intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Những sai lầm và một số cách khắc phục khi dạy học Toán ở Tiểu học

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

29
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Những sai lầm và một số cách khắc phục khi dạy học Toán ở Tiểu học" phân tích các sai lầm thường gặp đó sẽ giúp giáo viên sử dụng tốt hơn các hoạt động dạy học tích cực trong các giờ lên lớp góp phần vào công cuộc cải cách giáo dục của nước nhà. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Những sai lầm và một số cách khắc phục khi dạy học Toán ở Tiểu học

  1. NHỮNG SAI LẦM VÀ MỘT SỐ CÁCH KHẮC PHỤC KHI DẠY HỌC TOÁN Ở TIỂU HỌC ThS. Phùng Ngọc Thắng* 1 Tóm tắt: Chúng ta cần hiểu được thực trạng dạy học Toán ở Tiểu học, những khó khăn mà giáo viên gặp phải khi thực hiện. Để từ đó có những điều chỉnh và chiến lược đổi mới cho phù hợp. Kết quả của việc làm này góp phần vào công cuộc cải cách giáo dục của nước nhà. Từ khóa: Đổi mới giáo dục, dạy học Toán tiểu học. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Hiện nay, giáo viên thường được tập huấn cũng như tự học nhiều hình thức tổ chức dạy học, để áp dụng vào dạy học Toán ở Tiểu học. Điều đó góp phần phát huy tính tích cực của học sinh, giúp giờ học sôi nổi hơn và đạt hiệu quả cao hơn. Tuy nhiên, một số giáo viên không hiểu rõ các hình thức tổ chức dạy học. Từ đó dẫn đến khi áp dụng vào giờ học cụ thể trên lớp còn nhiều lúng túng cũng như sai lầm. Vì thế việc phân tích các sai lầm thường gặp đó sẽ giúp giáo viên sử dụng tốt hơn các hoạt động dạy học tích cực trong các giờ lên lớp. 2. NỘI DUNG 2.1. Những sai lầm thường gặp trong dạy học Toán ở Tiểu học 2.1.1. Sử dụng mô hình Mô hình là một trong những phương tiện dạy học mang lại hiệu quả nhất trong dạy học Toán ở Tiểu học, đặc biệt là học sinh lớp 1. Khi hình thành khái niệm số tự nhiên hoặc hình thành phép cộng, trừ số tự nhiên thì mô hình được xem là công cụ hàng đầu cho việc hình thành kiến thức mới. Thế nhưng do nhiều lý do khác nhau mà giáo viên thường mắc phải những sai phạm trong quá trình sử dụng mô hình: Trường Đại học Thủ đô Hà Nội. *
  2. Phần 2: DẠY THẬT, HỌC THẬT - BÀI HỌC TỪ THỰC TIỄN 407 - Sử dụng mô hình không hợp lý khi hình thành kiến thức mới (nhầm lẫn giữa mô hình với tranh, ảnh,…). - Xem nhẹ việc sử dụng mô hình (một số giáo viên cho rằng với môn Toán thì chỉ cần thực hiện các thao tác của giáo viên là học sinh hiểu bài, không cần chuẩn bị mô hình). - Lạm dụng mô hình gây phân tán sự chú ý của học sinh (một số giáo viên làm mô hình quá màu mè, nổi bật, khi sử dụng chiếm nhiều thời gian, gây mất sự tập trung hình thành kiến thức của học sinh) Ví dụ : Khi dạy bài “Số 0” (sách Toán 1). Đây là bài mới hình thành kiến thức nhận dạng chữ số 0 đồng thời tìm hiểu giá trị của số 0 trong toán học. Sách giáo khoa có minh hoạ bằng hai bình nước, một cái vợt và một số con cá cảnh. Nghĩa là khi dạy, nếu giáo viên không chú ý, chắc chắn học sinh sẽ nhầm lẫn giữa nhận dạng chữ số “0” và giá trị của chữ số “0”. 2.1.2. Thực hành đo độ dài Đối với các lớp 2 trở lên, việc dạy thực hành đo độ dài thông thường được sử dụng bằng thước. Nhưng trong dạy thực hành đo độ dài ở lớp 1 thì có thể sử dụng đo bằng gang tay, bước chân, sải tay,… Đây mới là yếu tố giáo viên thường mắc phải những sai lầm đơn giản nhưng lại rất quan trọng. Chẳng hạn trong bài dạy “Thực hành đo độ dài” ở lớp 1 (Sách Toán 1) khi gọi một số học sinh thực hành đo chiều rộng cái bảng bằng gang tay, giáo viên thường tập trung vào số lượng gang tay các em đo được để kết luận nội dung. Nhưng quên rằng nếu không giải thích rõ về các yếu tố liên quan đến cơ thể con người (chiều cao, cấu tạo,…) thì khi ở nhà thực hành, học sinh sẽ thực hiện không chính xác, gây ra sự hoang mang về cách đo bằng tay, chân,… 2.1.3. Dạy luyện tập, ôn tập, thực hành Toán Đối với các tiết luyện tập, thực hành hoặc ôn tập của môn Toán. Nội dung chủ yếu là các bài tập luyện những kiến thức đã học trong thời gian trước. Mục tiêu của các dạng luyện tập này là củng cố những kiến thức đã học cho học sinh và rèn luyện kỹ năng làm toán. Chính vì vậy khi dạy những dạng toán này giáo viên thường mắc phải sai phạm là yêu cầu học sinh phải làm hết tất các bài tập trong sách giáo khoa cũng như trong vở bài tập. Chính vì vậy thường gây ra một số bức xúc, chán nản cho học sinh, nhất là những học sinh khá và giỏi hoặc những học sinh trung bình làm quá tải cũng gây ra những bức xúc ảnh hưởng đến tâm sinh lý các em. Bởi trong các bài tập thường có một số dạng giống nhau về yêu cầu, chỉ khác số liệu. Nêu học sinh đã hiểu bài mà cứ phải làm nhiều bài giống nhau thì chắc chắn sẽ chán và gây ồn ào trong lớp học.
  3. 408 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC GIA: XÂY DỰNG NỀN GIÁO DỤC THỰC CHẤT - ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP Do vậy không nhất thiết phải yêu cầu tất cả HS làm hết các bài tập trong SGK, VBT. Trong 40 phút của tiết học, nên tập trung giúp HS làm và chữa các bài tập rèn luyện các kỹ năng cơ bản, quan trọng nhất, củng cố thật chu đáo các kiến thức đã học, chỉ khi nào làm được như vậy mới yêu cầu HS (đặc biệt là HS khá, giỏi) làm tiếp các bài tập còn lại, bài tập nào chưa giải quyết xong ở trên lớp thì giải quyết khi HS tự học 2.1.4. Dạy phép nhân, phép chia - Về việc dạy giai đoạn chuẩn bị: Trước khi học phép tính mới (phép nhân, phép chia) học sinh đều có giai đoạn chuẩn bị. Đây là cơ sở cho việc hình thành kiến thức mới, cầu nối giữa kiến thức đã học và kiến thức sẽ học. Vì vậy, khi dạy học các bài học trong giai đoạn này, giáo viên thường không chuẩn bị tốt kiến thức cho học sinh để làm cơ sở vững chắc cho các em học những kiến thức mới tiếp theo. Cụ thể là: - Học sinh được học bài “Tổng của nhiều số” trước khi học bài “Phép nhân”. Ở đây học sinh được tính tổng các số hạng bằng nhau. Giáo viên phải lưu ý để nhận ra các tổng này đều có các số hạng bằng nhau để giúp học sinh học bài phép nhân, tính kết quả của các phép nhân trong các bảng nhân (nhất là các bảng nhân đầu tiên). - Học sinh được học bài “Phép nhân” và các bài về Bảng nhân trước khi học bài “Phép chia” và các bài về Bảng chia. Giáo viên lưu ý học sinh phải thuộc bảng nhân để làm cơ sở học các bảng chia, vì các bảng chia đều được xây dựng từ các bảng nhân tương ứng. - Việc nhân chia trong bảng thành thạo cũng là cơ sở để học sinh học tốt nhân, chia ngoài bảng. - Về việc ít sử dụng đồ dùng trực quan trong từng giai đoạn lập bảng nhân, bảng chia: Kỹ thuật chung của nhân, chia trong bảng là: Học sinh thao tác trên các tấm bìa có các chấm tròn. Vì vậy, sử dụng đồ dùng trực quan ở đây là rất quan trọng. Tuy nhiên mức độ trực quan không giống nhau ở mỗi giai đoạn:  - Ở lớp 3 (Học kỳ I): học sinh tiếp tục học các bảng nhân, bảng chia 6, 7, 8, 9. Lúc này các em đã có kinh nghiệm sử dụng đồ dùng học tập (các miếng bìa với số chấm tròn như nhau), đã quen và thành thạo với cách xây dựng phép nhân từ những miếng bìa đó. Hơn nữa, lên lớp 3 trình độ nhận thức của học sinh phát triển hơn trước (khi học lớp 2) nên khi hướng dẫn học sinh lập các bảng nhân hoặc bảng chia, giáo viên vẫn yêu cầu học sinh sử dụng các đồ dùng học tập nhưng ở một mức độ nhất định, phải tăng dần mức độ khái quát để kích thích trí tưởng tượng, phát triển tư duy cho học sinh. Chẳng hạn:
  4. Phần 2: DẠY THẬT, HỌC THẬT - BÀI HỌC TỪ THỰC TIỄN 409 Giáo viên không cùng học sinh lập các phép tính như ở lớp 2 mà chỉ nêu lệnh để học sinh thao tác trên tấm bìa với các chấm tròn để lập 3, 4 phép tính trong bảng, các phép tính còn lại học sinh phải tự lập dựa vào phép đếm thêm hoặc dựa vào các bảng nhân đã học. Ví dụ: Khi hướng dẫn học sinh tự lập Bảng nhân 6, giáo viên yêu cầu học sinh sử dụng các tấm bìa, mỗi tấm bìa có 6 chấm tròn để lập các phép tính:                         6 x 1 = 6                         6 x 2 = 12                         6 x 3 = 18 Sau đó cho học sinh nhận xét để từ 6 x 2 = 12 suy ra được 6 x 3 = 18. Cụ thể là: Với 3 tấm bìa học sinh nêu : “6 được lấy 3 lần, ta có 6 x 3” Mặt khác cũng từ 3 tấm bìa này ta thấy 6 x 3 chính là 6 x 2 + 6 Vậy 6 x 3 = 6 x 2 + 6 = 18 Bằng cách như vậy, học sinh có thể không dùng tấm bìa mà vẫn tự tìm được kết quả của phép tính:               6 x 4 = 6 x 3 + 6 = 24               6 x 5 = 6 x 4 + 6 … Hoặc dựa trên bảng nhân đã học:               6 x 4 = 4 x 6 = 24               6 x 5 = 5 x 6 … Như vậy, giáo viên cần lưu ý sử dụng đồ dùng trực quan hợp lý, đúng mức để không chỉ giúp học sinh nắm được kiến thức mà còn phát triển tư duy. - Về phương pháp nhân, chia ngoài bảng: Phương pháp chủ yếu được sử dụng là làm mẫu trên các ví dụ cụ thể. Từ đó phương pháp hướng dẫn học sinh cách đặt tính và tính. Đối với những trường hợp cần lưu ý như: phép chia có chữ số 0 ở thương, ước lượng thương chưa hết, nhớ khi nhân chưa đúng… giáo viên thường đưa ra các bài tập dưới dạng Test để lưu ý học sinh cách làm đúng. 2.1.5. Dạy giải toán có lời văn Giải toán không phải chỉ dựa vào mẫu để giải mà đòi hỏi phải biết vận dụng các kỹ năng linh hoạt, sáng tạo. Đòi hỏi học sinh phải nắm được những khái niệm cơ bản khi giải toán có lời văn. Nắm vững các bước giải toán có lời văn và biết vận dụng kết
  5. 410 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC GIA: XÂY DỰNG NỀN GIÁO DỤC THỰC CHẤT - ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP hợp mẫu, khái niệm và tính sáng tạo. Từ những vấn đề trên, ta thấy hoạt động giải toán có lời văn là một hoạt động phức tạp và khó khăn, không đơn giản. Chính vì thế khi tiến hành dạy dạng toán này giáo viên thường không chú ý đến việc thiết lập các bước giải cụ thể mà thường cho học sinh đọc đề bài hoặc quan sát tóm tắt rồi tìm ra cách giải, do đó học sinh chỉ biết cách giải trực tiếp bài toán mà không vận dụng được ý đồ của bài toán khi tiếp tục chuyển sang giải dạng toán khác. Yêu cầu khi giải dạng toán có lời văn phải nghiên cứu kỹ đề bài (có 2 dạng giải toán đơn và giải toán hợp). Có 2 kiểu bài bài toán cho sắn và bài toán cho tóm tắt. Để hướng dẫn học sinh vừa giải được bài toán, vừa vận dụng cách giải để tiến hành sang các dạng toán khác thì giáo viên phải thiết lập các bước giải như sau : * Nghiên cứu đề bài: - Tìm hiểu bài: + Cho học sinh đọc đề bài toán nhiều lần. + Xác định yêu cầu của đề bài toán (cái đã cho và cái cần tìm). - Trình bày số liệu đã tìm được. + Bài toán cho biết gì? + Bài toán hỏi (yêu cầu tìm) gì? * Thiết lập các mối quan hệ của bài toán: - Học sinh thảo luận, tóm tắt nội dung bài toán. - Định dạng phép tính và kết quả của phép tính. * Lập kế hoạch giải bài toán. Học sinh thảo luận tìm tòi lời giải cho bài toán. * Tiến hành giải. - Sau khi tiến hành thiết lập các mối quan hệ và tiến hành giải toán. - Có thể chia lớp thành nhiều nhóm nhỏ thảo luận đặt lời giải và phép tính cho bài toán có lời văn. - Đưa ra đáp số cho bài toán. * Kiểm tra kết quả của bài toán. - Sau khi đưa ra kết quả, học sinh cần phải kiểm tra lại đề bài và kết quả theo dự kiện đề toán. - Thay thế kết quả và thử lại theo dự kiện.
  6. Phần 2: DẠY THẬT, HỌC THẬT - BÀI HỌC TỪ THỰC TIỄN 411 2.1.6. Dạy giải toán chuyển động đều Toán chuyển động đều là một trong những dạng toán khó nhất ở tiểu học. Nó bao hàm rất nhiều dạng toán: Cộng, trừ, nhân, chia các số tự nhiên, số thập phân và phân số. Chính vì thế khi dạy dạng toán này, giáo viên thường mắc phải sai lầm là không nắm vững 11 phương pháp giải toán tiểu học như phương pháp sơ đồ đoạn thẳng, phương pháp rút về đơn vị, phương pháp khử, phương pháp thế, v.v… Muốn thực hiện giải toán chuyển động đều cần phải nắm vững các phương pháp giải toán và lập một kế hoạch giải chi tiết: a, Các hoạt động chuẩn bị cho giải toán: - Trong nhiều trường hợp học sinh cần được rèn luyện làm quen với hoạt động giải toán thông qua hoạt động với nhóm đồ vật, tranh ảnh, hình vẽ. - Các bài toán liên quan đến các đại lượng là một phần quan trọng trong giải toán tiểu học. Vì thế học sinh cần được rèn luyện kỹ năng thao tác đo đại lượng, tính toán trên các số đo đại lượng. Việc giải bài toán hợp thực chất là giải các bài toán đơn. Vì vậy việc dạy kỹ các bài toán đơn là một công việc chuẩn bị tốt cho việc giải các bài toán hợp. b, Hoạt động làm quen với giải toán: Trong việc dạy giải toán ở tiểu học, giáo viên cần giải quyết 2 vấn đề sau: - Làm cho học sinh nắm được các bước cần thiết của quá trình giải toán và rèn luyện kỹ năng thực hiện các bước đó một cách thành thạo, được tiến hành theo 4 bước sau: Bước 1: Tìm hiểu kỹ đề bài Bước 2: Lập kế hoạch giải Bước 3: Thực hiện kế hoạch giải Bước 4: Kiểm tra lời giải và đánh giá cách giải. - Làm cho h.sinh nắm được và có kỹ năng vận dụng các phương pháp chung cũng như thủ thuật giải toán vào việc giải các bài toán một cách có hiệu quả. c, Hình thành và rèn kỹ năng giải toán: Để hình thành năng lực khái quát hoá và kỹ năng giải toán, rèn luyện năng lực sáng tạo trong học tập, cần tiến hành các hoạt động sau: - Giải các bài toán nâng dần mức độ phức tạp trong mối quan hệ giữa các số đã cho và số phải tìm hoặc điều kiện bài toán.
  7. 412 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC GIA: XÂY DỰNG NỀN GIÁO DỤC THỰC CHẤT - ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP - Giải bài toán bằng nhiều cách khác nhau. - Giải các bài toán trong đó phải xét tới nhiều khả năng để chọn một khả năng thoả mãn điều kiện bài toán. - Lập và biến đổi bài toán bằng cách lập bài toán tương tự; lập bài toán theo tóm tắt hoặc sơ đồ bài toán Ví dụ: Dạng 1: Các bài toán có 1 chuyển động tham gia Tính vận tốc của người đi bộ, biết quãng đường đi dài 10 km và người ấy đi trong 2 giờ. + Với bài toán này yêu cầu học sinh phải đọc kỹ đề bài (Đọc không phải là đọc to mà đọc để hiểu nội dung bài) + GV giúp học sinh phân tích bài toán (Bài toán cho biết gì? Hỏi gì? Muốn tính vận tốc của người đi bộ ta làm thế nào? Cần phải biết mấy đại lượng là những đại lượng nào? Quãng đường biết chưa? Thời gian biết chưa?) rồi yêu cầu học sinh giải. Bài giải Vận tốc của người đi bộ là: 10 : 2 = 5 (km/giờ) Đ/s: 5 km/giờ Dạng 2: Bài toán về hai chuyển động cùng chiều  Ở dạng toán này, giáo viên hướng dẫn học sinh tiến hành theo 2 bước như đối với học sinh đại trà song một trong 2 đại lượng  hoặc cả hai đại lượng chưa biết cần phải đi tìm. Bài toán: Lúc 6 giờ sáng một xe tải khởi hành từ A với vận tốc 40 km/giờ đi về B. Sau 1 giờ 30 phút một xe du lịch cũng khởi hành từ A với vận tốc 60 km/giờ và đuổi theo xe tải. Hỏi lúc mấy giờ hai xe gặp nhau và gặp chỗ gặp nhau cách A bao nhiêu kilômet? Với bài toán này, để tìm được thời điểm hai xe gặp nhau và quãng đường từ A đến chỗ gặp nhau dài bao nhiêu trước hết ta cần tìm thời gian xe du lịch chạy để đuổi kịp xe tải. Bài giải: Đổi 1 giờ 30 phút = 1,5 giờ Hiệu vận tốc của xe du lịch và xe tải là: 60 – 40 = 20 (km/giờ)
  8. Phần 2: DẠY THẬT, HỌC THẬT - BÀI HỌC TỪ THỰC TIỄN 413 Quãng đường xe tải đi trước xe du lịch là: 40 x 1,5 = 60 (km) Thời gian xe du lịch chạy để đuổi kịp xe đạp là: 60 : 20 = 3 (giờ) Hai xe gặp nhau lúc: 6 giờ + 1 giờ 30 phút + 3 giờ = 10 giờ 30 phút Quãng đường từ A đến chỗ gặp nhau là: 60 x 3 = 180 (km) Đ/s: 10 giờ 30 phút; 180 km Như vậy: Bài toán này ta cần chú ý: Hai vật chuyển động cùng chiều cùng xuất phát từ một địa điểm. Vật thứ 2 xuất phát trước vật thứ nhất thời gian to, sau đó vật thứ nhất đuổi theo thì thời gian để chúng đuổi kịp nhau là: (Trong đó v1 là vận tốc của vật thứ nhất,  v2 là vận tốc của vật thứ hai và v1>v2) Dạng 3: Bài toán về hai chuyển động n gược chiều Bài toán: Hai thành phố A và B cách  nhau 186km. Lúc 6 giờ một người đi xe máy từ A với vận tốc 30 km/giờ về B. Lúc 7 giờ một người đi xe máy từ B với vận tốc 35 km/giờ về A. Hỏi lúc mấy giờ hai người gặp nhau và chỗ gặp nhau cách A bao xa? Với bài toán này giáo viên phân tích giúp học sinh hiểu và tìm được thời gian người thứ nhất đi trước người thứ hai và khi người thứ hai xuất phát thì người thứ  nhất cách B là bao nhiêu rồi mới tìm thời điểm hai người gặp nhau và quãng đường từ A đến chỗ gặp nhau. Ngoài hai dạng toán trên còn có một số dạng khác như: - Vật chuyển động trên dòng nước - Vật chuyển động có chiều dài đáng kể. 2.1.7. Dạy các yếu tố hình học Trong môn Toán ở Tiểu học việc dạy các yếu tố hình học được tập trung chủ yếu vào dạy học sinh nhận dạng hình (hình tam giác, hình chữ nhật, hình vuông,…), dạy học vẽ hình, cắt ghép hình và dạy học giải toán có nội dung hình học. Nhưng phần lớn giáo viên khi dạy về các yếu tố hình học (nhận dạng, cắt ghép hình) thường mắc những sai lầm là sử dụng vật mẫu, mô hình chưa sát thực với cuộc sống xung quanh học sinh. Đây có thể coi là một trong những yếu tốt quan trọng giúp
  9. 414 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC GIA: XÂY DỰNG NỀN GIÁO DỤC THỰC CHẤT - ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP cho học sinh vận dụng một cách linh hoạt từ liên hệ vật mẫu, mô hình của giáo viên về nhận dạng các hình có trong cuộc sống hằng ngày của các em. Mô hình, vật mẫu là một phương tiện dạy học được mô phỏng từ các hiện tượng, sự vật. Là một thiết bị được làm từ một số chất liệu khác nhau như nhựa, giấy, sắt,… tuỳ theo môn học, bài học mà có các dạng mô hình khác nhau. Nó có tác dụng giúp cho người giáo viên làm dụng cụ trực quan để hình thành kiến thức mới cho học sinh hay thực hành những nội dung đã học. Đồng thời giúp cho học sinh có cách nhìn chuẩn mực, chính xác nhất khi lĩnh hội kiến thức hay rèn luyện các kỹ năng từ phía thầy, cô giáo cung cấp. Đối với môn toán ở tiểu học là một môn học tương đối khó và khô khan, do đó mô hình toán học không chỉ là phương tiện giúp cho học sinh quan sát thực hiện trên mô hình để lĩnh hội kiến thức, rèn luyện kỹ năng. Mà nó còn có tác dụng khơi dậy sự hứng thú trong học tập, tạo tinh thần thoải mái vui tươi cho học sinh trong giờ học bởi ở lứa tuổi tiểu học là giai đoạn mới của phát triển tư duy- giai đoạn tư duy cụ thể. Nhưng thông thường khi dạy về yếu tố hình học giáo viên chưa chú trọng vào việc đầy tư làm vật mẫu, mô hình để minh hoạ cho bài dạy mà chủ yếu sử dụng vào cách vẽ trực tiếp lên bảng hoặc một số hình ảnh mang tính giới thiệu. Do đó học sinh không những nhận dạng hình không chính xác mà còn rất khó vận dụng các hình trong đời sống mà các em thường gặp. Như vậy đối với học sinh tiểu học không cần phải chứng minh chặt chẽ bằng suy diễn logic mà chỉ cần dựa vào quan sát để rút ra kết luận. Do đó đòi hỏi giáo viên phải chuẩn bị các dụng cụ cần thiết và cắt hình trực tiếp trên lớp để hướng dẫn. 2.2. Một số ý kiến đề xuất khắc phục các sai lầm trong dạy Toán ở Tiểu học Với những sai lầm thường gặp như trên, dưới vai trò là người giảng viên bộ môn Toán, khi tôi giảng dạy các học phần toán nói chung và học phần PPDH toán ở tiểu học nói riêng, bản thân tôi thường xuyên tổ chức cho SV tự tìm hiểu; xem video giảng; từ đó phân tích để SV có thể thấy được những khó khăn và sai lầm thường gặp khi dạy toán ở Tiểu học. Từ đó đúc kết lại các cách khắc phục như sau: Cần nghiên cứu kỹ lưỡng nội dung bài trước khi thực hiện bài dạy, xác định cụ • thể các hình thức tổ chức, các phương pháp dạy học phù hợp. Chuẩn bị chu đáo các phương tiện dạy học phù hợp với nội dung bài dạy, phù • hợp và gần gũi với học sinh. Phải đầu tư về phương pháp giảng dạy toán một cách chuẩn mực. Luôn tìm • hiểu từng đối tượng học sinh trong lớp để có hình thức tổ chức dạy học phù hợp. Đối với những học sinh khá, giỏi cần tạo cho học sinh có ý thức tự tìm tòi suy • nghĩ để thực hiện thì các em mới nhớ lâu, nhớ chuẩn và kích thích những em khác tự làm, cụ thể hoá từng bước nếu học sinh yếu để dẫn dắt các em làm bài.
  10. Phần 2: DẠY THẬT, HỌC THẬT - BÀI HỌC TỪ THỰC TIỄN 415 Sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy học truyền thống với phương pháp dạy • học mới theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh. • Ngoài việc ở lớp giáo viên cần phải hướng dẫn học sinh rèn luyện ở nhà nhiều hơn. Phối hợp chặt chẽ với các bậc cha mẹ học sinh để có những biện pháp giáo dục tối ưu giữa gia đình và nhà trường. • Tăng cường học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ để đảm bảo cho quá trình giảng dạy theo hình thức đổi mới của giáo dục theo hướng đổi mới như hiện nay. Phối hớp với các tổ chức đoàn thể trong nhà trường như Đội TNTP để xây • dựng những trò chơi toán học bổ ích như : “Câu lạc bộ hoa điểm mười”, “đố vui để học”, “Trạng nguyên nhỏ tuổi”,… để kích thích tính sáng tạo, gợi cho các em tình yêu về toán học từ đó góp phần nâng cao chất lượng dạy - học môn Toán ở Tiểu học. 3. KẾT LUẬN Công cuộc đổi mới giáo dục đang đặt ra nhiều vấn đề cấp bách cho GV và SV Khoa Sư phạm Trường ĐHTĐHN. Để giúp cho GV và SV không gặp nhiều bỡ ngỡ cũng như khó khăn khi tiếp cận và thực hiện các hình thức tổ chức dạy học mới, cần nhiều công sức chỉ đạo của các cấp cũng như sự nghiên cứu tìm tòi của các nhà phân tích, các GV có kinh nghiệm để có thể giúp SV hiểu được thực trạng khi tổ chức các hình thức dạy học ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Từ đó đưa sát chương trình học ở đại học gần với chương trình thực tiễn, có thể giúp SV ra trường làm được việc ngay một cách hiệu quả. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Sách giáo khoa môn Toán (2007), NXB Giáo dục. 2. Sách giáo khoa môn Toán (2020), Bộ kết nối tri thức với cuộc sống, NXB Giáo dục. 3. Vũ Quốc Chung (Chủ biên) (2007), Giáo trình phương pháp dạy học môn toán ở tiểu học – Dự án phát triển giáo viên tiểu học, NXB Giáo dục. 4. GS.TS. Đào Tam, Phạm Thanh Thông, Hoàng Bá Thịnh, Thực hành phương pháp dạy học toán ở tiểu học, NXB Đà Nẵng. 5. Vụ giáo dục tiểu học (2006), Tài liệu bồi dưỡng giáo viên dạy các môn học lớp 5, NXB Giáo dục.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
22=>1