intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

những phát hiện về vạn vật và con người: phần 1

Chia sẻ: Nguyễn Thị Hiền Phúc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:290

55
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

cuốn sách được lược dịch từ tác phẩm the discovers - a history of man's search to know his world and himself của tác giả daniel j. boorstin. người hùng của cuốn sách này là con người - nhà khám phá. mời các bạn cùng tham khảo chi tiết nội dung tài liệu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: những phát hiện về vạn vật và con người: phần 1

Ebook miễn phí tại : www.Sachvui.Com<br /> Mục lục<br /> <br /> Những phát hiện về vạn vật và con người, Giới thiệu<br /> <br /> Cuốn sách được lược dịch từ tác phẩm The discovers - A history of Man s<br /> Search to know his world and himself của tác giả Daniel J. Boorstin.<br /> Người hùng của cuốn sách này là Con Người - nhà khám phá. Thế giới theo<br /> góc nhìn của văn hóa phương Tây hôm nay - những quan niệm về thời gian,<br /> đất và biển, các vật thể của bầu trời và thân thể của chúng ta, các loài thực<br /> vật và động vật, lịch sử và các xã hội loài người của quá khứ và hiện tại - thế<br /> giới ấy đã được mở ra cho chúng ta bởi vô số những nhà khám phá như<br /> Colombô. Trong suốt những quá khứ xa xăm, họ vẫn là những con người vô<br /> danh. Khi chúng ta càng đến gần hiện tại, họ xuất hiện trong ánh sáng của<br /> lịch sử, với muôn vàn cá tính cũng đa dạng như bản tính con người. Các<br /> cuộc khám phá đã trở thành những thiên tiểu sử, những câu chuyện bất ngờ<br /> giống như sự bất ngờ của những thế giới mới mà các nhà khám phá đã mở ra<br /> cho chúng ta.<br /> Những trở ngại cho việc khám phá - những ảo tưởng của nhận thức - cũng là<br /> thành phần câu chuyện của chúng ta. Chỉ khi chúng ta biết đối chiếu với cái<br /> nền nhận thức thông thường và huyền thoại đã bị lãng quên của thời đại họ,<br /> chúng ta mới bắt đầu cảm nhận được sự dũng cảm, quyết liệt, những gắng<br /> sức phi thường và đầy trí tưởng tượng của những nhà khám phá vĩ đại. Họ đã<br /> phải chiến đấu chống lại những "sự kiện" và những giáo điều của con người<br /> trí thức đương thời. Tôi đã cố gắng tìm lại những ảo tưởng ấy - về trái đất,<br /> các lục địa và đại dương trước thời Colombô và Balboa, Magellan và thuyền<br /> trưởng Cook; về vũ trụ trước thời Copernic, Galileo và Kepler; về cơ thể con<br /> người trước thời Paracelsus, Vesalius và Harvey; về thực vật và động vật<br /> trước thời Ray và Linnaeus, Darwin và Pasteur; về quá khứ trước thời<br /> Petrarch và Winckelmann, Thomsen và Schliemann; về tài nguyên trước thời<br /> Adam Smith và Keynes; về thế giới vật lý trước thời Newton, Dalton và<br /> Faraday, Clerk Maxwell và Einstein.<br /> Tôi đã đặt một ít câu hỏi kỳ lạ. Tại sao người Trung Quốc đã không "khám<br /> phá" ra châu Âu hay châu Mỹ? Tại sao người Ả rập đã không vượt biển vòng<br /> quanh châu Phi và vòng quanh thế giới? Tại sao con người phải mất rất lâu<br /> <br /> mới biết rằng trái đất xoay quanh mặt trời? Tại sao người ta đã bắt đầu tin<br /> rằng động và thực vật được phân chia thành những "loài" (species)? Tại sao<br /> mãi về sau này người ta mới khám phá ra những sự kiện của thời tiền sử và<br /> tiến bộ của nền văn minh?<br /> Tôi chỉ đề cập tới một số ít các phát minh trọng yếu - đồng hồ, la bàn, kính<br /> viễn vọng và kính hiển vi, máy in và chữ in - là những dụng cụ cốt yếu cho<br /> việc khám phá. Tôi đã không trình bày việc hình thành các cơ chế chính trị,<br /> các cuộc chiến tranh, sự hưng thịnh và suy tàn của các đế quốc. Tôi đã<br /> không bàn đến văn hóa, câu chuyện về con người sáng tạo, về kiến trúc, hội<br /> họa, điêu khắc, âm nhạc tiêu điểm và văn học, tuy rằng những điều này đã<br /> gia tăng niềm vui sướng cho kinh nghiệm của loài người. Tiêu điểm của tôi<br /> luôn luôn là nhu cầu hiểu biết của loài người - biết là tất cả chủ đề của cuốn<br /> sách này.<br /> Về tổng thể, dàn bài của sách này đi theo trình tự thời gian. Về chi tiết, nó là<br /> một lược đồ chọn lọc. Mỗi phần trong mười lăm phần của sách sẽ trùng lặp<br /> về thời gian với phần đi trước vì câu chuyện đi từ thời cổ đại tới hiện đại.<br /> Tôi bắt đầu với đề tài Thời Gian, là chiều kích bí ẩn và khó nắm bắt nhất<br /> trong các chiều kích sơ đẳng của kinh nghiệm. Rồi tôi chuyển sang những<br /> viễn cảnh mở rộng của con người về Trái Đất và Biển Cả. Tiếp theo là Thiên<br /> Nhiên - những vật thể trong vũ trụ và trên trái đất, thực vật và động vật, cơ<br /> thể con người và các tiến trình của nó. Cuối cùng là Xã Hội, với khám phá là<br /> quá khứ của loài người không giống như chúng ta vẫn tưởng, tiếp đến là việc<br /> con người khám phá chính mình và những Vùng Tối trong nguyên tử.<br /> Đây là một câu chuyện không có đoạn kết. Tất cả thế giới này vẫn còn là<br /> một Tân Thế Giới. Những lời hứa hẹn nhất được viết trên bản đồ tri thức của<br /> nhân loại là terra incognita - miền đất lạ.<br /> Bản dịch sau đây của Đỗ Văn Thuấn và Lưu Văn Hy, Nhà xuất bản Văn hóa<br /> Thông tin, Hà Nội, 2001.<br /> <br /> Những phát hiện về vạn vật và con người, P 1 - Chương 1<br /> <br /> "Thượng Đế đã tạo dựng các hành tinh và các ngôi sao không phải để chúng<br /> thống trị con người, nhưng để chúng cũng như các tạo vật khác, vâng phục<br /> và phục vụ con người" - Paracelsus (1541)<br /> Từ cực tây bắc Greenland tới cực nam Patagonia, người ta đâu đâu cũng đón<br /> chào trăng mới - một thời gian để ca hát và cầu nguyện, ăn uống và vui chơi.<br /> <br /> Người Eskimô mở một lễ hội, trong đó các pháp sư của họ cử hành, họ tắt<br /> hết đèn rồi vui vẻ với những người phụ nữ. Các thổ dân Nam Phi hát một bài<br /> thánh ca: "Trăng Mới!.. Kính chào, Kính chào Trăng Mới!". Dưới ánh trăng,<br /> mọi người đều thích khiêu vũ. Và mặt trăng còn có những sự quyến rũ khác.<br /> Theo lời kể của sử gia Tacitus cách đây gần 2000 năm, những cộng đồng<br /> người Đức cổ đại thường tổ chức lễ hội vào những ngày trăng non hay trăng<br /> tròn, là "những mùa được coi là tốt đẹp nhất để bắt đầu công việc làm ăn".<br /> Khắp nơi ta đều tìm thấy những ý nghĩa thần thoại, huyền bí và lãng mạn về<br /> mặt trăng - mặt trăng được gọi là chị Hằng, chị Nguyệt; mặt trăng gắn liền<br /> với truyện Thằng Cuội ngồi gốc cây đa; mặt trăng được coi là khung cảnh lý<br /> tưởng để đôi trai gái hẹn hò tình tự. Nhưng ý nghĩa sâu xa và quan trọng nhất<br /> của mặt trăng có liên quan tới việc đo lường thời gian; mặt trăng được gọi là<br /> nguyệt, là một tuần trăng, nghĩa là một tháng. Người cổ xưa đã biết dùng mặt<br /> trăng làm một đơn vị đo lường thời gian.<br /> Tuy việc sử dụng mặt trăng làm đơn vị thời gian này khá đơn giản, nhưng nó<br /> từng là một cạm bẫy đối với đầu óc ngây thơ của con người. Tính tháng theo<br /> mặt trăng rất tiện lợi, vì khắp nơi trên mặt đất đều có thể nhìn thấy các chu<br /> kỳ trăng, thế nhưng nó dẫn người ta vào ngõ cụt. Điều mà các thợ săn và<br /> nông dân cần có một lịch các mùa - một cách để dự báo sẽ có mưa hay tuyết,<br /> nóng hay lạnh. Còn bao lâu nữa mới tới thời kỳ gieo trồng? Khi nào sẽ có<br /> đợt sương giá đầu tiên? Khi nào sẽ có mưa lũ?<br /> Mặt trăng không giúp được bao nhiêu cho những nhu cầu ấy. Thực ra, những<br /> chu kỳ của mặt trăng tương ứng một cách kỳ lạ với chu kỳ kinh nguyệt của<br /> phụ nữ, vì một tuần trăng, nghĩa là một thời gian cần thiết để mặt trăng trở về<br /> cùng một vị trí trong bầu trời, là hơn kém 28 ngày và một người phụ nữ có<br /> thai có thể trông chờ sẽ sinh con sau 10 tuần trăng này. Nhưng một năm tính<br /> theo mặt trời - cách đo lường chính xác các ngày giữa các mùa trở về - là<br /> 365 1/4 ngày. Các chu kỳ của mặt trăng là do chuyển động của mặt trăng<br /> xoay quanh trái đất cùng lúc với trái đất xoay quanh mặt trời. Quỹ đạo của<br /> mặt trăng hình êlíp và rời xa quỹ đạo của trái đất với mặt trời một góc<br /> khoảng 5 độ. Đây là lý do tại sao nhật thực không xảy ra hằng tháng.<br /> Các chu kỳ của mặt trăng không tương ứng với các chu kỳ của mặt trời, đây<br /> là một sự kiện gây thắc mắc và kích thích suy nghĩ của con người. Giá mà<br /> người ta có thể tính toán được chu kỳ các mùa và các năm bằng cách chỉ cần<br /> nhân lên các chu kỳ của mặt trăng thì việc tính toán đỡ rắc rối cho người ta<br /> biết bao. Nhưng nếu như vậy, có lẽ chúng ta cũng mất đi động cơ để nghiên<br /> cứu về bầu trời và trở thành những nhà toán học.<br /> Như chúng ta biết ngày nay, các mùa trong năm bị chi phối bởi các chuyển<br /> động của trái đất xoay quanh mặt trời. Mỗi chu kỳ các mùa đánh dấu việc<br /> <br /> trái đất trở về vị trí cũ của nó trên quỹ đạo, một chuyển động từ một điểm<br /> phân (hay điểm chí) sang điểm kế tiếp. Loài người cần có một lịch để sinh<br /> hoạt trong mùa. Phải bắt đầu thế nào?<br /> Người Babylon cổ đại bắt đầu với lịch mặt trăng và tiếp tục duy trì nó. Sự cố<br /> chấp của họ với các chu kỳ mặt trăng trong việc làm lịch đã tạo ra những hậu<br /> quả nghiêm trọng.<br /> Khi tìm cách đo chu kỳ các mùa theo bội số của các chu kỳ mặt trăng, họ đã<br /> khám phá ra, khoảng năm 432 trước C.N., chu kỳ 19 năm gọi là chu kỳ<br /> Mêtônic (theo tên của nhà thiên văn Mêtôn). Họ thấy rằng nếu dùng một chu<br /> kỳ 19 năm, gồm 7 năm có 13 tháng và 12 năm chỉ có 12 tháng, họ có thể tiếp<br /> tục sử dụng các chu kỳ rõ ràng thuận tiện của mặt trăng làm cơ sở để tính<br /> lịch của họ. Việc họ chèn vào một tháng phụ trội tránh được cái bất tiện của<br /> một năm "trôi nổi" trong đó các mùa dần dần trôi nổi theo các tháng mặt<br /> trăng, khiến không thể biết được tháng nào sẽ bắt đầu một mùa mới. Lịch<br /> Mêtônic với chùm 19 năm quá phức tạp không tiện cho việc sử dụng hằng<br /> ngày.<br /> Người Ai Cập hầu như tránh được những quyến rũ của mặt trăng. Như<br /> chúng ta biết, họ là những người đầu tiên khám phá ra thời gian của năm mặt<br /> trời và xác định nó một cách cụ thể và thực dụng. Giống như với các thành<br /> tựu quan trọng khác của nhân loại, chúng ta biết được cái gì rồi, nhưng vẫn<br /> còn thắc mắc về cái tại sao, cái thế nào và cả cái khi nào. Thắc mắc thứ nhất<br /> là tại sao lại do người Ai cập tìm ra. Người Ai Cập không có sẵn những dụng<br /> cụ thiên văn được biết đến trong thế giới cổ đại. Họ không có những thiên tài<br /> toán học xuất sắc. Khoa thiên văn của họ còn rất thô sơ so với khoa thiên văn<br /> của người Hy Lạp và các dân tộc khác ở vùng Địa Trung Hải và chịu ảnh<br /> hưởng mạnh bởi các nghi tiết tôn giáo. Nhưng có lẽ vào khoảng 2500 trước<br /> C.N., họ đã mường tượng ra các dự đoán thời điểm mặt trời mọc hay mặt<br /> trời lặn sẽ chiếu dọi lên đỉnh của một tháp kỷ niệm, nhờ đó họ tăng thêm<br /> cảnh rực rỡ cho các lễ nghi hay các cuộc mừng kỷ niệm của họ.<br /> Phương thức làm lịch của Babylon sử dụng chu kỳ mặt trăng và điều chỉnh<br /> các mùa và năm mặt trời bằng cách chèn thêm một tháng, nên tỏ ra bất tiện.<br /> Những sự tùy tiện của các địa phương thắng thế. Tại Hy Lạp, các miền đất<br /> nước bị phân cách bởi các núi đồi và các vùng biển và các đồng bằng phì<br /> nhiêu, mỗi tiểu quốc có lịch riêng cho mình, tùy tiện "chèn vào" tháng phụ<br /> trội để đánh dấu một lễ hội địa phương hay đáp ứng các nhu cầu chính trị.<br /> Kết quả là làm hỏng chính mục đích của lịch - một khung thời gian để giúp<br /> quy tụ người ta lại với nhau, giúp thực hiện dễ dàng các kế hoạch chung, như<br /> các thỏa thuận về thời kỳ bắt đầu gieo trồng và phân phối hàng hóa.<br /> Người Ai Cập không có gen toán học của người Hy Lạp, nhưng họ đã giải<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0