Những sai lầm cần tránh khi đặt tên cho doanh nghiệp
lượt xem 41
download
Khi đặt tên cho doanh nghiệp, bạn cần phải luôn nhớ rằng cái tên này sẽ không chỉ có ý nghĩa hiện tại mà còn theo suốt bạn trong tương lai. Phil Davis đã điều hành một công ty tư vấn dịch vụ quảng cáo 17 năm trước khi thành lập một công ty chuyên tư vấn về tên và thương hiệu tại Bắc Carolina, Mỹ sẽ cho chúng ta nhiều lời khuyên bổ ích. Đặt tên cho doanh nghiệp rất giống với việc bạn xây viên gạch ở góc của một toà nhà. Một khi nó đã vào...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Những sai lầm cần tránh khi đặt tên cho doanh nghiệp
- Những sai lầm cần tránh khi đặt tên cho doanh nghiệp Khi đặt tên cho doanh nghiệp, bạn cần phải luôn nhớ rằng cái tên này sẽ không chỉ có ý nghĩa hiện tại mà còn theo suốt bạn trong tương lai. Phil Davis đã điều hành một công ty tư vấn dịch vụ quảng cáo 17 năm trước khi thành lập một công ty chuyên tư vấn về tên và thương hiệu tại Bắc Carolina, Mỹ sẽ cho chúng ta nhiều lời khuyên bổ ích. Đặt tên cho doanh nghiệp rất giống với việc bạn xây viên gạch ở góc của một toà nhà. Một khi nó đã vào chỗ của mình rồi thì việc xây dựng và cấu trúc còn lại cứ thế tiến hành theo cái mốc đã đặt ra. Nếu công việc đầu tiên này thất bại, thậm chí chỉ
- một chút thôi, phần xây dựng còn lại cũng sẽ thất bại và đường thẳng sẽ biến thành đường xiên. Vì vậy nếu bạn có cảm giác day dứt không yên khi lựa chọn một cái tên và cho nó có tầm quan trọng sống còn thì bạn đã đúng. Với 18 năm kinh nghiệm trong việc đặt tên và lựa chọn thương hiệu, tôi có thể nhận ra cái tốt, cái xấu và cái thực sự xấu để giúp bạn có bước khởi đầu suôn sẻ với sự nghiệp kinh doanh của mình. Dưới đây là những lỗi mà các chủ doanh nghiệp hay mắc phải khi đặt tên cho công ty: Để cho cả một “uỷ ban” tham gia vào quyết định của bạn Chúng ta đang sống trong một xã hội dân chủ và dường như có vẻ đúng khi tất cả mọi người (bạn bè, gia đình, nhân viên và khách hàng) tham gia vào quyết định quan trọng này. Tuy nhiên, lối suy nghĩ này cho thấy có một số vấn đề cần phải được tìm hiểu. Một thực tế đầu tiên và rõ ràng nhất là cuối cùng bạn cũng chỉ chọn được một cái tên, vì vậy bạn có nguy cơ phải bỏ qua nhiều cái tên khác mà những người xung quanh đã gợi ý cho bạn. Thứ hai, bạn thường kết thúc việc chọn tên với một quyết định được nhất trí cao, thường là một cái tên rất an toàn, rất ngọt ngào. Một phương pháp tốt hơn là chỉ tham khảo ý kiến của một số người trụ cột-càng ít càng tốt và chỉ lựa chọn người mà bạn cảm thấy họ có tâm huyết với công ty. Sự cảm nhận cá nhân có thể đem đến một kết quả sai lệch, vì vậy bạn cần những người tư vấn có thể khoanh vùng nhận thức của họ ở một mức nhất định. Hãy chắc chắn rằng bạn có một vài bộ óc thông thái và phá cách trong một đống hỗn độn ấy, bạn sẽ chọn được một cái tên rất văn vẻ và đầy sức gợi. Dùng phương pháp “xác tàu” để đạt tên Khi bắt buộc phải tạo ra một cái tên hấp dẫn, có sức lôi cuốn, nhiều nhà quản lý tham vọng cho rằng chỉ việc đơn giản thêm vào danh từ một tính từ, kết quả là những
- cái tên có vẻ hợp lý nhưng nhìn và nghe thì thật tệ hại. Những kiểu cắt bỏ phổ biến khác và rất chung chung như Tech, Corp (hay đặc biệt ở Việt Nam, doanh nghiệp thường có đuôi Mex…) khiến cho khách hàng thường bị nhầm lẫn và không tạo được nét riêng biệt. Vấn đề xảy ra với cách tiếp cận này là nó không có sức lôi cuốn và bị lọt thỏm khi người ta xướng tên nó lên. Dùng những từ quá đơn giản tới mức chúng chẳng bao giờ nổi bật trước đám đông Công ty đầu tiên trong một lĩnh vực nào đó có thể theo cách này, như bạn đã từng nghe tới General Motors, General Electric và nhiều tên khác nữa. Nhưng một khi đã xuất hiện sự cạnh tranh, nó đòi hỏi bạn phải có sự khác biệt. Hãy tưởng tượng Yahoo! Cũng có cái tên GeneralInternetDirectory.com xem sao? Cái tên có thể mang tính miêu tả rất lớn nhưng lại đặc biệt đáng ghi nhớ. Và với sự tấn công dữ dội của truyền thông, các kênh quảng cáo, điều quan trọng hơn bao giờ hết là bạn phải bảo vệ cái tổ của mình bằng tính duy nhất. Không có gì tiếp thị tốt hơn một cái tên hay. Dùng cách tiếp cận atlas và bản đồ để đặt tên Trong trạng thái sốt sắng bắt đầu một công ty mới, nhiều doanh nghiệp chọn cách sử dụng tên thành phố nơi họ mở công ty, quận hay vùng như là một phần trong tên doanh nghiệp. Trong khi đó có thể là cứu cánh hiện tại, vào thời điểm bắt đầu nhưng lại thường trở thành một lực cản khi doanh nghiệp phát triển hơn. Một khách hàng từng than thở với tôi anh ta đang phục vụ cho thị trường nhiều hơn cho chính mình với cái tên của anh ta. Anh ta đã đặt tên doanh nghiệp mình là St. Pete Plumbing
- khi anh ta tới từ St. Petersburg, Florida. Nhưng trang vàng những cửa hàng lại kết luận đó cũng là cái tên cho toàn vùng. Nhiều công ty khác đã phải vật lộn với vấn đề tương tự. Minnesota Manufacturing & Mining đang phát triển vượt ra khỏi ngành công nghiệp và bang của mình. Để tránh hạn chế tầm phát triển, họ đổi tên thành 3M, một công ty hiện đang nổi tiếng về sáng tạo. Kentucky Fried Chicken hiện đổi thành KFC, xóa nhòa bớt sự nổi bật của tên vùng và tên nguyên gốc. Từ bài học này, bạn có thể biết mình cần phải làm gì ngay từ đầu. Biến tên công ty thành một lời sáo Một khi bỏ qua được tính văn vẻ, miêu tả, quá trình suy nghĩ của bạn hầu hết quay về phép ẩn dụ. Đây có thể trở thành điều tuyệt vời nếu chúng không bị lạm dụng để trở nên nhàm chán. Ví dụ, từ khi có nhiều công ty tự cho rằng mình đứng đầu lĩnh vực, các tên thường được họ dùng là Summit, Apex, Pinnacle, Peak toàn mang nghĩa là đỉnh, chóp cả. Thay vì vậy, hãy tìm cách kết hợp các từ tích cực với nhau và dùng phép ẩn dụ, bạn sẽ thấy hiệu quả hơn nhiều. Một ví dụ rất hay là công ty lưu trữ dữ liệu Iron Muontain, một cái tên truyền được sức bền và độ an toàn mà không bị nghe như tầm thường ,sáo rỗng. Làm cho tên công ty trở nên quá khó hiểu, khách hàng không thể biết nó có ý nghĩa gì Điều tuyệt vời là khi bạn chọn được một cái tên có ý nghĩa đặc biệt, nó có thể bao gồm cả một câu chuyện nói về thông điệp của công ty. Nhưng nếu nó quá mập mờ và khó phát âm, bạn có thể không bao giờ có cơ hội nói điều đó với khách hàng vì họ dễ dàng bỏ qua bạn.
- Dùng cách hỗn hợp để chọn tên Bị cuốn theo suy nghĩ cần ghi dấu trên lĩnh vực hoạt động, nhiều công ty đã phải cầu viện tới việc xây dựng vụng về hoặc viết sai chính tả những cái tên có mục đích. Kết quả là những cái tên công ty nghe giống như miêu tả một loại ma túy hơn là tên công ty. Lỗi Dùng phương pháp “xác tàu” để đặt tên đôi khi kết hợp với lỗi này và kết quả là tạo nên một cái tên kiểu như KwaliTronix. Điều thú vị là một vài cái tên bắt đầu được thay đổi sau khi đặt: để tránh dùng “K” thay bằng dùng “Q” hay “Ph” thay bằng “F”. Điều này làm cho việc phát âm tên công ty cũng như tìm kiếm nó trên Internet trở nên khó khăn hơn. Tuy nhiên, nó cũng không phải là không tạo nên thành công. Ví dụ như trường hợp của Kodak và Xerox. Nhưng hãy nhớ rằng những cái tên như thế này thường không có ý nghĩa bản chất và ý nghĩa ngôn ngữ, vì vậy họ phải cầu viện nhiều tới quảng cáo để truyền đạt ý nghĩa công ty và thường tốn rất nhiều tiền. Nhiều công ty sử dụng thành công cách tiếp cận này thường là những công ty đi tiên phong hoặc có nguồn ngân quỹ dành cho quảng cáo lớn. Hiện tại như Verizon đang tiêu tốn hàng triệu đô cho nỗ lực thay tên của mình mà Accenture cũng đã từng làm. Vì vậy hãy xem khả năng tài chính của bạn trước khi bắt tay vào việc đặt tên theo kiểu này. Chọn tên sai, sau đó không chịu thay đổi Nhiều chủ doanh nghiệp biết cái tên của công ty mình có vấn đề và hi vọng tự nó sẽ làm nên điều kì diệu. Tên công ty ban đầu của một khách hàng của tôi là “Portables” gợi cho khách hàng ý nghĩ về một phòng học di động-một cái tên chưa từng được chủ của nó nghĩ tới, điều này càng nặng nề hơn khi chính người chủ một đại lý cũng cố gắng giải thích quan niệm mới của họ về vận chuyển và lưu kho. Sau nhiều suy nghĩ, chúng tôi đã quyết định chọn tên PODS, có nghĩa
- Portable On Demand Storage. Phần còn lại nhanh chóng trở thành một kỳ tích khi họ mở rộng ra cả quốc gia và quốc tế. Và cũng như vậy, 3M hay KFC đã quyết định đúng khi họ có sự thay đổi cần thiết để duy trì sự lớn mạnh và hình ảnh trong mắt khách hàng. Trước khi bắt đầu đặt tên, hãy dành thời gian để suy nghĩ những vấn đề mà tôi đã nêu ra trên đây, bạn sẽ có một cái tên phù hợp với hiện tại cũng như có thể theo suốt bạn trong tương lai.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
1 sai lầm cần tránh khi giao dịch với khách hàng
17 p | 553 | 358
-
Thiết kế thương hiệu và những lưu ý cần thiết
15 p | 205 | 87
-
8 sai lầm lớn trong marketing
5 p | 221 | 61
-
Internet Marketing - Những sai lầm cần tránh
5 p | 152 | 48
-
5 quan niệm sai lầm nghiêm trọng trong dịch vụ khách hàng
5 p | 136 | 38
-
Quan niệm sai lầm về nghề bán hàng
3 p | 287 | 38
-
Bảy sai lầm Marketing cần tránh trong ngày nghỉ lễ
4 p | 151 | 37
-
12 Sai lầm cần tránh khi thiết kế trang web
8 p | 122 | 32
-
Những điều cần tránh khi khởi nghiệp
7 p | 124 | 29
-
Những sai lầm pháp lý chết người
4 p | 146 | 26
-
Những sai lầm pháp lý chết người
3 p | 180 | 25
-
Sai lầm cần tránh trong thiết kế cửa hàng bán lẻ
3 p | 108 | 15
-
Sáu sai lầm cần tránh khi thiết kế cửa hang
5 p | 97 | 15
-
Tránh sai lầm khi thực hiện marketing trên mạng
7 p | 72 | 15
-
Cắt Giảm Nhân Sự Đôi Khi Là Sai Lầm
3 p | 86 | 8
-
Viết quảng cáo những điều nên tránh để viết bài trên web hay
7 p | 88 | 8
-
Tránh những sai lầm “chết người” trong tiếp thị
3 p | 69 | 6
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn