Trường<br />
Đại hoc Sư phạm – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
85<br />
<br />
Trần Bảo Ngọc, Lê Ngọc Uyển, Bùi Thanh Thủy và cs - Thực trạng xếp loại tốt nghiệp sinh viên diện cử<br />
tuyển ở trường Đại học Y Dược – Đại học Thái Nguyên giai đoạn 2013-2017<br />
<br />
91<br />
<br />
Nguyễn Thúc Cảnh - Nghiên cứu xây dựng hệ thống bài tập có nội dung thực tế trong giảng dạy cơ học cho<br />
học sinh trung học phổ thông<br />
<br />
97<br />
<br />
Hà Thị Kim Linh, Chu Thị Bích Huệ - Giáo dục kiến thức pháp luật cho phụ nữ vùng dân tộc thiểu số ở huyện<br />
Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên<br />
<br />
105<br />
<br />
Nguyễn Thị Thanh Hồng, Nguyễn Thị Khánh Ly, Vũ Kiều Hạnh - Tăng cường sự tham gia của sinh viên<br />
vào các hoạt động học tiếng Anh trong lớp học đông nhiều trình độ của sinh viên năm thứ nhất trường Đại học<br />
Y Dược – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
111<br />
<br />
Phạm Thị Huyền, Vũ Thị Thủy - Vận dụng phong cách nêu gương theo tư tưởng Hồ Chí Minh trong xây dựng<br />
phong cách làm việc đối với cán bộ chủ chốt ở nước ta hiện nay<br />
<br />
117<br />
<br />
Đàm Quang Hưng - Thiết kế bài học khoa học lớp 4, lớp 5 theo hướng tìm tòi thực nghiệm<br />
<br />
123<br />
<br />
Hoàng Thị Thu Hoài - Những khó khăn trong việc dạy và học từ vựng tiếng Anh chuyên cho sinh viên chuyên<br />
ngành điều dưỡng, trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên và một số giải pháp đề xuất<br />
<br />
129<br />
<br />
Nguyễn Lan Hương, Văn Thị Quỳnh Hoa - Những nhân tố ảnh hưởng đến khả năng nói tiếng Anh của sinh<br />
viên năm thứ nhất trường Đại học Nông Lâm – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
135<br />
<br />
Vũ Kiều Hạnh - Những yếu tố quyết định đến mức độ đọc hiểu của sinh viên năm thứ hai tại trường Đại học<br />
Nông Lâm – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
141<br />
<br />
Nguyễn Thị Quế, Hoàng Thị Nhung - Hỏi đúng để tự học và học tập cộng tác thành công – hướng tới xây<br />
dựng người học ngoại ngữ độc lập trong bối cảnh hội nhập khu vực và quốc tế<br />
<br />
147<br />
<br />
Ngô Thị Thu Hà, Nguyễn Thị Hoài Thu - Ứng dụng các phương pháp giảng dạy tích cực nhằm nâng cao chất<br />
lượng dạy – học tiếng Việt cho học viên quốc tế tại Học viện Kỹ thuật Quân sự<br />
<br />
153<br />
<br />
Dương Văn Tân - Đánh giá hiệu quả áp dụng trò chơi vận động trong phát triển thể lực chung cho sinh viên<br />
trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
159<br />
<br />
Bùi Thị Hương Giang - Nâng cao năng lực giao tiếp giao văn hóa trong dạy và học ngoại ngữ<br />
<br />
165<br />
<br />
Trần Hoàng Tinh, Nông La Duy, Phạm Văn Tuân - Xây dựng trung đội tự quản trong quản lý giáo dục tính<br />
kỷ luật cho sinh viên tại trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh trong giai đoạn hiện nay<br />
<br />
171<br />
<br />
Trần Thị Yến, Khổng Thị Thanh Huyền - Sử dụng hình thức đọc chuyên sâu để nâng cao khả năng viết học<br />
thuật cho sinh viên chuyên ngành tiếng Anh<br />
<br />
177<br />
<br />
Đỗ Thị Hồng Hạnh, Hoàng Mai Phương - Đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Chợ Mới,<br />
tỉnh Bắc Kạn<br />
<br />
183<br />
<br />
Trần Thùy Linh, Trần Lương Đức, Nguyễn Thị Thùy Trang - Cách tiếp cận của pháp luật cạnh tranh liên<br />
minh châu Âu về hành vi lạm dụng mang tính trục lợi<br />
<br />
189<br />
<br />
Nguyễn Thị Thanh Hà, Phạm Việt Hương - Xây dựng bộ tiêu chí và chỉ số kinh tế phù hợp để đánh giá quản<br />
lý rừng bền vững ở huyện Định Hóa<br />
<br />
195<br />
<br />
Đinh Thị Hoài - Truyền thông marketing sản phẩm và dịch vụ thông tin - thư viện tại Trung tâm Học liệu Đại<br />
học Thái Nguyên<br />
<br />
201<br />
<br />
Nguyễn Thị Thanh Xuân - Nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng sử dụng dịch vụ<br />
khách sạn tại Thanh Hóa, Việt Nam<br />
<br />
207<br />
<br />
Dương Thị Tình - Đóng góp của xuất khẩu hàng hóa tới tăng trưởng kinh tế của tỉnh Yên Bái<br />
<br />
213<br />
<br />
Lê Minh Hải, Trần Viết Khanh - Phân tích tổ chức không gian lãnh thổ du lịch tỉnh Thái Nguyên<br />
<br />
219<br />
<br />
Hà Văn Vương - Vận dụng lý thuyết Ecgônômi trong tổ chức môi trường làm việc tại văn phòng chi nhánh may<br />
Sông Công II - Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG<br />
<br />
227<br />
<br />
Mai Anh Linh, Nguyễn Thị Minh Anh - Đánh giá chất lượng dịch vụ và sự hài lòng của khách hàng: nghiên<br />
cứu thực nghiệm tại siêu thị Lan Chi, Thái Nguyên<br />
<br />
233<br />
<br />
Đinh Hồng Linh, Nguyễn Thu Nga, Nguyễn Thu Hằng - Sử dụng hàm Loga siêu việt để đánh giá hiệu quả<br />
kinh doanh của các ngân hàng Việt Nam<br />
<br />
239<br />
<br />
Đinh Thị Giang<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
183(07): 33 - 38<br />
<br />
NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LỐI SỐNG CỦA NGƯỜI VIỆT<br />
Ở ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ HIỆN NAY<br />
Đinh Thị Giang*<br />
Trường Đại học Y Dược – ĐH Thái Nguyên<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Bài báo chỉ ra sự tác động hai mặt tích cực và tiêu cực của nền kinh tế thị trường định hướng xã<br />
hội chủ nghĩa, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế<br />
và đạo đức truyền thống đến lối sống của người Việt ở Đồng bằng Bắc Bộ hiện nay. Các yếu tố<br />
trên, bên cạnh ảnh hưởng tích cực là góp phần hình thành lối sống năng động, sáng tạo, lối sống<br />
công nghiệp…thì cũng có ảnh hưởng tiêu cực đó là hình thành lối sống thiên về vật chất hơn việc<br />
rèn luyện, hoàn thiện nhân cách, đạo đức, lối sống buông thả, thực dụng…<br />
Từ khóa: Lối sống, người Việt, đồng bằng Bắc Bộ, hoạt động của con người, ảnh hưởng.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ *<br />
Người Việt là cách gọi ngắn gọn của cụm từ<br />
"Người Việt Nam" - những người sống định<br />
cư lâu dài trên lãnh thổ Việt Nam, hoặc để chỉ<br />
lên một khái niệm trừu tượng về tinh thần và<br />
nhân cách của dân tộc Việt.<br />
Theo Niên giám thống kê năm 2013, đồng bằng<br />
Bắc Bộ hiện nay bao gồm 11 tỉnh và thành phố:<br />
Hà Nội, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hải Dương,<br />
Quảng Ninh, Hải Phòng, Hưng yên, Thái Bình,<br />
Hà Nam, Ninh Bình, Nam Định [1,tr.18].<br />
Từ định nghĩa này cho phép suy luận khái<br />
niệm: Người Việt ở đồng bằng Bắc Bộ hiện<br />
nay là tất cả những người hiện đang sinh sống<br />
trên địa bàn các tỉnh, thành phố thuộc vùng<br />
đồng bằng Bắc Bộ gồm: Hà Nội, Bắc Ninh,<br />
Vĩnh Phúc, Hải Dương, Quảng Ninh, Hải<br />
Phòng, Hưng yên, Thái Bình, Hà Nam, Ninh<br />
Bình, Nam Định.<br />
Lối sống là toàn bộ hoạt động của con người.<br />
Hoạt động của con người theo phương diện<br />
chung nhất gồm có hoạt động vật chất và hoạt<br />
động tinh thần. Các hoạt động này luôn chịu<br />
ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố như nền kinh<br />
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa,<br />
quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, quá<br />
trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế và đạo<br />
đức truyền thống. Các yếu tố này ảnh hưởng<br />
đến lối sống người Việt ở Đồng bằng Bắc Bộ<br />
trên hai mặt tích cực và tiêu cực. Vì vậy,<br />
*<br />
<br />
Tel: 0987128483; Email: giangdhytn@gmail.com<br />
<br />
người Việt ở ĐBBB cần phải sáng suốt tiếp<br />
nhận những giá trị tiến bộ để xây dựng lối<br />
sống lành mạnh cho bản thân mình.<br />
Lối sống bao gồm nhiều yếu tố cấu thành<br />
như: cách thức lao động, làm ăn, kinh<br />
doanh..., các phong tục tập quán, cách thức<br />
giao tiếp, ứng xử với nhau, quan niệm về đạo<br />
đức và nhân cách<br />
Đặc trưng của lối sống của người Việt ở<br />
ĐBBB khi chưa chịu ảnh hưởng của kinh tế<br />
thị trường và quá trình toàn cầu hóa, hội nhập<br />
quốc tế… đó là chủ nghĩa yêu nước; tính cố<br />
kết cộng đồng gắn liền với tình làng nghĩa<br />
xóm, tinh thần đoàn kết tương trợ trong quan<br />
hệ gia đình, dòng họ, làng xã; tinh thần bao<br />
dung nhân ái, quý trọng con người, lối sống<br />
người Việt là còn mang đậm nét tâm lý của<br />
người sản xuất nhỏ- tâm lý tiểu nông, tự cấp<br />
tự túc, đóng cửa, cục bộ và bảo thủ. Để khắc<br />
phục hạn chế và phát huy lối sống truyền<br />
thồng của người Việt ở ĐBBB cần thiết phải<br />
phát triển kinh tế thị trường định hướng xã<br />
hội chủ nghĩa, công nghiệp hóa, hiện đại hóa<br />
và tham gia vào quá trình toàn cầu hóa, hội<br />
nhập quốc tế.<br />
Về mặt phương pháp luận, quán triệt ý nghĩa<br />
chủ đạo của phép biện chứng mácxít, coi nó<br />
như yếu tố soi sáng cho tất cả những phương<br />
thức tiếp cận khác như nghiên cứu liên ngành,<br />
văn hóa học… trong quá trình phân tích các<br />
nhân tố ảnh hưởng đến lối sống của người<br />
Việt ở ĐBBB hiện nay.<br />
33<br />
<br />
Đinh Thị Giang<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ<br />
Ảnh hưởng của kinh tế thị trường định<br />
hướng xã hội chủ nghĩa<br />
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ<br />
nghĩa là nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị<br />
trường, có sự quản lý và điều tiết của Nhà<br />
nước. Nội dung cơ bản của định hướng<br />
XHCN trong nền kinh tế thị trường ở Việt<br />
Nam là phát triển nền kinh tế nhiều thành<br />
phần, nhiều hình thức sở hữu trong đó kinh tế<br />
nhà nước giữ vai trò chủ đạo nhằm mục tiêu<br />
thực hiện dân giàu nước mạnh, xã hội dân chủ<br />
công bằng văn minh. Trong những năm qua,<br />
việc phát triển kinh tế thị trường đã giúp<br />
ĐBBB đã khơi dậy được các thế mạnh và thu<br />
hút các nguồn lực phát triển cho vùng. Vì kinh<br />
tế thị trường có vai trò kích thích sự tăng lên<br />
của nhu cầu con người, tạo ra sự cạnh tranh<br />
trong mọi lĩnh vực hoạt động và lấy thước đo<br />
“năng suất - chất lượng - hiệu quả” làm tiêu<br />
chí cơ bản nên nó góp phần hình thành lối sống<br />
năng động, sáng tạo hướng đến hiệu quả kinh<br />
tế của người Việt ở ĐBBB hiện nay.<br />
Tuy nhiên, bên cạnh thành tựu, kinh tế thị<br />
trường còn tồn tại những hạn chế, cho sự phát<br />
triển của vùng ĐBBB hiện nay cụ thể là: Thứ<br />
nhất, hiện nay, do ảnh hưởng quy luật kinh tế<br />
của nền kinh tế thị trường nên khoảng cách<br />
giàu nghèo ngày càng chênh lệch lớn trong<br />
đời sống người Việt ở vùng ĐBBB. Tuy vấn<br />
đề xóa đói giảm nghèo đã được giải quyết và<br />
đạt được những thành tựu nhất định song<br />
khoảng cách này ở ĐBBB vẫn chưa được cải<br />
thiện. Chính sự chênh lệch trong mức sống ở<br />
ĐBBB hiện nay là nguyên nhân dẫn đến sự<br />
chênh lệch về lối sống, về trình độ học vấn,<br />
về đạo đức trong cộng đồng người Việt; Thứ<br />
hai, do tác động của cơ chế thị trường - cơ<br />
chế của sự trao đổi, mua bán hàng hóa và của<br />
sự cạnh tranh khốc liệt nên dẫn tới hình thành<br />
lối sống thiên về vật chất hơn việc rèn luyện,<br />
hoàn thiện nhân cách, đạo đức; Thứ ba, kinh<br />
tế thị trường góp phần làm tăng lên nhu cầu<br />
của con người, để đạt được những nhu cầu đó,<br />
một bộ phận con người sẵn sàng chà đạp lên<br />
các giá trị chuẩn mực đạo đức, đưa các mối<br />
34<br />
<br />
183(07): 33 - 38<br />
<br />
quan hệ kể cả quan hệ tình cảm trong gia đình<br />
và ngoài xã hội lên cán cân trao đổi “hiện<br />
tượng suy thoái về đạo đức và lối sống đang<br />
diễn ra mạnh mẽ. Cơ chế thị trường nuôi<br />
dưỡng quan niệm sai lầm về sự tuyệt đối hóa<br />
vật chất, tuyệt đối hóa đồng tiền. Quan niệm<br />
đó đang chi phối mạnh mẽ lối sống của không<br />
ít người trong xã hội, làm băng hoại các giá<br />
trị đạo đức lành mạnh của con người Việt<br />
Nam” [2, tr. 198].<br />
Như vậy, nền kinh tế thị trường ảnh hưởng<br />
đến lối sống người Việt ở ĐBBB hiện nay<br />
đan xen cả yếu tố tích cực và tiêu cực. Khắc<br />
phục ảnh hưởng tiêu cực, phát huy tính tích<br />
cực của nền kinh tế thị trường và định hướng,<br />
nâng cao lối sống cho người Việt ở ĐBBB<br />
hiện nay, vấn đề đặt ra là phải có cơ chế,<br />
chính sách, giải pháp thích hợp, đồng bộ.<br />
Ảnh hưởng của quá trình công nghiệp hóa,<br />
hiện đại hóa và đô thị hóa<br />
Trong những năm gần đây, để đẩy mạnh tốc<br />
độ phát triển kinh tế, ĐBBB đã và đang thực<br />
hiện quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.<br />
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là quá trình<br />
chuyển biến căn bản, toàn diện các hoạt động<br />
kinh tế xã hội trên cơ sở kết hợp sức lao động<br />
với khoa học công nghệ tiên tiến, hiện đại<br />
nhằm tạo ra năng suất lao động cao trong sản<br />
xuất. Trong hơn 30 năm thực hiện quá trình<br />
công nghiệp hóa, hiện đại hóa, ĐBBB đã đạt<br />
được những thành tựu quan trọng. Việc hình<br />
thành hơn 100 khu công nghiệp, khu chế xuất<br />
và cụm công nghiệp cùng với tổng giá trị sản<br />
xuất công nghiệp tăng nhanh (tương ứng là<br />
67.569 tỷ đồng năm 1997 và 171.882 tỷ đồng<br />
năm 2004) [3, tr.32] đã đưa ĐBBB trở thành<br />
vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc và xếp vị trí<br />
thứ hai sau vùng Đông Nam Bộ.<br />
Quá trình này có vai trò to lớn trong việc xây<br />
dựng, phát triển lực lượng sản xuất hiện đại,<br />
chuyển nền kinh tế nông nghiệp lên nền kinh<br />
tế công nghiệp tiên tiến, đưa xã hội truyền<br />
thống lên xã hội văn minh. Theo quan điểm<br />
của Chủ nghĩa Mác – Lênin, sự phát triển của<br />
lực lượng sản xuất quyết định sự thay đổi của<br />
quan hệ sản xuất, quan hệ sản xuất tác động<br />
<br />