intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Những sai lầm trong lối sống mùa lạnh

Chia sẻ: Mi Sa | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

59
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Những sai lầm trong lối sống mùa lạnh Chăm sóc sức khoẻ không đúng cách trong những ngày trời trở lạnh không những làm giảm chất lượng sống mà còn tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virút… xâm nhập cơ thể gây bệnh. Dưới đây là một số sai lầm phổ biến, được ghi nhận từ thực tế thăm khám bệnh. Trời lạnh không nên uống nhiều nước Vào mùa lạnh cơ thể ít ra mồ hôi nên ta ít có cảm giác khát nước. Vì vậy dễ xảy ra tình trạng uống không đủ nước so với nhu cầu...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Những sai lầm trong lối sống mùa lạnh

  1. Những sai lầm trong lối sống mùa lạnh Chăm sóc sức khoẻ không đúng cách trong những ngày trời trở lạnh không những làm giảm chất lượng sống mà còn tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virút… xâm nhập cơ thể gây bệnh. Dưới đây là một số sai lầm phổ biến, được ghi nhận từ thực tế thăm khám bệnh. Trời lạnh không nên uống nhiều nước Vào mùa lạnh cơ thể ít ra mồ hôi nên ta ít có cảm giác khát nước. Vì vậy dễ xảy ra tình trạng uống không đủ nước so với nhu cầu cơ thể. Thêm vào đó là tâm lý hạn chế uống nước để tránh đi tiểu nhiều lần, nhất là với những người già. Thật ra, dù trời lạnh hay nóng thì cơ thể mỗi người vẫn cần uống nước đầy đủ để bảo đảm cơ thể hoàn thành tốt các chức năng sinh lý. Nếu nước không được cung cấp đủ sẽ dẫn đến một số rối loạn trong cơ thể, đặc biệt uống nước quá ít dễ có nguy cơ bị sỏi niệu, táo bón... Hãy căn cứ vào màu của nước tiểu, nếu chúng có màu vàng là thiếu nước, cần bổ sung. Ngoài ra, cũng nên đa dạng hoá các loại nước uống như dùng nước đun sôi để nguội, nước trà, nước ép trái cây để tạo sự ngon miệng và duy trì đủ lượng nước cần thiết. Hơ tay, chân lên quạt sưởi, bếp lửa… để ấm thân Cách này có thể giúp tay chân trở nên ấm hơn trong mùa lạnh. Tuy nhiên sự dễ chịu đó chỉ mang tính tạm thời khi còn ngồi cạnh bên quạt sưởi, bếp lửa… sau đó thì đâu lại vào đấy. Tốt nhất không nên chọn cách làm ấm này vì có thể khiến da tay, da chân khô nẻ, tê cứng, kém linh hoạt… do hiện tượng tụ máu. Thay vào đó, có thể xoa xoa hai tay vào nhau cũng cho tác dụng dễ chịu tương tự. Mặc đồ thoáng mát ra ngoài tập thể dục Nhiều người có quan niệm khi tập thể dục sẽ khiến cơ thể nóng lên và ra rất nhiều mồ hôi, do đó không nên mặc áo dày, che kín người. Thực tế là mặc phong phanh sẽ khiến
  2. người tập rất dễ bị nhiễm lạnh khi cơ thể chưa kịp vận động. Vì vậy, nếu tập ngoài trời vào mùa lạnh, vẫn nên mặc quần áo dài tay, đi giày, mang vớ. Khi tập, cơ thể nóng lên, lúc đó có thể cởi bớt áo. Buổi sáng tập thể dục nên khởi động 15 phút trong nhà cho ấm người rồi mới mở hé cửa, đứng nép vào một bên cho gió lùa qua rồi mới đi ra, vừa tập vừa cởi bớt áo sau. Nếu tập thể dục ngoài trời vào mùa lạnh, vẫn nên mặc quần áo đủ ấm để phòng cảm lạnh (ảnh minh họa) Tập xong nên uống 200ml nước hãy nghỉ, điều hoà hơi thở. Không nên tắm nước lạnh ngay sau tập vì dễ cảm lạnh và xảy ra các tai biến. Ngưng tập ngay khi chóng mặt, thấy khó chịu, ra mồ hôi nhiều bất thường... Nếu bỗng dưng nhức đầu, có cảm giác quay, có hiện tượng quên, rối loạn cảm xúc... cần đi bệnh viện khám ngay. Ăn nhiều rau quả tươi sẽ bị lạnh bụng Quan điểm này không đúng vì bổ sung vitamin hợp lý trong mùa lạnh là điều rất cần thiết. Do cơ thể ta không tổng hợp được vitamin nên rất cần cung cấp thông qua thức ăn, đồ uống, dược phẩm. Nhất là với người ăn kiêng, người mới qua cơn bạo bệnh, phụ nữ có thai... rất dễ bị thiếu vitamin nên càng cần bổ sung. So với nấu chín, rau quả tươi đương nhiên có nhiều vitamin hơn, cần thiết cho việc tăng cường sức đề kháng mùa lạnh như vitamin A, B, C (càrốt, cà chua, giá đậu, bí đỏ, bí xanh, ớt, cải xanh, cải bẹ, cam, chanh…) Khi ngủ, trùm kín nguyên người để chống lạnh
  3. Không ít người cho rằng trùm kín chăn từ chân lên tới đầu khi ngủ vào mùa lạnh thì khỏi sợ rét, ngủ sẽ ngon hơn. Đây là suy nghĩ chưa đúng vì khi trùm kín như vậy khí CO2 thở ra sẽ lẩn quẩn trong khoảng không bé nhỏ, số lượng mỗi lúc một nhiều, cộng thêm chất khí có hại cho cơ thể không phát tán rộng sẽ khiến khó thở, và thấy mệt khi tỉnh giấc. Đặc biệt với trẻ con sẽ rất dễ gây ngộp thở, suy hô hấp… Tốt nhất chỉ nên trùm kín chăn lên đến ngực hoặc cổ, nếu chưa ấm nên thay đổi chăn có độ ấm nhiều hơn, thay vì là kéo chăn lên phủ đầu. Tăng sức đề kháng cho những người dễ nhiễm lạnh Trẻ em: khi thời tiết đột ngột thay đổi từ nóng sang lạnh, trẻ em rất dễ bị mắc bệnh cảm cúm với các biểu hiện viêm đường hô hấp trên, viêm mũi, viêm mũi họng, viêm thanh quản, khí phế quản. Để phòng tránh phải giữ ấm cho trẻ khi trời chuyển lạnh: mặc quần áo ấm, khi cho trẻ đi ngoài đường nhớ mang vớ và đeo thêm khẩu trang để giữ ấm cơ quan hô hấp. Ngoài ra, cũng nên cho trẻ chích ngừa bệnh cúm. Cho trẻ uống sữa, ăn các chất dinh dưỡng giúp tăng sức đề kháng như: đạm (thịt, cá, đậu hủ...), vitamin C (rau xanh và trái cây), vitamin A (gan, trứng...), chất sắt, kẽm có nhiều trong hải sản... Người già: để đủ năng lượng và có sức đề kháng tốt trong mùa lạnh, người cao tuổi nên ăn nhiều bữa (ăn thêm bữa phụ vào lúc 9 giờ sáng, 3 giờ chiều), chủ yếu là các thực phẩm lỏng dễ tiêu như: xúp, cháo, canh... Rau xanh các loại cần được cắt nhuyễn để hệ tiêu hoá đỡ hoạt động nhiều. Cũng cần dùng thêm sữa, bột ngũ cốc các loại: bột đậu đen, đậu xanh, đậu đỏ, đậu nành, mè… vừa dễ tiêu, vừa có nhiều năng lượng, khoáng chất, sinh tố. Sản phụ: để giúp bà bầu khoẻ mạnh, cần bổ sung sinh tố từ các loại rau, quả tươi. Cần lưu ý dùng các món ăn có chứa thực phẩm tăng cường đề kháng dễ tiêu hoá, như có nhiều gia vị gừng, tiêu, hành, tỏi...
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2