intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Những sai lầm tai hại khi chăm sóc trẻ sơ sinh

Chia sẻ: Vylanh Ngọc Vy | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

86
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong quá trình nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ sơ sinh, có một số sơ xuất mà cha mẹ không để ý đã vô tình làm hại đến bé. Chúng ta hãy cùng điểm lại những sai lầm khi chăm sóc trẻ sơ sinh và cùng rút kinh nghiệm nhé! 1. Lắc bé khi bế Khi bế bé, bạn chú ý không nên lắc mạnh

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Những sai lầm tai hại khi chăm sóc trẻ sơ sinh

  1. Những sai lầm tai hại khi chăm sóc trẻ sơ sinh
  2. Trong quá trình nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ sơ sinh, có một số sơ xuất mà cha mẹ không để ý đã vô tình làm hại đến bé. Chúng ta hãy cùng điểm lại những sai lầm khi chăm sóc trẻ sơ sinh và cùng rút kinh nghiệm nhé! 1. Lắc bé khi bế Khi bế bé, bạn chú ý không nên lắc mạnh, như vậy bạn đã vô tình làm hại đến bé đặc biệt là rất nguy hiểm đối với những bé từ 10 tháng tuổi trở xuống. Thời gian đó, cổ của bé còn rất yếu, chưa đủ sức nâng đầu bé, não của bé rất mềm và chưa cố định. Khi bạn lắc, phần não của bé bị trấn động, va chạm vào hộp sọ, các mạch máu nhỏ bị rách, chảy máu và gây tổn thương trong não. Bé càng nhỏ tuổi thì càng nguy hiểm, đặc biệt là các bé từ 10 tháng tuổi trở xuống. 2. Để bụng bé bị nhiễm lạnh Bụng của bé vô cùng mẫn cảm với nhiệt độ không khí, và sợ nhất là bị lạnh. Khi bụng bé bị nhiễm lạnh, nhu động ruột sẽ tăng lên gây ra đau bụng, đi ngoài. Từ đó ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ dinh dưỡng của bé dẫn đến sức đề kháng giảm và bé sẽ dễ bị mắc nhiều bệnh truyền nhiễm hơn.
  3. Trong quá trình nuôi dưỡng và chăm sóc bé, có một số sơ xuất mà cha mẹ không để ý đã vô tình làm hại đến bé. (Ảnh minh họa) 3. Chọc bé cười lúc bé đang ăn Phần yết hầu là cửa ngõ của khí quản và thực quản, vừa ăn vừa cười rất dễ khiến cho thức ăn rơi vào khí quản, gây ho không dứt. Nếu những thức ăn cứng rơi vào khí quản thì rất có thể thức ăn đó sẽ bịt mất khí quản hoặc một nhánh của khí quản, khiến việc hô hấp của bé gặp khó khăn, rất nguy hiểm đối với bé. 4. Đi giày da cho bé khi bé đang tập đi Khi bé bắt đầu tập đi, bạn phải chuẩn bị cho bé một đôi giày thích hợp. Có nhiều bố mẹ sắm cho bé một đôi giày da thật đẹp. Nhưng thực ra với giày da, phần mũi
  4. và đế của giày khá cứng, một đôi giày đế cứng và chật sẽ hạn chế hoạt động của đôi chân bé, khiến bé dễ bị đau chân, ảnh hưởng đến việc tập đi của bé. 5. Dùng nước quá nóng để rửa chân cho bé Dùng nước nóng để rửa chân hoặc ngâm chân thường được các cha mẹ áp dụng khi chân nhức mỏi, nhưng nếu ta cũng áp dụng cách đó với bé thì là một sai lầm rất lớn. Trẻ sơ sinh có bàn chân mũm mĩm và hầu hết lòng bàn chân bẹt. Vòm bàn chân hình thành vào khoảng 2-3 tuổi rồi hoàn chỉnh dần đến khi 10 tuổi. Vòm bàn chân có tác dụng làm cho chân chuyển động mềm mại khi bé bước và chạy, bảo vệ mạch máu và dây thần kinh ở gan bàn chân. Dùng nước nóng để rửa hoặc ngâm chân cho bé sẽ khiến dây chằng ở bàn chân bị giãn ra, từ đó chân bé sẽ trở nên “bẹt”, lòng bàn chân không có hình vòm như bình thường. 6. Lấy ráy tai cho bé Ráy tai cũng có những công dụng nhất định của nó, ví dụ như cản bụi bẩn, côn trùng bay vào tai, giảm tiếng ồn, bảo vệ màng nhĩ… Đôi tai của trẻ sơ sinh chưa phát triển toàn diện, da và sụn còn rất mềm. Các mẹ lấy ráy tai cho bé nếu không cẩn thận sẽ rất dễ làm rách lớp da mỏng manh trong tai gây ra viêm nhiễm, nặng hơn là có thể làm tổn thương màng nhĩ, ảnh hưởng đến thính lực của bé.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0