intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Những sai lầm tai hại liên quan đến giấc ngủ

Chia sẻ: Pepo Lovely | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

46
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tín hiệu từ xung quanh tác động rất lớn đến thời gian nghỉ ngơi của cơ thể, đặc biệt là độ sáng tối. Khi ngủ, cơ thể cần một môi trường ánh sáng hoàn toàn tối để trao đổi melatonin.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Những sai lầm tai hại liên quan đến giấc ngủ

  1. Những sai lầm tai hại liên quan đến giấc ngủ Tín hiệu từ xung quanh tác động rất lớn đến thời gian nghỉ ngơi của cơ thể, đặc biệt là độ sáng tối. Khi ngủ, cơ thể cần một môi trường ánh sáng hoàn toàn tối để trao đổi melatonin. 1. Không có thời gian ngủ nhất định Bạn nghĩ rằng mình thức qua đêm vào ngày cuối tuần và hy vọng sẽ dành ngày hôm sau để ngủ bù hoặc lợi dụng ngày nghỉ cuối tuần để bù vào giấc ngủ của ngày trước đó. Hai cách làm trên đều gây rối loạn sinh học cơ thể, đặc biệt là việc thức qua đêm vào cuối tuần dễ gây ra tình trạng thiếu ngủ vào giờ đi làm. Cách giải quyết: Lên kế hoạch và tuân thủ nghiêm túc. Mỗi ngày bạn luôn đi ngủ và dậy đúng giấc như một cái máy kể cả ngày cuối tuần. Cơ thể sẽ dần thích ứng với quy luật của cuộc sống, vì vậy thói quen duy trì một giấc ngủ cố định sẽ rất tốt cho đồng hồ sinh học của cơ thể. Mỗi ngày đi ngủ và dậy đúng giờ sẽ giúp não có thời gian nghỉ ngơi hoàn toàn và hormone khỏe mạnh. 2. Ngủ nhiều vào ban ngày Nếu bạn ngủ quá nhiều vào ban ngày, đặc biệt là sau 4h chiều, sẽ khiến bạn khó đi vào giấc ngủ tối và ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.
  2. Cách giải quyết: Giấc ngủ ngắn không nên vượt quá 30 phút. Nếu ngủ bù là thực sự cần thiết tốt nhất bạn chỉ nên ngủ một giấc khoảng 30 phút trước 4h chiều. Thực tế, nghỉ ngơi từ 20-30 phút sau bữa trưa là thời gian hợp lý có lợi nhất cho sức khỏe. 3. Không có sự chuẩn bị Nếu bạn mong muốn cơ thể nhanh chóng nghỉ ngơi hoàn toàn sau một tuần làm việc căng thẳng và mệt mỏi mà không có sự chuẩn bị thì đó là điều không thể. Cơ thể cần có thời gian để hệ thần kinh truyền tải tín hiệu nghỉ ngơi cho đại não để hormone nghỉ ngơi được tiết ra giúp bạn có một giấc ngủ tốt. Cách giải quyết: Hãy tạo cho mình một thói quen sau 10h đêm, rời khỏi bàn máy tính và tắt toàn bộ các thiết bị điện khác, bởi chúng tác động rất mạnh đến não bộ và khiến bạn tỉnh tảo trong thời gian dài. Đưa toàn bộ đồ vật có thể phân tán giấc ngủ tránh xa chiếc giường. 4. Không có tín hiệu nghỉ ngơi hợp lý với cơ thể
  3. Tín hiệu từ xung quanh tác động rất lớn đến thời gian nghỉ ngơi của cơ thể, đặc biệt là độ sáng tối. Khi ngủ, cơ thể cần một môi trường ánh sáng hoàn toàn tối để trao đổi melatonin. Đa số phòng ngủ lại không đạt yêu cầu cơ bản này từ đó chất lượng giấc ngủ không được tốt. Cách giải quyết: Có thể dùng vải để che các thiết bị phát sáng hoặc dùng khăn che mắt. Nếu đi vệ sinh vào giữa đêm bạn có thể dùng đèn pin hoặc các loại đèn tương tự. 5. Ăn ngũ cốc và đồ ngọt trước khi ngủ Những thực phẩm này là thủ phạm đảo lộn quá trình bài tiết và trao đổi chất, gây áp lực cho cân bằng toàn cơ thể, làm ảnh hưởng đến giấc ngủ, gây mất ngủ và tỉnh giấc vào giữa đêm! Cách giải quyết: Tốt nhất không nên ăn ngũ cốc vào bữa tối, ngược lại thực phẩm giàu protein có thể ngăn chặn sự tác động của chất ngọt, dầu hào cung cấp amino acid là chất cần thiết tạo ra melatonin
  4. 6. Dùng thuốc ngủ Thuốc ngủ không thể giải quyết các vấn đề mấu chốt của tình trạng mất ngủ. Các nghiên cứu liên quan đến giấc ngủ cho thấy: bất luận là có hay không kê đơn thì về lâu dài việc sử dụng thuốc ngủ đều có hại cho sức khỏe. Nếu sử dụng thuốc trong thời gian ngắn, tình trạng mất ngủ sẽ càng tồi tệ hơn, nếu bạn cần sử dụng thuốc hãy tìm đến bác sĩ để có được sự tư vấn chính xác và cố gắng tránh lạm dụng loại thuốc này. Cách giải quyết: Học cách thả lỏng và thư giãn. Ngoài các yếu tố về thể chất thì áp lực chính là sát thủ gây rối loạn giấc ngủ. Căng thẳng tạm thời sẽ gây ra mất ngủ mãn tính. Luyện hít thởi và tập yoga sẽ rất có lợi cho giấc ngủ của bạn, chúng mang đến sự yên tĩnh cần thiết cho đại não, giải tỏa khủng khoảng và lo lắng do áp lực. 7. Uống một chút rượu để dễ ngủ hơn Rượu có thể giúp chúng ta bình tĩnh hơn vì vậy nhiều người bị mất
  5. ngủ đã sử dụng rượu hòng cải thiện giấc ngủ. Mặc dù rượu giúp chúng ta dễ đi vào giấc ngủ, nhưng sau khi được phân giải sẽ gây tổn hại cho chất lượng giấc ngủ và khiến thời gian ngủ ít đi. Nếu tình trạng này kéo dài, mức độ nghiêm trọng sẽ ngày càng gia tăng. Cách giải quyết: Thay vì dùng rượu bạn có thể sử dụng: Amino acid, L theanine, 5- trytophan hydroxyl, axit gamma-aminobutyric và một số loại thảo mộc như hương chanh, rễ cây hoa cúc. Sử dụng viên magie trước khi ngủ cũng có rất hiệu quả. Với người trên 50 tuổi, sử dụng melatonin cũng rất tốt, tuổi càng cao nhu cầu trao đổi melatonin càng thấp, điều đó giải thích tại sao người già khó ngủ và có phản ứng tốt với melatonin. 8. Đi ngủ xem ti vi Xem ti vi trước khi đi ngủ đã trở thành thói quen và nhiều người mong rằng ti vi sẽ giúp họ dễ buồn ngủ hơn. Nhưng nếu như vậy bạn sẽ nhanh chóng bị tỉnh giấc và khiến tình trạng mơ ngủ xảy ra nghiêm trọng hơn.
  6. Cách giải quyết: Tốt nhất không nên xem ti vi, phòng ngủ là nơi để nghỉ ngơi tuyệt đối, để có giấc ngủ ngon hãy tránh xa chiếc ti vi. 9. Nằm trên giường mong nhanh vào giấc ngủ Đã trải qua 30 phút, một tiếng mà bạn vẫn chưa thể ngủ, có thể bạn đã chọn sai giờ đi ngủ hoặc vẫn chưa hoàn toàn muốn ngủ! Nghiên cứu cho thấy, mỗi tối não bộ cần trải qua chu kỳ giấc ngủ khác nhau, chu kỳ này duy trì khoảng 90-120 phút hoặc hơn, mỗi chu kỳ bắt đầu, bạn sẽ cảm thấy buồn ngủ, nếu chúng đi qua bạn sẽ khó ngủ hơn. Cách giải quyết: Nếu sau 45 phút vẫn chưa thể chợp mắt, hãy đọc một cuốn sách hay tạp chí, làm một vài động tác nhẹ nhàng rồi tiếp tục thử lại. Nếu không thể ngủ mà cố nằm trên giường sẽ chỉ mang lại sự căng thẳng mà thôi.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2