intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Những phương thuốc mang tính hòa giải

Chia sẻ: Ngocminh84 Ngocminh84 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

75
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sự hoạt động bình thường của các tạng phủ sẽ đưa lại sự cân bằng về mặt sinh lý, sinh hóa, trao đổi chất… trong cơ thể, sẽ làm cho cơ thể khỏe mạnh, phát triển bình thường. Một khi có sự rối loạn về chức năng của một hay nhiều tạng phủ nào đó sẽ dẫn đến nhiều triệu chứng bệnh cho cơ thể. Trong số những chứng bệnh đó, có thể sử dụng những phương thuốc mang tính hòa giải để chữa trị. Trong cơ thể có một số tạng phủ liên quan đến các phương thuốc mang...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Những phương thuốc mang tính hòa giải

  1. Những phương thuốc mang tính hòa giải - Sự hoạt động bình thường của các tạng phủ sẽ đưa lại sự cân bằng về mặt sinh lý, sinh hóa, trao đổi chất… trong cơ thể, sẽ làm cho cơ thể khỏe mạnh, phát triển bình thường. Một khi có sự rối loạn về chức năng của một hay nhiều tạng phủ nào đó sẽ dẫn đến nhiều triệu chứng bệnh cho cơ thể. Trong số những chứng bệnh đó, có thể sử dụng những phương thuốc mang tính hòa giải để chữa trị. Trong cơ thể có một số tạng phủ liên quan đến các phương thuốc mang tính hòa giải, đó là tạng can, phủ đởm và tạng tỳ, phủ vị. Nói một cách khác là những cơ quan gián tiếp hoặc trực tiếp làm nhiệm vụ tiêu hóa thức ăn trong cơ thể. Một khi các tạng phủ này có những biểu hiện bất thường về mặt chức năng sẽ gây ra sự mất điều hòa về mặt tiêu hóa và một số triệu chứng rất điển hình thuộc vùng ngực, bụng, như căng tức sườn ngực, đau vùng dưới tim, đầy bụng, đau bụng, nôn mửa, nuốt chua, kém ăn, đi ngoài phân nát, phụ nữ đau bụng kinh nguyệt, kinh nguyệt không đều… Trên thực tế, y học cổ truyền thường dùng thuốc điều trị vào một số đường kinh có liên quan đến các bệnh chứng này, như túc thiếu dương đởm kinh, túc thái âm tỳ kinh… Trên lâm sàng thường ứng dụng các phương thuốc hòa giải để điều trị một số chứng bệnh sau đây.
  2. Trị chứng hàn nhiệt vãng lai (lúc sốt lúc rét), đau sườn ngực, miệng đắng, họng khô, hoa mắt, bứt rứt lồng ngực, kém ăn:sài hồ 12g, hoàng cầm, bán hạ (chế), sinh khương, đảng sâm (chích gừng) mỗi vị 9g; cam thảo 6g; đại táo 12g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 – 3 lần, trước bữa ăn 30 phút đến 1 giờ. Dùng 2 – 3 tuần lễ, tới khi các triệu chứng thuyên giảm. (Cây bán hạ) Trị chứng rét ít, nóng nhiều, miệng đắng, nôn ra mật đắng, sườn ngực căng trướng: bán hạ (chế), chỉ xác (sao xém cạnh), trần bì (sao vàng) mỗi vị 5g; trúc nhự chích gừng (phần giữa của lớp vỏ ngoài và phần ruột của ống cây tre tươi), xích phục linh, hoàng cầm mỗi vị 9g; hoạt thạch, thanh đại (bột chàm nhuộm), cam thảo mỗi vị 3g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 – 3 lần, trước bữa ăn 30 phút đến 1 giờ. Dùng liên tục trong 2 – 3 tuần lễ, tới khi các triệu chứng thuyên giảm. Trị chứng đau bụng lỵ:sài hồ, xích thược mỗi vị 9g; chỉ thực, cam thảo mỗi vị 6g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 – 3 lần, trước bữa ăn 30 phút đến 1 giờ. Dùng liên tục trong 2 – 3 tuần lễ, tới khi các triệu chứng thuyên giảm. Trị chứng hoa mắt, miệng táo, họng khô, phụ nữ kinh nguyệt không đều, tuyến vú căng tức:sài hồ, đương quy, bạch thược đều chích rượu, bạch truật, phục linh,
  3. gừng nướng mỗi vị 9g; cam thảo (chích gừng), bạc hà mỗi vị 4g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 – 3 lần, trước bữa ăn 30 phút đến 1 giờ. Dùng liên tục trong 2 – 3 tuần lễ, tới khi các triệu chứng thuyên giảm. Trị chứng sốt, miệng khát, đau bụng, đi lỵ: hoàng cầm, bạch thược mỗi vị 9g; cam thảo 6g; đại táo 12g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 – 3 lần, trước bữa ăn 30 phút đến 1 giờ. Dùng liên tục trong 2 – 3 tuần lễ, tới khi các triệu chứng thuyên giảm. Trị chứng nôn khan, đi lỵ, vùng dưới tim trướng tức:bán hạ (chế) 12g, hoàng cầm, can khương, nhân sâm mỗi vị 9g; cam thảo 6g; đại táo 12g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 – 3 lần, sau bữa ăn 1 tiếng rưỡi đến 2 tiếng. Dùng liền trong 3 – 4 tuần lễ, tới khi các triệu chứng thuyên giảm. Trị chứng đau bụng, buồn nôn, ợ chua: hoàng liên 60g, ngô thù du 10g, cả hai vị đều chích gừng, sau đó bào chế dưới dạng hoàn, mỗi lần uống 6g với nước ấm, ngày 2 lần, sau bữa ăn khoảng 1 tiếng rưỡi đến 2 tiếng. Dùng nhiều ngày liền, tới khi hết các triệu chứng. Trị chứng tiêu hóa kém, đau bụng, phân nát:mộc hương, cam thảo mỗi vị 7g; sa nhân, trần bì mỗi vị 8g; đảng sâm, bán hạ mỗi vị 10g; bạch truật, phục linh mỗi vị 20g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 – 3 lần, sau bữa ăn 1 tiếng rưỡi đến 2 tiếng. Dùng liên tục trong 3 – 4 tuần lễ, tới khi các triệu chứng thuyên giảm. Trị chứng sườn ngực trướng đầy, đau bụng, buồn nôn:xuyên luyện tử 15g; huyền hồ, khương hoàng, phục linh, trầm hương, chỉ xác mỗi vị 10g; bạch thược 12g; mộc hương, trần bì, sa nhân mỗi vị 8g; hậu phác, đậu khấu mỗi vị 6g; chu sa (thủy phi) 3g. Các vị thảo dược đem sắc 3 nước, gộp dịch chiết, cô thành cao lỏng 1:1 (tính theo khối lượng), chia làm 3 lần uống sau bữa ăn 1 tiếng rưỡi đến 2 tiếng. Trước khi uống đem bột chu sa quấy đều vào dịch thuốc của mỗi lần. Để tăng tác
  4. dụng thư can, hành khí, chỉ thống, có thể dùng phương này liên tục trong 2 – 3 tuần lễ, tới khi các triệu chứng thuyên giảm. Trị chứng viêm ruột, bụng đau quặn, kém ăn, tim hồi hộp:bạch thược 18g; quế chi, sinh khương, đại táo mỗi vị 9g; cam thảo 6g; mạch nha 30g. Đem các vị thuốc thảo mộc sắc, gộp dịch chiết, cô thành cao lỏng 1:1 (tính theo khối lượng), quấy đều mạch nha vào cao lỏng, chia làm 3 lần uống sau bữa ăn 1 tiếng rưỡi đến 2 tiếng. Để tăng tác dụng ôn trung, bổ hư, hòa lý, hoãn cấp, có thể dùng phương này liên tục trong 1- 2 tuần lễ, tới khi các triệu chứng thuyên giảm.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2