Chủ đề 4: Cộng đồng thịnh vượng cho tất cả mọi người<br />
<br />
<br />
Những rào cản chính cản trở nông dân qui mô nhỏ tiếp nhận<br />
và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất<br />
cây ăn quả ôn đới<br />
<br />
Nguyễn Duy Phượng1, Vũ Hoàng Lâm1, Lưu Ngọc Quyến1, Nguyễn Văn<br />
Chung1, Lê Thị Hằng Nga1, Hà Tiết Cung1, Le Thi Hoa Sen2, Nguyễn Nam<br />
Hải3, Nguyễn Văn Chí3, Phạm Thị Sến1, Oleg Nicetic4<br />
<br />
Cơ quan<br />
1<br />
Viện KHKT Nông lâm nghiệp Miền núi phía Bắc<br />
2<br />
Trường Đại học Nông lâm Huế<br />
3<br />
Viện Bảo vệ thực vật<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
NÚI CƠ HỘI CHO PHÁT TRIỂN<br />
4<br />
Trường Đại học Queensland (Úc)<br />
<br />
Tác giả đại diện<br />
Phamthisenprc@gmail.com<br />
<br />
Từ khóa<br />
ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, cây ăn quả ôn đới, kế hoạch chiến lược<br />
<br />
Đặt vấn đề<br />
Cây ăn quả ôn đới là một trong những nguồn thu nhập quan trọng của 189<br />
nhiều nông hộ vùng Tây Bắc. Đặc biệt, trong giai đoạn từ cuối thập niên<br />
1980 tới những năm đầu của thế kỷ 20, đào, mơ và đặc biệt là mận đã<br />
mang lại nguồn thu lớn, chính cho nhiều gia đình ở Sơn La và Lào Cai.<br />
Cũng chính vì thế trong thời gian này diện tích các cây này được mở rộng ồ<br />
ạt, trong khi năng suất và chất lượng quả lại thấp do các vườn quả không<br />
được chăm sóc, quản lý tốt. Điều này dẫn tới khó khăn trong tiêu thụ sản<br />
phẩm, giá quả giảm mạnh, nhiều nông dân đã chặt, phá bỏ vườn quả<br />
(theo số liệu của các sở NN&PTNT Lào Cai và Sơn La).<br />
<br />
Nhằm khắc phục vấn đề, cải thiện năng suất và tăng đa dạng chủng loại<br />
quả ôn đới, chính phủ Việt Nam và một số nhà tài trợ quốc tế đã hỗ trợ<br />
thực hiện tất cả trên 40 đề tài, dự án, đồng thời cũng tăng cường công<br />
tác khuyến nông, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật (TBKT) phục vụ ngành quả<br />
ôn đới ở Tây Bắc. Tuy vậy, cũng mới chỉ một số rất ít giống cây ăn quả cải<br />
tiến được phổ biến và sử dụng trồng trong khu vực, trong khi năng suất và<br />
chất lượng quả đều chưa được cải thiện đáng kể, do nông dân còn ít ứng<br />
dụng TBKT trong việc chăm sóc và quản lý vườn quả.<br />
<br />
Trong khuôn khổ Dự án AGB/2012/60 do ACIAR tài trợ một nghiên cứu<br />
đã được thực hiện để tìm hiểu về các rào cản cản trở nông dân ứng dụng<br />
TBKT, nhằm làm cơ sở cho việc xây dựng và thực hiện các phương pháp<br />
tiếp cận phù hợp trong nghiên cứu và chuyển giao kỹ thuật cho nông dân.<br />
Chủ đề 4: Cộng đồng thịnh vượng cho tất cả mọi người<br />
<br />
<br />
Phương pháp nghiên cứu<br />
Nghiên cứu bao gồm một đánh giá tổng quan về các chính sách, chương<br />
trình và kế hoạch của Việt Nam và các tỉnh Tây Bắc về cây ăn quả ôn đới, cả<br />
trong quá khứ, hiện tại và định hướng tương lai, và một phân tích so sánh<br />
5 dự án điển hình về cây ăn quả ôn đới đã được thực hiện trong khu vực.<br />
Thông tin được thu thập từ tài liệu của các dự án và từ một số cá nhân,<br />
nông dân thông qua phỏng vấn hoặc thảo luận nhóm.<br />
<br />
Năm dự án được lựa chọn để thực hiện phân tích so sánh điển hình khác<br />
nhau về đơn vị thực hiện, TBKT chuyển giao và địa bàn hoạt động. Các cá<br />
nhân cung cấp thông tin bao gồm chủ nhiệm, điều phối và cán bộ nghiên<br />
HỘI THẢO VỀ PHÁT TRIỂN TÂY BẮC<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
cứu chính của 5 dự án, cán bộ nông nghiệp địa phương tham gia thực<br />
hiện dự án, và đại diện chính quyền và cán bộ khuyên nông các xã, thôn<br />
của dự án. Thông tin từ nông dân được thu thập thông qua các buổi thảo<br />
luận nhóm, được tổ chức ở cả các thôn tham gia dự án và thôn không<br />
tham gia dự án. Đối với mỗi dự án 3-5 buổi thảo luận nhóm nông dân<br />
được tổ chức, mỗi nhóm 5-6 nông dân.<br />
<br />
Kết quả nghiên cứu và thảo luận<br />
Kết quả nghiên cứu cho thấy những khó khăn, rào cản để nông dân đón<br />
nhận và ứng dụng TBKT trong sản xuất cây ăn quả ôn đới liên quan tới các<br />
190 yếu tố sau: (i) thiếu sự tham vấn các bên liên quan, nhất là các đơn vị và<br />
cá nhân địa phương, trong việc xây dựng đề xuất dự án, (ii) thiếu phương<br />
pháp tiếp cận có sự tham gia trong việc huy động các bên liên quan, nhất<br />
là nông dân, cán bộ khuyến nông và chính quyền địa phương tham gia<br />
vào việc thực hiện dự án, (iii) thiếu các chiến lược truyền thông và chuyển<br />
giao thích hợp, (iv) thiếu sự kết hợp chặt chẽ với các hoạt động phát triển<br />
cây ăn quả ôn đới của địa phương và không có những hoạt động hỗ trợ<br />
nông dân sau khi dự án kết thúc, (v) TBKT không phù hợp cho nông dân<br />
ứng dụng trong điều kiện cụ thể của địa phương, và (vi) không có chuỗi<br />
liên kết bền vững để tiêu thụ sản phẩm.<br />
<br />
Rào cản chính cản trở việc nông dân tiếp nhận và sử dụng giống mới là<br />
việc kém phát triển của hệ thống vườn ươm để sản xuất và cung ứng cây<br />
giống chất lượng. Nguyên nhân là do các viện, cơ quan nhà nước chưa<br />
hoạt động tự chủ, còn phụ thuộc quá nhiều vào các dự án hỗ trợ, trong<br />
khi đó lại thiếu các doanh nghiệp đầu tư cho lĩnh vực này, và cũng chưa có<br />
các mối liên hệ với các tổ chức nước ngoài, cũng như không đủ khả năng<br />
chi trả tiền bản quyền tác giả để có thể nhập giống cây mới.<br />
<br />
Thiếu sự tham gia của các đơn vị và cá nhân liên quan tại địa phương,<br />
gồm nông dân, một số cơ quan nhà nước, các cơ sở kinh doanh vật tư<br />
sản xuất và những người thu mua, buôn bán quả là nguyên nhân chủ yếu<br />
Chủ đề 4: Cộng đồng thịnh vượng cho tất cả mọi người<br />
<br />
<br />
dẫn tới việc nông dân ít tiếp nhận và ứng dụng kết quả nghiên cứu của các<br />
đề tài, dự án. Do hoạt động riêng rẽ, không gắn kết với các chương trình,<br />
hoạt động của địa phương và ít có sự tham gia của các tổ chức, cá nhân<br />
địa phương, nhiều dự án thường sai lầm trong việc lựa chọn điểm và hộ<br />
tham gia, cũng như trong việc xác định ưu tiên, lập kế hoạch thực hiện và<br />
tổ chức thực hiện các hoạt động. Điều này dẫn tới nhiều TBKT do dự án<br />
chuyển giao có thể không phù hợp với nhu cầu và điều kiện kinh tế, xã hội<br />
và môi trường của địa phương.<br />
<br />
Sau khi dự án kết thúc, những đơn vị địa phương (do họ đã không tham<br />
gia đáng kể vào quá trình thực hiện dự án) không có đủ nguồn nhân lực và<br />
tài chính để thực hiện các hoạt động hỗ trợ nông dân duy trì và mở rộng<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
NÚI CƠ HỘI CHO PHÁT TRIỂN<br />
ứng dụng TBKT, như tổ chức tập huấn và tăng cường năng lực và hướng<br />
dẫn kỹ thuật cho nông dân. Họ cũng không có khả năng giúp nông dân<br />
tiếp cận nguồn vốn để đầu tư cho việc ứng dụng TBKT; Thiếu vốn đầu tư<br />
là cản trở chính khiến nhiều nông dân Tây Bắc không thể ứng dụng ngay<br />
cả khi họ nắm vững và mong muốn ứng dụng TBKT.<br />
<br />
Kết luận<br />
Để thúc đẩy, hỗ trợ nông dân Tây Bắc ứng dụng TBKT trong sản xuất cây<br />
ăn quả ôn đới, các ưu tiên nghiên cứu, đầu tư cần được xác định dựa trên<br />
những kế hoạch chiến lược của quốc gia và của các tỉnh. Các đề tài, dự 191<br />
án cần được xây dựng với sự tham gia, tư vấn của đông đảo các bên liên<br />
quan, và phải được gắn kết với các kế hoạch, ưu tiên của các địa phương.<br />
Việc giám sát và đánh giá quá trình thực hiện dự án cần có sự tham gia<br />
của nông dân, các đơn vị liên quan ở địa phương và cả khối tư nhân. Việc<br />
xây dựng các cơ chế hỗ trợ nông dân ứng dụng những TBKT do dự án<br />
chuyển giao cần được tiến hành trong quá trình thực hiện dự án để đảm<br />
bảo các cơ chế này phù hợp nhất với điều kiện cụ thể của địa phương.<br />
<br />
Nhằm góp phần thúc đẩy mở rộng ứng dụng TBKT trong ngành quả ôn đới<br />
ở Tây Bắc, dự án AGB/2012/060 đã và đang tổ chức các diễn đàn cấp tỉnh<br />
và liên tỉnh để các bên liên quan cùng tham gia thảo luận, đồng thời Dự<br />
án cũng hỗ trợ Sơn La và Lào Cai xây dựng kế hoạch chiến lược phát triển<br />
ngành quả ôn đới của hai tỉnh này phù hợp với điều kiện và tiềm năng của<br />
mỗi tỉnh và như cầu thị trường. Các kế hoạch chiến lược này sẽ bao gồm<br />
cả những ưu tiên nghiên cứu và nhu cầu tăng cường năng lực của các đối<br />
tác địa phương, các đơn vị tư nhân và nông dân tham gia sản xuất và kinh<br />
doanh quả ôn đới.<br />
<br />
Tài liệu tham khảo<br />
Các báo cáo của sở nông nghiệp Sơn La và Lào Cai về sản xuất quả và đề xuất<br />
phát triển cây ăn quả các năm 2005 – 2010.<br />