intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phóng sự - Ký sự trên báo - Phần 2

Chia sẻ: Nguyenhoang Phuonguyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:0

340
lượt xem
67
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

"Phóng sự - Ký sự đăng báo - Phần 2" tập hợp các bài phóng sự của một số tác giả như: trở lại phong nha – kẻ bàng - Binh Nguyên; đường lên Tây Tạng - Nguyễn Tập; dưới bóng Angko - Binh Nguyên; thiếu lâm tự huyền thoại và sự thật - Binh Nguyên; cuộc sống ở xứ “6 sao” - Vũ Bình; đến thủ đô bí ẩn nhất thế giới - Đỗ Hùng; Trung Hoa du ký - Phú Hữu; đến vùng đất Phật - Huỳnh Ngọc Chênh; tam giác vàng & đường dây ma túy xuyên quốc gia - Nhật An; những hoa hậu & hoa khôi trên đất Sài Gòn - Hồng Hạc; chuyện tình cụ Vương Hồng Sển - Hồng Hạc. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phóng sự - Ký sự trên báo - Phần 2

  1. Những phóng sự - ký sự đăng báo Quyển 2 NHỮNG PHÓNG SỰ - KÝ SỰ TRÊN BÁO QUYỂN 2 - Trở lại Phong Nha – Kẻ Bàng : Binh Nguyên. - Đường lên Tây Tạng : Nguyễn Tập - Dưới bóng Angko : Binh Nguyên. - Thiếu Lâm Tự huyền thoại và sự thật : Binh Nguyên. - Cuộc sống ở xứ “6 sao” : Vũ Bình - Đến Thủ đô bí ẩn nhất thế giới : Đỗ Hùng. - Trung Hoa du ký : Phú Hữu. - Đến vùng đất Phật : Huỳnh Ngọc Chênh - Tam giác vàng & đường dây ma túy xuyên Quốc gia : Nhật An - Những hoa hậu & hoa khôi trên đất Sài Gòn : Hồng Hạc - Chuyện tình cụ Vương Hồng Sển : Hồng Hạc 1
  2. Những phóng sự - ký sự đăng báo Quyển 2 Tác giả: BINH NGUYÊN TRỞ LẠI PHONG NHA – KẺ BÀNG (Phóng sự: báo Tuổi Trẻ từ 12/03/08 đến 16/03/08) 2
  3. Những phóng sự - ký sự đăng báo Quyển 2 Thứ Tư, 12/03/2008 Đó là vùng đất kỳ bí với những cung điện, thánh đường hoành tráng nằm ẩn mình trong bóng tối vĩnh cửu từ hàng trăm triệu năm, đó là những cánh rừng nguyên sinh với những bộ sưu tập “Sách đỏ” quí hiếm nhất thế giới. Phóng viên Tuổi Trẻ trở lại Phong Nha - Kẻ Bàng để bàng hoàng với những khám phá mới về một di sản thế giới và lắng nghe tiếng thở dài của “ông chủ” kỳ quan. K 1: ỳ ộĐ ng Phong Nha: Càng khám phá, càng b t ng ấ ờ TT - 14 năm trước, tôi đến Phong Nha - Kẻ Bàng trong một buổi chiều tắt nắng, cảnh quan trông thật hoang vu. Ngày ấy tôi theo chân đoàn thám hiểm hỗn hợp gồm các nhà khoa học VN (Đại học Quốc gia Hà Nội) và Hội Hang động Hoàng gia Anh (BCRA) thực hiện chuyến thám hiểm thứ ba khám phá hệ thống hang động Phong Nha - Kẻ Bàng. Một chuyến đi với những công bố gây sửng sốt đối với thế giới. Chữ Chăm cổ được khắc bên trong hang Phong Nha – Ảnh: T.T.D. 3
  4. Những phóng sự - ký sự đăng báo Quyển 2 Những người tiên phong Thật ra không phải đợi đến những năm 1990 khi chuyến thám hiểm đầu tiên của BCRA được mở ra, hệ thống hang động Phong Nha mới được đưa ra ánh sáng. Mà từ xa xưa, người Việt đã biết đến động Phong Nha qua hình chạm khắc trên cửu đỉnh của triều Nguyễn trong đại nội Huế. Từ năm 1824, vua Minh Mạng đã sắc phong động Phong Nha là "Diệu ứng chi thần", và Cadiere - nhà thám hiểm người Pháp - đã từng thốt lên rằng "Đông Dương đệ nhất động". Từ năm 1924, nhà thám hiểm người Anh Barton sau khi khảo sát Phong Nha đã cho rằng hang Phong Nha có thể sánh ngang với các hang động nổi tiếng trên thế giới như Cuevas del Drach (Tây Ban Nha) hay Padirac (Pháp) về vẻ đẹp kỳ vĩ… Một buổi chiều năm 1994 ở trụ sở UBND xã Sơn Trạch (huyện Bố Trạch, Quảng Bình), tiến sĩ Howard Limbert, trưởng đoàn BCRA, cho biết: "Sau hai chuyến thám hiểm trước (1990 và 1992), chúng tôi không chỉ xác định động Phong Nha dài đến 7.729m, mà còn phát hiện thêm hàng chục hang động khác như hang Vòm dài đến 13.969m, hang Rục Cà Ròn dài 2.800m...". Đặc biệt, trong chuyến thám hiểm này, động Phong Nha đã được các nhà khoa học BCRA đánh giá là hang động nước đẹp nhất thế giới theo bảy tiêu chuẩn quốc tế: hang nước dài nhất; cửa hang cao và đẹp nhất; bãi đá, cát rộng và đẹp nhất; hồ ngầm đẹp nhất; hang khô rộng, đẹp nhất; thạch nhũ tráng lệ nhất; dòng sông ngầm dài nhất. Vẫn còn nhớ như in sau khi các nhà thám hiểm BCRA công bố chiều dài động Phong Nha, tôi đã cùng các anh ở khu bảo tồn thiên nhiên Phong Nha - Kẻ Bàng chống thuyền vào khảo sát hang, khi đến hơn 3km, chúng tôi đã phải dừng lại vì bức tường đá cao vút chặn lại. Đó chỉ mới là nửa chặng đường của con sông ngầm trong động, vì các nhà khoa học Anh đã phải dùng các thiết bị chuyên dụng lặn xuống vượt qua bức tường đá này để công bố động Phong Nha dài đến hơn 7km! Bất tận với kỳ quan Cứ sau mỗi chuyến thám hiểm của BCRA, những khám phá mới về Phong Nha - Kẻ Bàng lại được công bố với nhiều bất ngờ hơn. Tôi vẫn còn nhớ khi được các nhà khoa học BCRA tặng những bức ảnh mà họ chụp bằng 4
  5. Những phóng sự - ký sự đăng báo Quyển 2 phương tiện hiện đại nhất (đó là lần đầu tiên động Phong Nha được đưa ra ánh sáng với "chân dung" thật của nó sau hàng triệu năm nằm trong bóng tối hang động), tiến sĩ H. Limbert nói: "Đây chỉ mới là một phần rất nhỏ chân dung của Phong Nha mà thôi". Tính đến năm 2007, các nhà thám hiểm - khoa học Việt - Anh đã công bố với thế giới một con số hoàn toàn khác xa 18 năm trước (thời điểm chuyến thám hiểm đầu tiên được tiến hành): 300 hang động lớn nhỏ tồn tại trong khu vực Phong Nha - Kẻ Bàng với những giá trị hàng đầu thế giới: hệ thống sông ngầm dài nhất; cửa hang cao và rộng nhất; bờ cát rộng và đẹp nhất; thạch nhũ đẹp nhất. Những dòng thạch nhũ kỳ diệu trong động Phong Nha - Ảnh: Binh Nguyên 5
  6. Những phóng sự - ký sự đăng báo Quyển 2 Giáo sư Nguyễn Quang Mỹ (Đại học Quốc gia Hà Nội), người có hơn 40 năm khám phá hang động VN và thế giới, bảo: "Tôi về hưu trên giấy tờ, nhưng dòng máu của tôi vẫn dành cho những chuyến khám phá hang động VN, bởi sự khám phá ấy là vô tận". Thật hiếm có ai say mê hang động như ông, cả tuổi xuân của ông đã dành cho những chuyến du thám "ngủ trói mình" trên những vách núi cheo leo Lạng Sơn, Cao Bằng, Sơn La… và những năm tháng sống cô độc để "thắp lửa cho bóng tối hang động" Phong Nha - Kẻ Bàng. Và nay khi ông đã về hưu, niềm vui lớn nhất của ông là tin cậu con trai theo nghiệp của ông, như ông nói vui "cha sắp ra khỏi hang, con lại vào hang". Giáo sư Nguyễn Quang Mỹ đã từng tham gia các đoàn thám hiểm quốc tế khảo sát nhiều hang động lớn trên thế giới ở Nga, Mỹ, Canada… Ông nói: "Nếu so sánh mức độ vĩ đại thì Phong Nha - Kẻ Bàng không thể sánh với hang Gió của Mỹ dài đến 530km, hay hang Ease Gill của Anh dài đến 52km, nhưng chính các nhà hang động thế giới tôi gặp họ luôn nói rằng không nơi đâu hang động lại kỳ ảo, huyền bí và rực rỡ như Phong Nga - Kẻ Bàng, đó là niềm tự hào của thiên nhiên VN. Họ càng khám phá, càng bất ngờ. Với Phong Nha - Kẻ Bàng, những chuyến khám phá gần như bất tận". Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng (thuộc huyện Bố Trạch, huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình) có diện tích 85.754ha. Đây là một trong hai vùng hoang mạc đá vôi lớn nhất thế giới với 300 hang động đẹp toàn mỹ và hệ động thực vật quí hiếm nằm trong sách đỏ thế giới. Tháng 7-2003, Phong Nha - Kẻ Bàng được Unesco công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới. Quĩ bảo tồn thiên nhiên thế giới (WWF) công nhận Phong Nha - Kẻ Bàng là vườn quốc gia có tính đa dạng sinh học cao nhất hành tinh. ______________ Phát hiện trên đỉnh núi một hang động vô cùng huyền bí, các nhà khoa học Anh thốt lên: "Thiên đường!". Đó cũng là tên gọi của hang động mới nhất được phát hiện ở Phong Nha - Kẻ Bàng. 6
  7. Những phóng sự - ký sự đăng báo Quyển 2 Thứ Năm, 13/03/2008 Kỳ 2: Động Thiên Đường TT - Năm 2005, khi phát hiện hang động này, các nhà thám hiểm của Hội Hang động hoàng gia Anh (BCRA) đã bàng hoàng vì vẻ đẹp thần tiên của hang, chỉ có thể thốt lên được hai tiếng: "Thiên đường!". Và không thể khác hơn, đó phải là tên gọi của hang động mới nhất được phát hiện trong hệ thống hang động Phong Nha - Kẻ Bàng. Bên trong hang Thiên Đường, những khối thạch nhũ đủ hình dạng to như những đại thánh đường kỳ vĩ - Ảnh: T.T.D. Lên xuống thiên đường Ngay sau khi đặt chân đến vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, chúng tôi thực hiện ngay chuyến khảo sát động Thiên Đường với sự giúp đỡ hết sức tận tình của ban quản lý vườn quốc gia. Đoàn khảo sát có hơn 20 người, khởi hành từ rất sớm từ trung tâm xã Sơn Trạch. 7
  8. Những phóng sự - ký sự đăng báo Quyển 2 Chúng tôi men theo đường Trường Sơn Đông, nhánh phía tây vào đến kilômet số 16 thuộc phân khu phục hồi sinh thái, để xe lại và bắt đầu hành trình xuyên rừng già hướng về cao điểm 571. Con đường mòn dẫn vào rừng mỗi lúc càng rậm rạp hơn, có lúc ngước nhìn lên không thấy ánh sáng ban ngày. Gian nan nhất vẫn là những anh em khuân vác máy phát điện, bởi cho dù cố công đến đâu mà không có máy phát điện cũng không thể nào xuống hang Thiên Đường được. Vì nơi đó là bóng tối vĩnh cửu, thậm chí nguy hiểm chết người, sẽ không thể tìm được lối ra cho dù có đèn pin hoặc đuốc soi đường vì trần hang rất cao và nhiều buồng được chia cắt liên tục, ánh đuốc, đèn pin chỉ như đóm nhang tàn trong đêm đen. Ngồi nghỉ chân dưới rừng cổ thụ cao ngất, anh Hoàng Văn Đại, giám đốc trung tâm du lịch văn hóa - sinh thái vườn quốc gia, cho hay: "Phân khu phục hồi sinh thái rộng đến 17.449 ha, nơi đây không chỉ có hàng trăm hang động đẹp tuyệt trần như hang Vòm, hang Đại Cáo, hang Mê Cung, hang Hổ, hang Rục Cà Roòng, hang Mẹ Bồng Con mà còn là vương quốc của các loài thú quí hiếm như hổ, sơn dương, sóc bay, sói lửa, voọc Hà Tĩnh... là những loài rất quí hiếm trên bản đồ động vật khu vực cũng như thế giới. Rất nhiều nơi vẫn còn chưa in dấu chân người". Sau gần hai giờ vượt qua hơn 4km đường rừng, chúng tôi đến chân núi và bắt đầu hành trình chinh phục đỉnh cao trên những phiến đá tai mèo cheo leo. Các anh kiểm lâm nói đùa trong hơi thở gấp: "Người ta chỉ lên thiên đường, còn ở đây lên đỉnh rồi mới tụt xuống thiên đường, hang sâu lắm, phải dùng dây rừng thả từng người một xuống đáy hang". Đúng như vậy, khi chúng tôi tưởng chừng như thở phào lúc đã vượt qua những vách đá tai mèo lên tận đỉnh thì miệng hang sâu hun hút hiện ra trước mắt. Nếu như cửa động Phong Nha to hoành tráng và ra vào dễ dàng thì cửa hang động Thiên Đường nhỏ bé, sâu thẳm và tối đen như mực. Các anh trong ban quản lý vườn quốc gia phải nối những sợi dây rừng thật dài và từng người một đu mình bám theo những gờ đá mà tụt dần xuống miệng hang sâu đến hàng chục mét. Mê cung kỳ vĩ Tưởng chừng như chuyến du thám động Thiên Đường thất bại bởi chiếc máy nổ không chịu hoạt động, hàng chục con người mày mò trong bóng tối. Nhưng thật may mắn, gần nửa giờ sau, chiếc máy nổ rung bần bật lên tiếng, 8
  9. Những phóng sự - ký sự đăng báo Quyển 2 khung cảnh của một "đại thánh đường" kỳ vĩ hiện ra trước sự bàng hoàng của chúng tôi. Chỉ riêng mái vòm của "đại thánh đường" cũng cao đến 40m và rộng hàng trăm mét. Những hàng thạch nhũ từ trần hang sà xuống như những chiếc rèm khổng lồ long lanh màu sắc thủy tinh. Phía giữa hang là những cột đá cao ngất với nhiều hình tượng. Chúng tôi theo ánh đèn đi sâu vào trong, các buồng thứ hai, thứ ba trần hang mở rộng lên cao hàng trăm mét, những khối thạch nhũ hình ngôi nhà, con sư tử, đàn bò tót... hiện ra như những kiệt tác điêu khắc. Bỗng từ trong ánh đèn lung linh, tiếng đàn vang lên ngân nga giai điệu thánh đường, mọi người ùa về phía tiếng nhạc. Thì ra đó là "tiếng đàn" do nhà nhiếp ảnh Thành Huế đánh vào những thanh thạch nhũ trên vách hang. Anh Thành Huế nói: "Đây là lần thứ hai tôi vào động Thiên Đường. Lần đầu tôi tình cờ phát hiện các thanh thạch nhũ có thể phát ra tiếng nhạc nghe du dương không khác nhạc thánh đường. Thật kỳ diệu". “Cây bắp cải” khổng lồ trong động Thiên Đường - Ảnh: Binh Nguyên 9
  10. Những phóng sự - ký sự đăng báo Quyển 2 Sự huyền ảo lên đến cao độ khi chúng tôi đi sâu vào buồng hang thứ tư, những trảng cát dài và nhấp nhô như động cát sa mạc, ở giữa là những tòa lâu đài cao vút với những mái chóp nhọn như có bàn tay thần thánh nào đó dựng nên. Đặc biệt, không tòa lâu đài nào, thánh đường nào giống nhau, mỗi buồng một nét kiến trúc riêng biệt, một bức tranh hoàn mỹ khác nhau. Chúng tôi đi từ ngạc nhiên này sang ngạc nhiên khác, chỉ có thể nói nó đẹp hơn và kỳ diệu hơn hẳn động Phong Nha. Theo anh Hoàng Văn Đại, chưa ai biết chiều dài thật của động Thiên Đường, nhưng với chuyến du thám trước, đoàn của anh đã vào sâu 4km, qua hàng chục buồng hang nhưng vẫn chưa đến được buồng cuối cùng. Ngay cả đoàn thám hiểm BCRA với những trang thiết bị tối tân nhất vẫn chưa thể công bố chiều dài của hang. Ánh đèn phụt tắt, chúng tôi rơi vào cảm giác sợ hãi đến toát mồ hôi. Tất cả chìm trong bóng tối vĩnh cửu. Anh Nam, một thành viên trong đoàn, thì thầm: "Chuyến đi trước chúng tôi cố gắng mau chóng trở ra cũng vì lý do này đây. Chỉ cần tính toán không kỹ, lượng nhiên liệu máy phát mang theo cạn, không có ánh sáng là cầm chắc cái chết, bởi không ai có thể tìm được lối ra trong mê cung này nếu không có ánh sáng mạnh". Điều Nam nói cũng dễ hiểu vì sao trước khi BCRA phát hiện động Thiên Đường, rất nhiều người dân đi rừng cũng đã tìm ra lối xuống hang trên đỉnh núi, nhưng chưa ai dám xuống sâu trong hang vì hầu như không có ánh sáng. Chúng tôi rời khỏi hang, xuống núi và ra được đến nơi đỗ xe cũng là lúc ánh nắng đã chìm sau dãy núi U Bò. Ai cũng mệt nhoài sau một ngày vượt núi băng rừng khám phá động Thiên Đường. Ai cũng cầu mong một ngày không xa sẽ có những lối mòn, những dụng cụ hỗ trợ để "lên thiên đường" đỡ nhọc nhằn hơn. ------------------------- Ai cũng sững sờ khi đặt chân lên đỉnh núi: cả một rừng bách xanh mà tuổi của nó được xác định đến 500-600 năm rộng hàng ngàn hecta phủ kín đỉnh núi. 10
  11. Những phóng sự - ký sự đăng báo Quyển 2 Thứ Sáu, 14/03/2008 K 3: Khu r ng th n tiên ỳ ừ ầ TT - Với nhiều người, Phong Nha chỉ đơn thuần là hang động nước tuyệt đẹp với hệ thống thạch nhũ hoành tráng ấn tượng. Nhưng đó chỉ là một phần rất nhỏ trong khu rừng thần tiên, đến một lần sẽ gặp từ bất ngờ này sang bất ngờ khác. Màu sắc đại dương Chúng tôi đi thuyền về phía rừng xanh. Khởi hành từ bến Xuân Sơn - nơi có di tích lịch sử quốc gia bến phà Xuân Sơn anh hùng trong chiến tranh, ngược dòng sông Son qua Phong Nha, Tiên Sơn để ngược sông Chài. Theo tư liệu địa lý, sông Son - nơi con nước bất ngờ uốn mình chảy vào con sông ngầm Phong Nha - được hình thành bởi hai dòng sông: sông Troóc và sông Chài. Hai dòng sông này bắt nguồn từ những dòng chảy ngầm trong những dãy núi đá vôi hùng vĩ của Kẻ Bàng. Hầu như không ai có thể biết nguồn gốc của những dòng sông này, Thác Chài đẹp như một bức tranh chỉ biết sau khi tô điểm cho kỳ quan thủy mặc - Ảnh: T.T.D. Phong Nha, nó hòa vào dòng sông Gianh lịch sử để ra biển đông. Dòng sông có màu nước xanh đến lạ lùng, đó là màu xanh của đại dương. Nước trong và xanh đến mức có thể nhìn rõ từng đàn cá tung tăng dưới lòng sông. Theo các nhà khoa học, dòng nước xanh đặc trưng này do hàm lượng vôi và khoáng chất với nồng độ rất cao. Và đó cũng là một điều kỳ diệu của thiên nhiên ban tặng vùng đất này. 11
  12. Những phóng sự - ký sự đăng báo Quyển 2 Men theo dòng nước trong xanh ấy, chúng tôi cho thuyền cập vào khảo sát hang Tối. Cửa hang hình cái chai khổng lồ, cao đến 83m, đây được xem là cửa hang cao nhất trong hệ thống hang động Phong Nha. Dòng sông Chài bị ngăn lại như một hồ bơi tự nhiên ngay cửa hang bởi những tảng đá lớn. Theo các nhà thám hiểm Anh, hang Tối là hang động nước có chiều dài đứng thứ ba sau hang Vòm (15,05 km), hang Phong Nha (7,729km). Khác với Phong Nha, càng vào sâu, trần hang Tối càng hạ thấp xuống, rồi lại cao vút lên. Bóng tối của nó dày đặc hơn, đến mức các Quần thể cây bách xanh mọc trên loài cá chình hoa sống trong hang mắt đỉnh núi - Ảnh: THÁI LỘC hầu như tiêu giảm bởi trong điều kiện bóng tối vĩnh cửu, mắt ở đây là một giác quan thừa! Chúng tôi tiến xa hơn nữa lên thác Chài và hồ Bồng Lai, cảnh đẹp như một xứ sở thần tiên thường thấy trong những bức tranh thủy mặc. Bộ sưu tập Sách đỏ Trong những ngày chúng tôi đi khắp các hang động, đỉnh núi, cánh rừng Phong Nha - Kẻ Bàng mênh mông, cũng là lúc nhiều "tin nóng" dội về: phát hiện một con hổ ba chân ngay khu vực "hang tám cô” trên đường 20 Quyết Thắng, và rồi sói lửa, bò tót - loài bò rừng lớn nhất thế giới - cũng được nhìn thấy ở cự ly rất gần. Theo các anh trong ban quản lý vườn quốc gia, đó là tín hiệu tốt lành. Những loài thú quí tưởng chừng như chỉ còn trong danh mục Sách đỏ vẫn sinh sôi nảy nở trong khu rừng này. Các nhà khoa học quốc tế khi khảo sát hệ động vật Phong Nha - Kẻ Bàng đã khẳng định đây là nơi có cộng đồng linh trưởng phong phú nhất Đông Nam Á với 113 loài thú lớn, 302 loài chim, trong đó có đến 35 loài nằm trong Sách đỏ VN và 19 loài nằm trong Sách đỏ thế giới. 12
  13. Những phóng sự - ký sự đăng báo Quyển 2 Năm 2002, nhà khoa học Đức Thomas Zegler phát hiện loài thằn lằn chưa từng được biết trên thế giới và đặt tên cho nó là thằn lằn Phong Nha - Kẻ Bàng. Qua một thời gian tiếp tục khảo sát với các nhà khoa học VN và Nga, họ lại phát hiện thêm 10 loài động vật đặc hữu khác chỉ có ở Phong Nha - Kẻ Bàng. Và chỉ riêng Phong Nha - Kẻ Bàng đã chiếm hết 50% tổng số loài thuộc bộ linh trưởng ở VN. Hệ thống thực vật Phong Nha - Kẻ Bàng được đánh giá là phong phú bậc nhất VN với 876 loài, trong đó có đến 38 loài có tên trong Sách đỏ VN và 25 loài trong Sách đỏ thế giới. Nơi này còn sở hữu đến ba loài lan (lan hài đốm, lan hài xoắn và lan hài xanh) mà theo Hiệp hội Bảo vệ thiên nhiên thế giới, loài lan hài ở nhiều nơi trên thế giới hiện đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng rất cao. Hôm chúng tôi chống thuyền đi khảo sát hang Tối, ở ngay cửa hang đã phát hiện rất nhiều phân của loài voọc, mà theo các anh trong ban quản lý vườn quốc gia đó là loài voọc Hà Tĩnh - một trong bốn loài voọc mà Tổ chức Bảo tồn động vật hoang dã thế giới (FFI) cảnh báo có nguy cơ biến mất trên phạm vi toàn cầu, thế nhưng ở Phong Nha nó vẫn sống bầy đàn và rất gần với thiên nhiên - con người nơi này. Khi nhận được thông tin từ lực lượng kiểm lâm vườn quốc gia "vừa phát hiện một quần thể cây bách xanh mọc trên đỉnh núi gần hang Rục Cà Roòng", chúng tôi tức tốc ngược đường 20 Quyết Thắng lên biên giới giáp với Lào. Con đường thật gian nan, nhưng ai cũng muốn được tận mắt chứng kiến loài thực vật tưởng chừng đã biến mất trên thế giới. Đỉnh cao 588 vời vợi với những dốc đá tai mèo gần như dựng đứng, các anh trong trạm kiểm lâm 39 cho biết: "Đó cũng là một phát hiện tình cờ trong khi đi tuần tra bảo 13
  14. Những phóng sự - ký sự đăng báo Quyển 2 vệ rừng. Cứ tưởng trên đỉnh cheo leo ấy chỉ có đá tai mèo và cây dại, nào ngờ cả một rừng bách núi đá mênh mông". Ai cũng sững sờ khi đặt chân lên đỉnh núi: cả một rừng bách xanh mà tuổi của nó được xác định đến 500-600 năm, rộng hàng ngàn hecta phủ kín lấy đỉnh núi. Các anh kiểm lâm cho hay sau khi phát hiện khu rừng mọc trên núi đá tai mèo này, kiểm đếm sơ bộ có hơn 2.500 cây bách xanh. Theo các nhà thực vật học, đây có lẽ là khu bảo tồn bách xanh lớn nhất từ trước đến nay, thế giới hiện nay chỉ còn ba loài bách xanh được nhận diện. Từ đỉnh cao 588 tầm nhìn bao phủ cả một thảm rừng mênh mông, con đường 20 Quyết Thắng bên dưới chỉ còn như sợi chỉ trắng. Có ai đó bảo: "Phong Nha - Kẻ Bàng như một cô gái, mà chỉ ngay từ ánh mắt thôi đã là giai nhân tuyệt sắc, vậy mà càng khám phá càng lộng lẫy muôn phần" . BINH NGUYÊN _________________________ Sống giữa kỳ quan thiên nhiên, nhưng cho đến giữa thế kỷ 20 họ vẫn được biết như một huyền thoại "người rừng". Họ vẫn sống trong hang đá, lấy vỏ cây rừng làm quần áo, lấy củ đoóc làm thức ăn... 14
  15. Những phóng sự - ký sự đăng báo Quyển 2 Thứ Bảy, 15/03/2008 K 4: Ti ng th dài c a ng ỳ ế ở ủ ờư i A Rem TT - Gần 20 năm trước, tôi đã tìm đường lên thăm người A Rem ngày ấy còn sống trong những hang đá, lùm cây của hang Rục Cà Roòng. Toàn cảnh làng dân tộc A Rem. Bên trái là trường học và trụ sở UBND - Ảnh: T.T.D. Cái ngày xưa ấy của người A Rem, khởi đầu từ năm 1956, lần đầu tiên phát hiện ra họ, người ta bàng hoàng vì cả bộ tộc chỉ còn 18 người, sống như thuở hồng hoang ăn lông ở lỗ, lấy hang đá làm nhà, lấy cây rừng che thân và no bụng với củ đoóc, củ mài trên núi. Cả bộ tộc A Rem được di dời ra khỏi hang đá, nhưng rồi chiến tranh ác liệt, họ lại bị lãng quên giữa rừng Phong Nha - Kẻ Bàng. "Hồi sinh" Đến năm 1992, một lần nữa người ta lại lên rừng tìm người A Rem, và cũng như tên gọi của bộ tộc này, tiếng A Rem có nghĩa là "vòm đá, hang đá”, họ vẫn sống chui rúc trong hang đá Rục Cà Roòng, có khác chăng bộ tộc đã đông đến… 98 người! Một thời gian dài, tôi vẫn theo dõi thông tin về người A Rem qua các phương tiện thông tin đại chúng. Đó là những thông tin tốt lành: "Người A Rem đã hồi sinh", họ đã được định cư ở nơi cao ráo, có nhà cửa khang trang, hàng tỉ đồng đã được rót vào đây để nâng cao đời sống của người A Rem với đường, điện, trường, trạm và cả một hệ thống nước sạch. 15
  16. Những phóng sự - ký sự đăng báo Quyển 2 Tâm trạng trong tôi rất vui khi được ngược đường 20 vào bản A Rem, cho dù vẫn phải mất hơn hai giờ cho chặng đường 39km đường đèo quanh co. Thật khác với cái ngày xưa hang đá, bản A Rem bây giờ đã là một bản khang trang với hàng chục ngôi nhà sàn mái tôn, vách ván, con đường độc đạo chạy dài suốt bản đã có hệ thống trường học, trạm xá xây tường bề thế. Ngay tại đầu bản có một tấm bia ghi: "Bản A Rem - công trình của nhân dân TP.HCM tặng". Năm 2004, trước những khó khăn của người A Rem, đồng bào TP.HCM đã vận động và tổ chức xây tặng 42 căn nhà kiên cố với tổng số tiền lên đến 840 triệu đồng, và hơn 200 triệu nữa được dùng vào việc cung cấp cây, con giống cho người anh em A Rem mưu sinh. Quảng Bình cũng đã đầu tư trường học, trạm xá, trụ sở UBND và con đường bêtông xuyên bản, xây dựng hẳn một hệ thống nước sạch từ cách đó 13km về tận bản. Một dự án bảo vệ và chăm sóc rừng thuộc phân khu phục hồi tái sinh vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng với sự tài trợ của các tổ chức quốc tế đã được giao đến tận tay người A Rem, bởi không ai có thể hiểu, có thể yêu thương mảnh đất di sản thiên nhiên này bằng chính "chủ nhân" của nó. Nhiều bàn tay và trái tim cả nước đã hướng về người anh em A Rem một thời hoang dã giữa rừng Kẻ Bàng. Con đường hồi sinh của bộ tộc A Rem đã được mở ra. Không gặp được già làng Đinh Đe - một trong những "nhân chứng sống" hiếm hoi của cuộc hồi sinh từ trong hang đá, ông vừa qua đời trong lặng lẽ của tục "ma mót" - khi có người chết, họ chôn cất rất vội vàng và bỏ đi, không bao giờ trở lại viếng thăm nấm mồ vì sợ "ma mót". Anh Đặng Thanh Phương, cán bộ bộ đội biên phòng được tăng cường hỗ trợ dân bản, đưa tôi đi thăm bà Y Bo - người được xem là già nhất bản. Cũng như bao người A Rem, bà Y Bo không nhớ được tuổi của mình, vì cả đời chưa bao giờ biết đến mùa rẫy để tính tuổi. Trong ngôi nhà sàn khang trang nhưng trống trước trống sau, bà Y Bo nói bà rất thích ngôi nhà, rất thích bản mới, rất thích được tiền trợ cấp của Nhà nước cho người A Rem, nhưng cái thích nhất của bà là "trở lại Rục Cà Roòng, vì nơi đó có suối, có cá, có cái rau rừng sống thoải mái hơn". 16
  17. Những phóng sự - ký sự đăng báo Quyển 2 Nghịch lý rừng xanh Anh Phương nói: "Tôi mới được tăng cường hỗ trợ dân bản, nhưng chính tôi cũng không hiểu vì sao người ta lại chọn nơi này làm chốn định cư cho người A Rem. Nơi này không có đất canh tác, rất xa nguồn suối, nguồn sống và cung cấp thực phẩm chủ yếu của người A Rem". Anh Phương cho biết nguồn nước chính được cung cấp từ một dự án cấp nước cách đó 13km, Chị Y Mốc dùng chăn quấn quanh mình nhưng hư hỏng liên tục đến nay và đứa con bốn tháng để chống lại giá đã ngưng hoạt động. rét Tất cả nước sinh hoạt cho 42 hộ dân với 185 nhân khẩu cùng với hàng chục cán bộ biên phòng, kiểm lâm, giáo viên, cán bộ địa phương… đều dồn vào một khe nước nhỏ sắp cạn trơ đáy. Khi anh Phương đưa chúng tôi đến khe nước, hàng chục đứa trẻ A Rem đang xếp hàng chờ lấy nước một cách khổ sở như người đô thị sống trên những tầng cao chung cư. Một nghịch lý giữa thiên nhiên bao la! Thầy giáo Nguyễn Xuân Vũ - chủ tịch công đoàn Trường THCS Tân Trạch, ngôi trường duy nhất trong bản A Rem - than thở: "Cái khó lớn nhất của giáo viên tăng cường lên đây không phải là trình độ yếu kém của học sinh A Rem hay sự thiếu quan tâm đến việc học của cha mẹ các em, mà chính là thiếu rau xanh, nước sinh hoạt trầm trọng. Thầy cô giáo phải nhường khe nước nhỏ cho dân bản, cắt nhau đi lên tận kilômet 37 để tìm nguồn nước ngầm khác mà chỉ có nước trong mùa mưa". Đi dọc con đường xuyên bản A Rem, từng tốp đàn ông, đàn bà và trẻ em quấn mình trong những chiếc chăn bông để chống lại cái rét đến tê người. Ông Đinh Lầu, trưởng bản, cõng đứa con gái Y Rét hết đi ra lại đi vào, nói: "Biết làm gì bây giờ, không có nương, không có suối thì cả bản chỉ ở nhà tránh rét thôi". 17
  18. Những phóng sự - ký sự đăng báo Quyển 2 Đinh Lầu cũng là một trong những người còn nhớ cái ngày sống trong hang đá Rục Cà Roòng, ngày xưa gian khổ vậy mà không sợ đói, sợ khát; còn bây giờ, tiền công bảo vệ 1.000ha rừng mà Nhà nước chi cho người A Rem mỗi tháng chỉ hơn 3 triệu đồng, nhưng nếu chia đều cho hơn 40 hộ thì chỉ như muối bỏ biển, tất cả đều được trả bằng lương thực, thực phẩm - một cách để bà con A Rem bỏ tục uống rượu, một hủ tục khủng khiếp của người A Rem, uống quên ăn, uống đến chết... Cộng đồng người A Rem chưa bao giờ được chăm lo đến thế kể từ khi tìm được họ đang sống khốn khổ trong hang đá Rục Cà Roòng. Họ là cộng đồng duy nhất được sống giữa ruột rừng Phong Nha - Kẻ Bàng đang được bảo vệ nghiêm ngặt. Và cả xã Tân Trạch chỉ có đúng một bản được dựng lên là để cho người A Rem, bản A Rem đang là "kiểu mẫu" của việc đầu tư cho vùng sâu vùng xa. Nhưng cả một ngày đi khắp bản A Rem, tôi đều nghe rất rõ tiếng thở dài của những "chủ nhân" vùng đất di sản thiên nhiên thế giới này. BINH NGUYÊN Động Phong Nha là một trong những hang động đẹp nhất thế giới, nhưng số khách trở lại đây lần thứ hai rất ít. Vì sao? Chủ Nhật, 16/03/2008 K cu i: Khai thác di s n ỳ ố ả TT - Tr l i Phong Nha - K Bàng l n này, c m giác trong tôi l n l n ạ ở ẻ ầ ả ộ ẫ vui - bu n.ồ Rất vui vì Phong Nha - Kẻ Bàng được đưa vào danh sách bình chọn bảy kỳ quan thiên nhiên thế giới mới, Unesco đang xem xét công nhận là di sản thiên nhiên của nhân loại lần thứ hai. Nhưng những ngày sống giữa núi rừng Phong Nha - Kẻ Bàng, nỗi buồn cứ phảng phất trong cái rét đến tê người. Đường đến di sản thế giới Phải thừa nhận những gì mà các nhà khoa học VN và Anh công bố sau những lần thám hiểm Phong Nha - Kẻ Bàng là bước ngoặt rất lớn đối với một di sản thiên nhiên từng bị lãng quên trong bóng tối của hệ thống hang 18
  19. Những phóng sự - ký sự đăng báo Quyển 2 động. Nếu như trước năm 1990 (trước chuyến thám hiểm đầu tiên của Hội Hang động hoàng gia Anh - BCRA), nơi này chỉ là một khu bảo tồn thiên nhiên khiêm tốn với diện tích 5.000ha vào năm 1986, nhưng đến năm 1991 đã được mở rộng đến 41.132ha và đến năm 2001 được nâng lên thành vườn quốc gia với diện tích 85.754ha. Động Bi Ký, một phần của hang Phong Nha, rộng như một thánh đường lớn - Ảnh: T.T.D. Năm 1998, VN đã trình lên Unesco hồ sơ đề nghị công nhận vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng là di sản thiên nhiên của thế giới vì sự đa dạng sinh học cao, sự độc đáo ngoại hạng về vẻ đẹp của hệ thống hang động cũng như sự hoàn mỹ của rừng nhiệt đới đa dạng giữa hoang mạc đá vôi lớn nhất thế giới. Tháng 7-2003, 160 quốc gia tham gia phiên họp thường niên lần thứ 27 đã nhất trí công nhận Phong Nha - Kẻ Bàng là di sản thiên nhiên thế giới cùng với 30 di sản khác trên toàn cầu. Năm 2007, Hội đồng Di sản quốc gia VN một lần nữa trình hồ sơ lên Unesco đề nghị công nhận di sản thiên nhiên lần thứ hai với nhiều bổ sung tư liệu rất quí về những phát hiện mới của sự đa dạng sinh học, cũng như địa chất địa mạo, mà theo các chuyên gia trong và ngoài nước khẳng định là vượt trội hơn rất nhiều các di sản thế giới có tính chất núi đá vôi (như núi Nga Mi, Trung Quốc) hay vườn quốc gia sông ngầm Puerto Princesa (Philippines). Và quan trọng hơn, Quĩ Bảo tồn thiên nhiên thế giới (WWF) cũng công nhận Phong Nha - Kẻ Bàng là vườn quốc gia có tính đa dạng sinh học cao nhất hành tinh. Sau đợt thám hiểm thứ ba hệ thống hang động 19
  20. Những phóng sự - ký sự đăng báo Quyển 2 Phong Nha, ông Howard Limbert - trưởng đoàn thám hiểm BCRA - khẳng định: "Động Phong Nha là một trong những hang động đẹp nhất thế giới, Phong Nha sẽ mang lại giá trị kinh tế rất lớn về du lịch nếu được đầu tư và bảo tồn một cách tốt nhất". Nhiều việc phải làm Khi Phong Nha - Kẻ Bàng vẫn còn hoang vu, chưa có đường vào thì mỗi năm cũng đã có hơn 400 du khách, đa số là người nước ngoài, tìm đến tham quan động Phong Nha bằng thuyền gỗ và khám phá kỳ quan bằng đèn măngsông. Xã Sơn Trạch - cửa ngõ vào động Phong Nha - bây giờ đã là phố, ánh đèn rực rỡ đến nửa đêm với hầu hết dịch vụ vui chơi về đêm. Bến thuyền đi lên động Tiên Sơn (phía xa bên góc trái là động Phong Nha) - Ảnh: Theo số liệu của Trung tâm T.T.D. Du lịch văn hóa - sinh thái vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, năm 2007 đã có hơn 234.000 lượt khách (224.000 khách trong nước và 10.000 khách quốc tế) đến thăm nơi này, giảm 5,8% so với năm 2006, nhưng lượng khách nước ngoài tăng đến 78%. Trong nhiều nguyên nhân dẫn đến việc giảm số lượng khách đến với Phong Nha - Kẻ Bàng có yếu tố thời tiết bất lợi, mưa bão triền miên, rét đậm, rét hại kéo dài. Nhiều cán bộ của Ban quản lý vườn cũng thừa nhận: số khách trở lại lần thứ hai rất ít. Giám đốc điều hành một công ty lữ hành du lịch quốc tế cho biết: "Thật khó làm tour hai ngày cho khách vào Phong Nha dù có rất nhiều đơn đặt hàng từ nước ngoài". Bởi sau khi tham quan hai hang động Phong Nha (hang nước) và động Tiên Sơn (hang khô) - những hang động gần như có sẵn "đường đi lối về" gần trung tâm xã Sơn Trạch - thì du khách chẳng thể tìm được điểm tham quan nào khác hơn. Anh Nguyễn Hữu Thái, trưởng phòng hang động Trung tâm du lịch văn hóa - sinh thái vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, nói: "Chúng tôi rất muốn mở rộng điểm tham quan cho khách nhưng không 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2