Agatha Christie<br />
<br />
<br />
Những Quân Bài Trên Mặt Bàn<br />
<br />
<br />
Nguyên tác: Cards on the Table<br />
Nhà xuất bản: DELL PUBLISHING CO, INC.<br />
Dịch giả: Đặng Xuân Dũng<br />
Ebook miễn phí tại : www.Sachvui.Com<br />
<br />
Tạo ebook: Hitman2330<br />
<br />
LỜI GIỚI THIỆU<br />
<br />
<br />
Agatha Christie (1890-1976) sinh ra trong một gia đình trung lưu ở Anh. Bố là người<br />
Mỹ đã sớm qua đời. Mẹ bà tuy là người Anh song cũng không chú ý lắm tới việc giáo dục<br />
hai cô con gái. Agatha đã từng được gởi tới Paris để học hát nhưng cô gái đã tự ý chuyển<br />
sang học Y. Năm 1914, khi đã có sơ cấp về Y, cô gái kết hôn với Archibalda Christie. Một<br />
năm sau, vì một lời thách đố của chị gái, cô đã bắt tay viết cuốn tiểu thuyết trinh thám đầu<br />
tiên dưới cái tên Agatha Christie.<br />
Agatha Christie đã bước vào làng văn một cách rất tình cờ như thế. Tuy sau này ly dị<br />
chồng, bà vẫn giữ tên họ cũ đã nổi tiếng trong dân chúng.<br />
Cùng với người chồng thứ hai, bà đã đi thăm được khá nhiều nơi trên thế giới. Hầu hết<br />
các truyện trinh thám bà viết đều xảy ra tại những địa điểm mà bà biết tường tận.<br />
<br />
Agatha Christie thuộc loại nhà văn có óc quan sát sắc bén và trí nhớ kỳ diệu. Điều này<br />
góp phần hết sức quan trọng vào quá trình sáng tạo các tác phẩm của nữ văn sĩ. Bà không<br />
bao giờ bỏ qua khả năng bổ sung kiến thức, các ấn tượng và kinh nghiệm thu lượm được<br />
khi bà làm dược sĩ. Trong các cuốn sách của Agatha Christie đã thể hiện khả năng xuất sắc<br />
trong lập luận và giải quyết những tình tiết về mặt tâm lý. Bà trình bày hết sức tài tình<br />
cuộc đấu trí giữa các nhân vật, làm cho cốt truyện ngày càng thêm lắt léo và rắc rối đến<br />
mức tưởng chừng không thể lý giải nổi. Sau cùng bà mới đưa ra một kết cực vô cùng bất<br />
ngờ, nhưng bao giờ cũng hợp lý và đầy thuyết phục.<br />
Agatha Christie có văn phong giản dị và trong sáng. Ngôn ngữ các nhân vật của bà thể<br />
hiện sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa ngôn ngữ truyền khẩu và văn viết; trong khi đó luôn<br />
mạch lạc giữ vững tính đa dạng và đặc thù của các tầng lớp khác nhau trong xã hội. Ngôn<br />
ngữ của Agatha Christie đặc sắc ở tính cụ thể và cô đọng, đồng thời mang tính hiện đại,<br />
hóm hỉnh và tinh tế.<br />
Nhà văn Conan Doyle nổi tiếng nhờ nhân vật Sherlock Holmes bất hủ, còn Agatha<br />
Christie được nhiều người biết tới qua thám tử Hercule Poirot, nhờ sức xây dựng nhân vật<br />
điển hình hết sức tài tình.<br />
Đó là một ông già người Bỉ, thấp bé, cổ lỗ, trông hơi kỳ dị tuy luôn ăn mặc cẩn thận và<br />
lịch thiệp. Hercule Poirot có đầu óc thông minh sắc sảo, trí quyết đoán và khả năng phân<br />
tích khác thường. Ông có thể khám phá được các vụ án phức tạp và rắc rối nhất. Ông bảo<br />
vệ sự công bằng (dĩ nhiên theo quan điểm chung của giới tư sản). Đó là lý do ông không<br />
chỉ vạch ra kẻ giết người mà còn giúp đỡ đền bù cho các nạn nhân, thậm chí có khi còn<br />
góp phần tác thành cho nhiều đôi lứa.<br />
Tác phẩm “Những quân bài trên mặt bàn” đã thể hiện được những phẩm chất trên<br />
của nhân vật. Nhà văn Agatha Christie đã khéo léo dẫn dắt người đọc theo một mạch<br />
truyện giản dị, song ngày càng nhiều chi tiết phức tạp và bất ngờ. Hercule Poirot qua vụ<br />
án đã thuyết phục chúng ta về một phương pháp phá án thông minh và có cơ sở: đó là<br />
phương pháp dựa vào tính cách, tâm lý con người để phát hiện cách thức tiến hành tội ác.<br />
Nhờ đó có thể tìm đúng kẻ gây án trong những vụ việc mà thủ phạm không hề để lại dấu<br />
vết.<br />
“Những quân bài trên mặt bàn” một lần nữa cho thấy óc quan sát tinh tế, sự hiểu biết<br />
sâu sắc tâm lý tội phạm của Agatha Christie. Cuốn sách chắc chắn sẽ gợi những suy nghĩ<br />
cần thiết cho các nhà chuyên môn, và nó cũng góp phần khẳng định vị trí “Nữ hoàng của<br />
tiều thuyết trinh thám” mà giới văn học đã dành cho bà.<br />
Chúng tôi xin giới thiệu cùng bạn đọc tác phẩm “Những quân bài trên mặt bàn” của<br />
Agatha Christie, một trong những tác giả nổi tiếng nhất thế giới về thể loại trinh thám, thể<br />
loại mà như nhà văn Somerset Maugham đã nhận xét: “ngày nay thậm chí những người có<br />
trí tuệ phát triển nhất cũng đọc…”<br />
Người dịch<br />
Tháng 08/1987<br />
<br />
<br />
CHƯƠNG I: ÔNG SHAITANA<br />
<br />
<br />
<br />
Ngài Poirot thân mến của tôi.<br />
<br />
<br />
Đó là một giọng nói mềm mại như tiếng mèo rừ, một giọng nói được cố ý sử dụng như<br />
một công cụ. Âm hưởng của nó không có tính chất bốc đồng hay chủ ý.<br />
Hercule Poirot quay lại.<br />
Ông cúi chào và bắt tay rất kiểu cách. Mắt ông chợt lóe lên không bình thường. Có thể<br />
nói rằng cuộc gặp gỡ tình cờ này làm thức dậy ở ông một tình cảm hiếm khi ông cảm nhận<br />
được.<br />
- Chào ông Shaitana thân mến! - Ông đáp.<br />
Họ cùng im lặng, giống như những người đấu súng en grade (cảnh giác, đề phòng<br />
nhau). Quanh họ là đám đông những người London, uể oải, ăn mặc sang trọng đang tụm<br />
lại từng nhóm. Những giọng nói thì thào hoặc kéo dài.<br />
- Này anh yêu, thanh tú quá nhỉ?<br />
- Thật tuyệt phải không em?<br />
Đây là cuộc triển lãm các hộp thuốc lá hút tại nhà triển lãm Wessex. Vé vào cửa “một<br />
guinea” (tiền vàng Anh, bằng 21 siling) để trợ giúp các bệnh viện ở London.<br />
- Bạn thân mến - ông Shaitana nói - Gặp bạn đây thật sung sướng. Dạo này, không treo<br />
cổ và chặt đầu nhiều lắm chứ? Mùa xả hơi trong thế giới tội ác phải không? Hay ở đây<br />
chiều nay lại sắp có vụ cướp nào? Thế thì tuyệt quá đi mất!<br />
- Ala, thưa ngài - Poirot đáp lời - Tôi đến đây chỉ với tư cách cá nhân thôi mà.<br />
Trong phút chốc, ông Shaitana đã hướng sự chú ý vào cô gái trẻ đáng yêu có mái tóc xù<br />
uốn quăn ép chặt vào một bên đầu còn bên kia là ba cái sừng dê kết hoa màu vàng rơm<br />
sẫm.<br />
Ông nói:<br />
- Cô bé thân yêu, sao hôm nọ cô không đến dự tiệc ở nhà tôi? Đó quả là buổi tiệc tuyệt<br />
diệu! Có rất nhiều người đã thật sự nói chuyện với tôi đấy. Một bà còn bảo “Xin chào<br />
ông”, “Tạm biệt” và “Cảm ơn ông nhiều” - Nhưng dĩ nhiên bà ta từ thành phố Vườn<br />
(thành phố lớn có nhiều công viên và cây cối) đến, khốn khổ cho bà ấy.<br />
Trong khi cô bé đang cố tìm ra một câu trả lời thích hợp thì Poirot cho phép mình ngắm<br />
kỹ bô ria rậm của Shaitana. Quả là một bộ ria đẹp, có lẽ là bộ ria duy nhất ở London có thể<br />
đọ nổi với ria của Hercule Poirot.<br />
“Nhưng nó không thật um tùm bằng của ta - ông thầm nhủ. Không, dứt khoát là kém ria<br />
của ta về mọi phương diện. Tout de meme (dù sao thì) nó cũng hấp dẫn thật”.<br />
Toàn bộ con người Shaitana đều cuốn hút sự chú ý, rõ ràng điều đó là có chủ tâm. Ông<br />
cố gắng tạo nên ấn tượng là một Mephisto (con quỷ trong Phaostơ của Gơts). Ông cao<br />
gầy, khuôn mặt dài và u sầu, đôi lông mày rậm và đen nhánh. Ông có bộ ria vuốt sáp và<br />
chòm râu nhỏ màu đen. Quần áo ông mặc thật là một công trình nghệ thuật, được cắt rất<br />
khéo, nhưng lại gợi ta nghĩ đến một người kỳ quặc.<br />
<br />
Một người đàn ông Anh lành mạnh trông thấy ông đều thật sự nóng lòng muốn đá cho<br />
ông một cái. Họ nói mà chẳng có nguyên cớ gì: “Thằng Shaitana đáng nguyền rủa kia<br />
kìa”. Vợ, con gái, chị em gái, các bà cô, cả các bà nội ngoại của họ đều nói giống nhau về<br />
Shaitana, chỉ có cách biểu hiện là khác so với lứa tuổi. “Em biết chứ, anh thân yêu! Dĩ<br />
nhiên hắn kinh khủng quá đi! Nhưng mới giàu làm sao! Lại còn những bữa tiệc tuyệt vời<br />
nữa chứ! Hắn lúc nào cũng có điều gì đó thú vị và hằn học để nói với mình về người<br />
khác”.<br />
Không ai biết ông Shaitana là người Achentina, Bồ Đào Nha hay Hy Lạp hoặc nước<br />
nào đấy. Nhưng người ta biết chắc ba điều:<br />
Ông sống giàu có và sung sướng ở một căn hộ tuyệt đẹp tại đường Công viên.<br />
Ông tổ chức những bữa tiệc kỳ diệu, lớn và nhỏ, rùng rợn đáng kính nể và nhất là<br />
những buổi tiệc “kỳ quặc”.<br />
Ông là loại người mà ai cũng hơi sợ.<br />
Vì sao có điều cuối cùng người ta cũng khó lòng mà nói cụ thể được. Có lẽ là ai cũng<br />
có cảm giác ông biết hơi quá nhiều về tất cả mọi người và cảm giác rằng khả năng hài<br />
hước của ông hơi đặc biệt. Mọi người gần như luôn ý thức rằng tốt hơn hết là đừng liều<br />
lĩnh khiêu chiến với ông Shaitana.<br />
Chiều nay, người mà ông muốn giễu cợt là ông già nhỏ bé trông kỳ dị, Hercule Poirot.<br />
- Thế ra cảnh sát cũng cần giải sầu nhỉ? - ông nói. Ông nghiên cứu nghệ thuật khi về già<br />
phỏng Poirot?<br />
Poirot mỉm cười hài hước:<br />
- Tôi biết là ông cũng gởi tới triển lãm ba hộp thuốc, đúng không?<br />
Ông Shaitana phẩy tay phản đối:<br />
- Người ta nhặt nhạnh những đồ vặt vãnh đây đó ấy mà. Hôm nào ông phải tới tôi chơi<br />
mới được. Tôi có mấy thứ thú vị lắm. Tôi không tự hạn chế mình theo giai đoạn hay loại<br />
đồ vật nào đâu.<br />
- Ông có nhiều ham thích mà lại - Poirot mỉm cười bảo.<br />
- Đúng vậy đấy.<br />
Đột nhiên mắt Shaitana nhấp nháy, khóe mép kéo lên, đôi lông mày nhíu lại rất ngộ.<br />
- Tôi còn có thể cho ông xem những thứ ông ưa thích kia.<br />
- Thế ra ông có một bảo tàng bí mật à?<br />
- Ha! - ông Shaitana bật ngón tay - Cái chén do tên giết người ở Brighton sử dụng,<br />
chiếc áo của tay trùm trộm cắp chỉ là trò trẻ con, vớ vẩn. Tôi chẳng đời nào ôm vào mình<br />
những loại rác rưởi như thế. Tôi chỉ sưu tầm loại tốt nhất thôi nhé.<br />
- Thế ông coi cái gì là loại tốt nhất trong việc phạm tội, cứ nói thẳng ra xem nào? Poirot gặng hỏi.<br />
Ông Shaitana cúi người và đặt hai ngón tay lên vai Poirot, ông thì thào rất kịch:<br />
- Những kẻ gây ra tội ác, ông Poirot ạ.<br />
<br />