intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Những Phê Phán về Chủ Nghĩa Tư Bản

Chia sẻ: Nguyen Kha | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:13

116
lượt xem
15
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Khủng Hoảng Kinh Tế và Cách Mạng Kinh Tế Theo Marx, những cuộc xung đột đối kháng từ xung đột giai cấp của chế độ chủ nghĩa tư bản và những cuộc khủng hoảng tái diễn đều đặn đó gây trở ngại cho lịch sử phát triển của nó, và chúng có mối quan hệ gắn bó chặc chẽ với nhau.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Những Phê Phán về Chủ Nghĩa Tư Bản

  1. Những Phê Phán về Chủ Nghĩa Tư Bản-PHẦN2 Khủng Hoảng Kinh Tế và Cách Mạng Kinh Tế Theo Marx, những cuộc xung đột đối kháng từ xung đột giai cấp của chế độ chủ nghĩa tư bản và những cuộc khủng hoảng tái diễn đều đặn đó gây trở ngại cho lịch sử phát triển của nó, và chúng có mối quan hệ gắn bó chặc chẽ với nhau. Như tôi đã nói ở đâu đó rồi, những người theo chủ nghĩa Marx đã giải thích những phân tích về khủng hoảng kinh tế của Marx dưới góc độ của những nhà kinh tế, nhưng thật không may, trong quá trình đó họ đã bỏ qua mối quan hệ mật thiết này. Ở đây tôi muốn đề cập đến ba khía cạnh trong tác phẩm của Marx về những cuộc khủng hoảng và qua đó đưa ra những lời giải thích mang tính lựa chọn.
  2. Ở khía cạnh thứ nhất, Marx nối gót quan điểm của Malthus: sự nhận thức khả năng "khủng hoảng chung" do tổng mức cầu không tương xứng. Nhưng không giống như Malthus (nhưng giống Ricardo và John Maynard Keynes - ở thế kỷ sau) Marx nhận thấy rằng mức cầu đối với hàng sản xuất bổ sung vào mức cầu cho hàng tiêu dùng để cấu thành tổng cầu. Do vậy, những gì ông đồng tình với Malthus là khuynh hướng về những động lực phát triển của tư bản nhằm giữ nguyên mức lương phải trả cho công nhân và gia tăng mức cầu cho hàng tiêu dùng. Marx trình bày lại quan điểm đó như sau: tuy nhiên sự gia tăng dân số không kiểm soát không phải là động lực chính mà là sự trái ngược nhau giữa một bên là mức lương giảm thiểu hành vi của nhà tư bản và mặt khác lợi nhuận làm tối đa hoá những nổ lực mở rộng sản xuất và thị trường của họ. Nói cách khác, Marx là một "người chỉ tiếp nhận một phần" vì ông thấy được nhược điểm của giai cấp lao động và ưu điểm của giai cấp tư sản cũng như khuynh hướng sản xuất vượt nhu cầu tiêu thụ.
  3. Khía cạnh thứ hai có liên quan mật thiết với những suy nghĩ của ông về các vấn đề khủng hoảng hình thức các mối quan hệ quyền lực giữa lao động và tư bản được thể hiện trong "vòng quay kinh doanh[15]". Trong những giai đoạn phát triển nhanh (trong giai đoạn phát triển và bùng nổ của chu kỳ) Marx nhận thấy được tăng mức đầu tư sẽ dẫn đến nhu cầu cần lao động vượt xa so với sự phát triển của mức cung lao động và do đó se dẫn đến tăng lương vì thị trường lao động khan hiếm và người công nhân sẽ có nhiều quyền lực hơn so với chủ của họ. Nếu mức lương tăng quá nhanh và cao hơn cả năng suất thì lợi nhuận sẽ bị giảm, đầu tư sẽ giảm và do đó sản xuất bị đình trệ vì tổng cầu bị thu hẹp lại. Nói cách khác, những điều kiện thích hợp trong đó người công nhân có nhiều quyền lợi là nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng kinh tế, đầu tiên là giảm tỷ suất lợi nhuận và sau đó là giảm phạm vi hoạt động. Tuy nhiên, cũng có một giải pháp để đối phó với tình trạng khủng hoảng: ngừng hoặc giảm sản xuất và gia tăng thất nghiệp để
  4. giảm lương và lấy lại lợi nhuận. Điều này nghĩa là kinh doanh sẽ biến khủng hoảng của chính nó thành khủng hoảng cho người công nhân và qua đó nó có thể chiếm lại vị trí ưu thế. Lấy lại lợi nhuận sẽ có lại đầu tư mới, gia tăng tổng cầu và tạo ra vòng phát triển mới. Quan điểm về "vòng đời" như trên của Marx đều mang tính bi quan lẫn lạc quan. Một mặt ông nhận thấy sự cắt giảm sản xuất sẽ triệt phá huỷ lợi nhuận do công nhân làm ra từ đó khiến cho những cuộc đấu tranh đòi tăng lương của họ phát triển mạnh thêm. Mặt khác, ông lập luận rằng cuộc đấu tranh đòi tăng lương không phải là vô nghĩa bởi vì nó sẽ giúp họ được trả lương cao hơn trong thời gian sản xuất bị giảm cũng như ngăn không cho lương cắt giảm trong giai đoạn đó so với mức lương trong giai đoạn giảm sản xuất mà chẳng có một cuộc đấu tranh nào cả. Hơn nữa ông cho rằng những cuộc đấu tranh như thế chính là "trường lớp đào tạo đấu tranh giai cấp", trong đó công nhân có thể học cách thức tổ chức và học cách đấu tranh - mang đến cho
  5. họ những kinh nghiệm để chuẩn bị cho công cuộc cách mạng sau này (xem phần sau). Và Marx thấy rằng cuộc cách mạng sẽ có thể xảy ra do những điều kiện công việc áp đặt quá khắc nghiệt trong suốt thời kỳ cắt giảm sản xuất, tỷ lệ thất nghiệp cao, lương giảm và tất cả những điều tồi tệ khác mà nó gây ra (giảm tiêu thụ, thậm chí gây ar nạn thiếu ăn và chết đói, bệnh tật,…) Vào thế kỷ 19, không biết đã có biết bao cuộc cách mạng nổi dậy trong những giai đoạn như thế. Do vậy, đối với Marx, không có một vòng quay kinh tế nào đảm bảo được tính chu kỳ của nó, và cũng không đảm bảo rằng tư bản sẽ thành công khi chuyển khủng hoảng của mình thành khủng hoảng cho giai cấp công nhân để có thể chiếm lại vị trí ưu thế của mình. Ngược lại, sẽ luôn có những mối nguy hiểm đối với công việc kinh doanh, cũng như những cơ hội cho người công nhân chuyển giai đoạn cắt giảm sản xuất thành công cuộc cách mạng và làm sụp đổ chế độ này. Khía cạnh thứ ba là những suy nghĩ của Marx về cuộc khủng hoảng, cũng giống như ở khía cạnh thứ nhất, khía cạnh này bàn
  6. về những khuynh hướng lâu dài. Những cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân chống lại ngày làm việc quá dài cũng đã đạt được những thành quả, ban đầu ngày làm giảm xuống còn 10 giờ, sau đó là 8 giờ, việc kinh doanh phản ứng lại vấn dề thua lỗ của nó do giờ làm việc giảm bằng đầu tư thêm vào khoa học kỹ thuật. Theo thuật ngữ lý luận của Marx, chiến lượt giá trị thặng dư tuyệt đối bị thất bại cùng với sự thắng lợi của chiến lượt giá trị thặng dư tương đối. Với những phương pháp tổ chức sản xuất mới nhằm tăng hiệu xuất, việc doanh nghiệp có thể giảm được chi phí sản xuất và do đó duy trì hay thậm chí tăng tỷ lệ khai thác và tỷ suất lợi nhuận. Hình thức cơ bản của phương pháp gia tăng hiệu suất đó là cải cách kỹ thuật, đưa máy móc thiết bị vào sản xuất, tuy nhiên hình thức này lại kèm theo một mâu thuẫn vốn có, đó là sự đe doạ của nó đối với việc thống trị xã hội trong tương lai của giai cấp tư sản. Năng suất gia tăng đó thể hiện ở ba đặc điểm sau và chúng thường có mối liên quan với nhau. Thứ nhất, máy móc mới có thể
  7. làm tăng năng suất, do đó cũng công nhân đó nhưng điều hành loại máy mới này sẽ có thể đạt được sản lượng nhiều hơn trong một thời gian nhất định. Thứ hai, đưa vào những loại máy mới đồng nghĩa với việc tổ chức lại sản xuất bằng nhiều cách, trong đó bao gồm sa thải bớt công nhân và buộc người công nhân phải làm việc theo tốc độ hoạt động của máy. Loại máy mới điển hình là dây chuyền sản xuất, tốc độ của dây chuyền quyết định đến cường độ công việc, và doanh nghiệp điều chỉnh tốc độ hoạt động của dây chuyền vừa đủ nhanh nhằm ngăn ngừa công nhân có thòi gian ngắn nghĩ giải lao khi đổi sang làm nhiệm vụ khác. Thứ ba, đây cũng là đặc điểm quan trọng nhất về mặt giả thuyết khủng hoảng, những loại máy móc mới sẽ thay thế những công việc mà trước đây do công nhân đảm nhiệm và do vậy sẽ dẫn đến hậu quả là nguồn "lao động dự bị" càng tăng và tiếp tục "chờ thời". Ở đây lại xuất hiện một mâu thuẫn. Một mặt, chủ nghĩa tư bản điều hành xã hội thông qua việc thúc ép mọi người làm việc và do
  8. đó nó có thể đạt được và duy trì sự thống trị của nó hay không là tuỳ thuộc vào khả năng nó có thể tạo ra công việc cho đại đa số quần chúng hay không. Mặt khác, chiến lượt giá trị thặng dư tương đối với phương pháp đưa vào các loại máy móc thiết bị mới nhằm tăng năng suất lại huỷ hoại đi những công việc mà doanh nghiệp cần. Khi chiến lượt giá trị thặng dư tuyệt đối với phương pháp ép buộc công nhân làm nhiều giờ một ngày đã bị giai cấp công nhân đánh bại, và nó đã chuyển sang chiến lượt giá trị thặng dư tương đối, và làm cho mâu thuẫn này càng trở nên trầm trọng. Trong tình trạng một ngành công nghiệp này nối tiếp một ngành công nghiệp khác, Marx nhận thấy rõ chúng cũng chỉ mô phỏng sao chép lẫn nhau và vì thế làm cho việc áp đặt công việc càng gặp nhiều trở ngại. Marx gọi khuynh hướng dài hạn thay thế sức lao động và làm suy yếu những phương tiện quản lý xã hội cơ bản của tư bản là "khuynh hướng giảm lợi nhuận". Cách gọi này xuất phát từ phân tích của ông về chiến lượt giá trị thặng dư tương đối, nó làm cho
  9. những ai theo chủ nghĩa Max hiểu lệch đi ý nghĩa của nó. Như đã đề cập ở trên, Marx đã dùng học thuyết về giá trị của mình để phân tích giá trị thặng dư đạt được khi thay thế công nhân bằng máy móc. Sự gia tăng về những gì chúng ta gọi là tỷ lệ vốn trên lao động (K/L > ông ta gọi là gia tăng "bản chất cơ bản của tư bản" (C/V) trong đó C là giá trị đầu tư cho máy móc và nguyên vật liệu, V là giá trị đầu tư cho lao động. Mà ta có thể ước lượng được mức độ ảnh hưởng của việc gia tăng C/V lên tỷ suất lợi nhuận được định nghĩa dưới đẳng thức [S/(C/V)]. Marx cho rằng khi C/V tăng sẽ làm cho năng suất tăng và do đó làm cho tiêu thụ giảm, và về lâu dài, theo như lý thuyết thì tiến trình này không có giới hạn, nên V có khuynh hướng về 0. Trong trường hợp đó S/(C+V) giảm còn S/C. Mà theo giả thuyết thì C gia tăng không có mức giới trên, nên giá trị S/C sẽ tuỳ thuộc vào giá trị của S. Nhưng mức giá trị thặng dư lại tuỳ thuộc số công nhân được thuê và luợng thời gian họ làm. Do thời gian làm việc có giới hạn (24 giờ một ngày, nhưng thực tế thì thấp hơn nhiều) và do C/V tăng thay vì lao động chân tay bị thay thế, nên ta có thể xem S là có
  10. giới hạn. Khi S bị giới hạn và c không bị giới hạn thì tỷ số s/c sẽ phải giảm. Do đó tạo ra "khuynh hướng giảm lợi nhuận[16]" [Để tham khảo thêm bài phê bình chủ nghĩa Marx của Paul Sweezy về mặt học thuyết này của Marx và bài viết những phản bác của tôi, xin xem bài "Karl Marx: Nhà Kinh Tế Học Hay Là Nhà Cải Cách ?"] Những giải pháp của những nhà tư bản đối với vấn đề mâu thuẫn giữa nhu cầu về việc làm và khuynh hướng đi đến loại bỏ chúng bao gồm hai hướng giải quyết, huớng giải quyết thứ nhất thì đã quá ư là rõ ràng trong thời của Marx rồi, còn cách thứ hai thì xuất hiện sau đó. Phương pháp giải quyết thứ nhất là tạo ra những ngành mới. Miễn là những ngành này sau khi phát triển sẽ cung cấp nhiều công việc hơn, những lao động bị máy móc thay thế, mà có lẽ phần lớn họ, có thể tìm thấy công việc ở một nơi nào khác (nhưng không phải là toàn bộ số lao động, "đội ngũ lao động dự bị" của Marx còn bao gồm không chỉ là số lao động thất nghiệp "thả nổi" do chuyển đổi công việc mà còn có cả số thất
  11. nghiệp "ứ đọng" và thất nghiệp "cấu trúc" những người không thể tìm cho mình một công việc mới. Giải pháp thứ hai là lệ thuộc hoá thời gian và cuộc sống của những lao động bị thay thế. Đó cũng chính là số phận của phụ nữ và trẻ em, họ bị loại ra khỏi lực luợng lao động do máy móc (hay do luật lao động quy định), họ nhận thấy rằng họ lại bị bó buộc vào trường học và những công việc gia đình không lương và tái sản sinh ra lực lượng lao động khác. Từ lịch sử thế kỷ 17-19 - trong phạm vi phân tích tích của mình, Marx nghĩ rằng chủ nghĩa tư bản sẽ vượt qua được những cuộc khủng hoảng và cách mạng. Cách Mạng Anh những năm 1640, Cách Mạng Mỹ năm 1776-1812, Cách Mạng Pháp năm 1789, Cách Mạng Pháp năm 1830, những cuộc cải lớn ở Châu Âu năm 1848, cuộc nổi dậy ở Paris năm 1870, cách mạng chống thực dân ở vùng Caribê và châu Á, đây là những ví dụ điển hình cho những cuộc cách mạng không chỉ đem đến quyền lực cho giai cấp tư sản mà dẫn tới những thứ vũ khí huỷ diệt nó. Điều mong
  12. đợi này được thể hiện xuyên suốt trong cuộc sống chính trị và tư tưởng của ông, từ 1848 khi soạn thảo Bản Tuyên Ngôn Cộng Sản, đến chương cuối của quyển Tư Bản (năm 1867) rồi đến những nghiên cứu của ông về Cuộc Nội Chiến Pháp sau khi ở khu tự trị Pháp xảy ra nổi loạn và bị đàn áp. Quan điểm của mình về số lượng ít những nhà tư bản kia lại áp đặt công việc cho đại chúng, Marx hy vọng rằng cuộc chiến chống chế độ tư bản của giai cấp công nhân sẽ dễ dàng và ít bạo động hơn so với cuộc chiến trước đó, cuộc chiến lật đổ chế độ tiền tư bản của giai cấp tư sản - những người đã biết lợi dụng sức mạnh và sự câm giận của "những giai cấp thấp hơn". Trong những năm sau này, khi công nhân có quyền bầu cử, Marx và Engels - người bạn đồng hành bấy lâu nay của ông - đã tự hỏi rằng liệu con đường dẫn đến một chế độ tư bản siêu việt thông qua bầu cử những người đại diện cho gia cấp công nhân vào nghị viện có diễn ra suông sẽ hay không. (Một thời kỳ quá độ như Saint-Simon đã vạch ra trước đây cho giai cấp tư sản.)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2