intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Những thách thức đối với giải quyết việc làm cho thanh niên hiện nay trong bối cảnh suy thoái kinh tế: Phần 2

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:64

4
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nối tiếp phần 1, phần 2 cuốn sách "Suy thoái kinh tế & những thách thức đối với giải quyết việc làm thanh niên hiện nay" tiếp tục trình bày các nội dung chính sau đây: những thách thức việc làm và giải quyết việc làm cho thanh niên hiện nay; quan điếm, phương hướng và giải pháp việc làm thanh niên những năm tới. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Những thách thức đối với giải quyết việc làm cho thanh niên hiện nay trong bối cảnh suy thoái kinh tế: Phần 2

  1. Chương 3 NHỮNG THÁCH THỨC VIỆC LÀM VÀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN HIỆN NAY 3.1. Đánh giá tình hình việc làm thanh niên Ở Việt Nam, thanh niên là lực lượng lao động lớn của xã hội và là nguồn lực quan trọng cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Lực lượng lao động là thanh niên có vị trí to lớn trong các hoạt động sản xuất, nghề nghiệp, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế của đất nước. Theo kết quả từ các cuộc Điều tra lao động và việc làm hàng năm của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Bộ LĐ- TB&XH 2009, 2010, 2012, 2013), quy mô và tỷ lệ thanh niên tham gia hoạt động kinh tế ở nước ta đều tăng trong 10 năm qua. Năm 2008, sổ thanh niên hoạt động kinh tế của toàn quốc là hơn 16 triệu người, chiếm 67,2% tổng số thanh niên (38,7% lực lượng lao động xã hội). Từ thời điểm năm 2000 với lực lượng lao động chưa đến 14 triệu, đến năm 2007 đã tăng lên xấp xỉ 16 triệu người. Năm 2009, số thanh niên hoạt động kinh tế gần 17 triệu người, chiếm 75,4% tổng số thanh niên (36,6% lực lượng lao động xã hội); năm 2010 con số đó là 17,1 triệu người, chiếm 75,9% tổng số thanh niên (33,7% lực lượng lao
  2. Chương 3. Những thách thức việc làm.., 63 động xã hội); năm 2012 con số đó là 17,5 triệu người, chiếm 76,2% tổng số thanh niên (34% lực lượng lao động xã hội). So với quy mô lao động thanh niên những thập kỷ trước đó thì lao động thanh niên có chiều hướng gia tăng liên tục qua các năm. Hình 1. Quy mô lao động thanh niên (triệu người) 20 199S199920002001 20022003 2004 200? 2006200'200S 2009201020112012 Nguồn: Số liệu tổng hợp từ Điều tra Lao động - Việc làm các năm, Tổng cục Thống kê. Tháp dân số của Việt Nam (Hình 2) minh họa cho sự biến động của dân sổ Việt Nam qua giai đoạn 10 năm giữa 2 lần Tổng Điều tra. Ket quả cho thấy tỷ lệ dân số thanh niên trong độ tuổi 15 - 24 và 25 - 29 tăng lên đáng kế. Đây là các nhóm tuối có tỷ trọng và quy mô lớn nhất, lớn hơn nhiều so với nhóm trẻ em và người cao tuổi trong dân sổ Việt Nam, do kết quả của mức sinh cao trong quá khứ. Điều này cũng đồng nghĩa vói việc lao động thanh niên tăng lên đáng kể trong giai đoạn vừa qua.
  3. 64 SUY THOÁI KINH TỂ VÀ. Hình 2. Tháp tuổi dân số Việt Nam: 1999-2009 8 5 -*- 8 0-04 75 - 7© 7 0-74 05-00 0 0 -^ 4 5 5-50 50-54 45-49 40-44 35-30 30-34 25-20 20-24 15-18 10-14 5-8 0-4 6 5 4 3 2 1 0 1 2 3 4 5 6 7 Nam % NO L Hàng năm ở nước ta có từ 1,2 - 1,6 triệu thanh niên bước vào tuổi lao động cần có việc làm. Tuy nhiên, tình trạng thất nghiệp, thiểu việc làm trong thanh niên vẫn gia tăng trong những năm qua. Đối tượng hưởng trợ cấp thất nghiệp là nhóm lao động trẻ cũng chiếm tỷ lệ khá cao. Theo báo cáo của Bộ LĐ-TB&XH năm 2010, trong số những người hưởng trợ cấp thất nghiệp hàng tháng thì thanh niên tuổi dưới 24 là 12.275 người (chiếm 24,5%); từ 25 - 40 tuổi là 31.366 người (chiếm 62,7%); trên 40 tuổi là 6.416 người (chiếm 12,8%). Việc thất nghiệp chỉ là tạm thòi để hirảng trợ cấp, sau đó các đối tượng lại tìm việc làm mới và quá trình trên lại có thể tiếp diền. Thực trạng này phản ánh mức độ nhảy việc và thay đổi việc làm khá phổ biến trong lao động thanh niên. Từ chiều cạnh các thành phần kinh tế, thanh niên đã tham gia đáng kể theo hướng phù hợp với sự phát triển cùa kinh tế
  4. Chương 3. Những thách thức việc làm.. 65 thị trường. Hiện nay tỷ trọng thanh niên làm việc trong khu vực kinh tế ngoài nhà nước là 89% và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài gần 5%. Nếu phân theo ngành kinh tế quốc dân thì: 60,6% thanh niên lao động trong ngành nông - lâm - ngư nghiệp, 21,0% trong ngành công nghiệp và xây dựng, 18,4% trong ngành dịch vụ, thương mại. Ket quả cho thấy ảnh hưởng tích cực của quá trình hội nhập quốc tế và hiện đại hóa diễn ra còn chậm chạp. Trình độ chuyên môn, kỹ thuật nghiệp vụ, kỹ năng lao động của thanh niên tham gia hoạt động kinh tế được nâng cao trong những năm gần đây. Lực lượng thanh niên có trình độ trung cap chuyên nghiệp tăng từ 4,1% (năm 2008) lên 6,2% (năm 2009) và 6,5% (năm 2010); có trình độ cao đẳng, đại học tăng nhanh từ 5,5% (năm 2008) lên 7,8% (năm 2009), 8,7% (năm 2010) và xấp xỉ 10% (năm 2012). Tuy nhiên, không phải ai trong số này cũng có việc làm ổn định và làm đúng nghề được học hay đào tạo. Như được phân tích trong phần sau, một trong những vấn đề nổi bật của năm 2013 là cử nhân ra trường không thể xin được việc làm với tấm bàng đại học, do đó phải chấp thuận đi làm công nhân với mức lương rất thấp. Dưới tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, thực trạng việc làm của thanh niên trong thòi gian gần đây diễn hiến khá phức tạp. Tình trạng thất nghiệp cũng có xu hướng tăng mạnh, tập trung chủ yểu ở nhóm thanh niên đô thị. Như được phản ánh qua số liệu thống kê, tỷ lệ thanh niên thất nghiệp chiếm 4,2% (năm 2008), 4,1% (năm 2009), 5,2% (năm 2010) và tăng lên 5,5% (năm 2012). Tỷ lệ thất nghiệp đặc biệt cao đối với lao
  5. 66 SUY THOÁI KINH TẾ VÀ. động thanh niên thành thị, ở mức 9,17%, cao hơn gấp hai lần thất nghiệp ở nông thôn (4,25%). Riêng trong 6 tháng đầu năm 2013 tỷ lệ thất nghiệp thanh niên ở thành thị đã lên tới 10,97% (cao hơn hẳn so với cùng kỳ các năm 2011 và 2012). Đặc biệt là nhóm tuổi 15 - 19 có tỷ lệ thất nghiệp lên tới 21,33% năm 2013. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê (2013), đến thời điểm 1/1/2013, cả nước có 1,3 triệu người thiếu việc làm và 857.000 người thất nghiệp. So với thời điểm 1/1/2012, các con số này đã tăng 69.000 người và 4.300 người. Lực lượng lao động của khu vực nông thôn chiếm 69,5%. Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động của khu vực thành thị là 3,2% và của khu vực nông thôn là 1,4%. Ngược lại, tỷ lệ thiếu việc làm trong độ tuổi lao động của lao động nông thôn là 3,27% cao gấp 2,1 lần khu vực thành thị. Riêng thanh niên trong nhóm tuổi 1 5 - 2 4 chiếm 46,7% trong tổng số người thất nghiệp tính đến thời điểm 1/1/2013. Xu hướng gia tăng thất nghiệp cho thấy sự khó khăn cùa thanh niên trên thị trường lao động khi được xem xét cùng với một chỉ số khác là tỷ lệ thanh niên không tham gia hoạt động (thanh niên không làm việc cũng như không đi học hay đào tạo): tỷ lệ này đã tăng lên từ 8,43% trong 6 tháng đầu năm 2011 lên 10,16% trong 6 tháng đầu năm 2012 và 10,53% trong 6 tháng đầu năm 2013. Các con số trên cho thấy mức độ nghiêm trọng của tình trạng thanh niên thất nghiệp những năm qua. Số liệu trên Hình 3 cho thấy xu hướng việc làm cùa thanh niên trong giai đoạn hom 10 năm qua. Tỷ trọng lao động thanh
  6. Chương 3. Những thách thức việc làm.. 67 niên có việc làm trong tổng sổ lực lượng lao động cả nước có chiều hướng giảm dần. Năm 2000, tỷ trọng này là 21,5% nhung đến năm 2010 giảm xuống chi còn 18,3% và tính đến thời điểm tháng 10/2013 thì tỷ trọng này là 14,7%. Điều này có thể do hai lý do: thất nghiệp thanh niên gia tăng và/hoặc ngày càng có nhiều thanh niên không đi làm và tiếp tục học lên. Hình 3. Tỷ trọng thanh niên có việc làm trong tổng số lao động cả nước (% ) 2 5 1 __________________________ 10 5 0 - ■ . ......................... I ■ r ^ ^ ^ ^ ^ ^ ^ Á? / Nguồn: Số liệu tổng hợp từ Điều tra Lao động - Việc làm các năm, Tổng cục Thống kê. Với đối tượng thanh niên đang là công nhân, do tác động của khủng hoảng tài chính, nhiều người thiếu hoặc mất việc làm ảnh hưởng lớn tới thu nhập, đời sống của bộ phận thanh niên công nhân. Ket quả khảo sát tình hình thanh niên của Viện Nghicn cứu Thanh niên (2009) cho tháy 69% 3ổ thanli niên chịu sự tác động trực tiếp về việc làm, trong đó 43,4% ít việc làm hơn trước, 16,7% mất việc hoặc bị sa thải, và 8,7% phải làm những việc khác so với công việc trước đây. Có hơn 90% sổ thanh niên trong các khu công nghiệp, khu chế xuất tại Hà Nội, Thành phổ Hồ Chí Minh, Bình Dương được hỏi đã
  7. 68 SUY THOÁI KINH TỂ VÀ. xác nhận nơi họ làm việc đang phải chịu tác động cùa suy thoái kinh tế. Tình hình trên đã khiến không ít thanh niên công nhân rời bỏ xí nghiệp tìm kiếm công việc khác không ổn định ở các thành phố hoặc trở về quê làm ăn sinh sống. Tựu trung, đa số thanh niên tại các khu công nghiệp, khu chế xuất đều rất quan tâm, lo lắng tới vấn đề việc làm, thu nhập và điều kiện sống, sinh hoạt. Đối với thanh niên khu vực nông thôn, không có nghề nghiệp, thiếu việc làm, thiếu tay nghề và thiếu vốn để sản xuất, kinh doanh đang là nhừng khó khăn chính hiện nay. Kết quả khảo sát nói trên của Viện Nghiên cứu thanh niên cho thấy, trên 70% số thanh niên nông thôn chưa qua đào tạo nghề. Do thiếu vốn và không có việc làm nên đa số thanh niên nông thôn phải rời quê tìm việc làm ở nơi khác, làm tăng sức ép về lao động - việc làm ở các khu vực đô thị. Do thu nhập thấp và sản xuất nông nghiệp vất vả, lao động trẻ ờ nông thôn thường không mấy hứng thú kế tục công việc đồng áng truyền thống. Kết quả là rất nhiều thanh niên nông thôn rời bỏ làng quê để tìm kiếm việc làm ở thành thị, nhưng thường lại rơi vào tình trạng thiếu việc hoặc làm việc ở khu vực phi chính thức với những rủi ro và điều kiện lao động yếu kém. Trong khi đó, chính khu vực nông thôn, hom bao giờ hết, lại cần đến những lao động trẻ như vậy. Còn với nhóm thanh niên ở lại quê nhà, một số khó khăn hiện nay là: trình độ học vấn thấp nên không có cơ hội kiếm việc làm phi nông (68,4%), không có đất để sản xuất, kinh doanh (53,1%), thiếu kinh nghiệm sản xuất, kinh doanh (26,5%), thiếu thông tin về thị trường lao động (23,3%), khó
  8. Chương 3. Những thách thức việc làm.. 69 tiếp cận các nguồn vốn (22,3%). Tuy nhiên, do khủng hoảng kinh tế nên hàng loạt doanh nghiệp phá sản, một bộ phận lao động di cư ra thành phố do mất việc quay trở về nông thôn tham gia các hoạt động kinh tế hộ gia đình, chờ cơ hội quay lại thành phố. Thay vì tiếp tục làm những công việc chỉ để sinh nhai trong điều kiện yếu kém, bấp bênh hoặc phải ra thành phổ để tìm việc, về lâu dài thanh niên cần suy nghĩ tới việc tự mở doanh nghiệp siêu nhò hoặc sử dụng các kỳ năng truyền thống của gia đình để phát triển, cần có biện pháp nhằm tăng cơ hội tự làm việc của thanh niên nông thôn, đặc biệt là thông qua phát triển các kỹ năng nghề liên quan, đào tạo phát triển doanh nghiệp, cài thiện điều kiện làm việc, đảm bảo an sinh xã hội. 3.2. Những vấn đề và bất cập trong việc làm thanh niên 3.2.1. Khó khăn, chật vật tìm việc làm ồn địnlí Một vấn đề đáng chú ý trong năm 2013 ở Việt Nam là khó khăn tìm việc cùa thanh niên với tấm bằng tốt nghiệp cừ nhân. Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) cùng Tổng cục Thống kê tiến hành cuộc điều tra quốc gia “Chuyển tiếp từ trường học tới việc làm” đầu năm 2013. Kết quả cho thấy 59% thanh niên Việt Nam đã hoàn thành quá trình chuyên tiêp sang thị trưòng lao động, tìm được công việc ổn định hoặc việc làm tạm thời. Khoảng 23% thanh niên chưa bắt đầu quá trình chuyển tiếp, chủ yếu vì vẫn đang đi học, số còn lại (18%) đang trong quá trình chuyển tiếp, tìm việc. Điều đáng chú ý là trong quá trình chuyển tiếp này, thanh niên (từ 15 - 29 tuổi) phải mất trung
  9. 70 SUY THOÁI KINH TẾ VÀ. bình 58,5 tháng (tức là gần 6 năm) vật lộn tìm một công việc ổn định. Nhóm đối tượng này sẽ còn phải tiếp tục tìm kiểm một khoảng thời gian dài hơn nữa mới có thể có được công việc ổn định hoặc ít nhất là công việc khiến họ hài lòng. Kết quả nghiên cứu thu được còn cho thấy chất lượng việc làm thấp hiện đang có ảnh hưởng tiêu cực đến đa số lao động trẻ. Cụ thể, hơn 50% thanh niên phải trải qua những công việc tạm thời, bấp bênh mà họ không hài lòng hoặc ở nhà phụ giúp gia đình trước khi có thể tìm được việc làm tốt hom trên thị trường lao động. Gần 30% làm các công việc thấp hơn so với trình độ học vấn, bằng cấp chuyên môn. Thực tế này khiến cho thu nhập của lao động thấp hơn mức đáng lẽ họ có thể được hưởng, vấn đề đáng lưu ý là các chương trình đào tạo không trang bị cho người học những kiến thức và kỹ năng mà thị trường lao động cần nên gây ra sự lãng phí nguồn lực trong xã hội, đồng thời lại không phát huy được năng suất lao động của thanh niên. Kết quả này phản ánh khá trung thực thực trạng việc làm của lao động thanh niên ở nước ta hiện nay. Giá nhân công phổ biến trong một số ngành nghề dao động từ 70 ngàn đồng/ngày đến 100 ngàn đồng/ngày. Tiền công tại khu vực nông thôn thường thấp hom ờ thành thị từ 20 - 30%. Thu nhập của lao động thanh nicn làm công ăn lương có xu hướng tăng nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu mức sống tối thiểu, về số tuyệt đối, mức thu nhập cao nhất được ghi nhận tại các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, cao hơn mức thu nhập trong doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp ngoài nhà nước. Lao động phổ thông có mức thu nhập không thấp
  10. Chương 3. Những thách thức việc làm.. 71 hơn công nhân khu vực doanh nghiệp nhưng công việc thiếu ổn định nên thu nhập không đều. Làm thể nào mà thanh niên có thể tìm được việc làm và việc làm có thu nhập? Phương thức xin việc ra sao? Kết quả được phản ánh trong đồ thị dưới đây, theo đó hình thức tuyển dụng thông dụng nhất là gửi đơn xin việc trực tiếp và thông qua bè bạn, người thân quen. Hai kênh này chiếm hơn 80% các trường hợp tuyển dụng trong mẫu nghiên cứu (Hình 4). Hình 4. Phương thức tìm việc làm của lao động thanh niên, 2012 Qua bạn bè. người thán Gừi đơn xin việc Phương tiẻn truyền thông Qua thông báo tuyển người Trung tâm giới thiệu việc làm Phương thúc khác 0 10 20 30 40 50 60 Kết qnâ cho thấy kênh phi chính thức hiện quà hom rá c kênh khác không có vai trò quan trọng trong xin việc làm. Các trung tâm giới thiệu việc làm có vai trò mờ nhạt và kém hiệu quả, đặc biệt với thanh niên ngày nay. Như vậy lao động thanh niên vẫn chủ yếu tìm việc qua các kênh phi chính thức (thông qua bè bạn, người thân quen).
  11. 72 SUY THOÁI KINH TỂ VÀ. Trong thời gian vừa qua, mặc dù tích cực thực hiện mục tiêu cải cách hành chính, tinh giản biên chế nhưng các cơ quan nhà nước vẫn tuyển dụng thêm nhân sự, bộ máy tiếp tục phình to ra làm tăng thêm gánh nặng ngân sách. Tâm lý “thích làm quan” hay “làm cán bộ nhà nước” vẫn còn ăn sâu trong xã hội - đặc biêt ở khu vực phía Bắc. Trong điều kiện đó, người dân buộc phải tìm kiểm nhiều chiến lược sinh tồn khác: hoặc liên kết với bộ máy công quyền để hình thành các nhóm lợi ích, hoặc làm ăn phi pháp, nhưng lựa chọn an toàn nhất vẫn là tìm cách gia nhập vào khu vực việc làm nhà nước. Có thể thấy cái bóng của Nhà nước vẫn đang che phủ các hoạt động và không gian xã hội. Nhờ các ưu thế đặc biệt, Nhà nước trở thành môi trường lý tưởng nhất có khả năng đảm bảo một cuộc sổng đầy đủ, yên ổn cho con người. Tuy nhiên, số lượng vị trí việc làm trong bộ máy nhà nước thì luôn có hạn và chẳng thấm vào đâu nếu so với nhu cầu bên ngoài. Trước sức ép của nhu cầu xã hội, bên cung cũng phải tìm cách mở rộng bộ máy bằng cách xin thêm chi tiêu biên chế khiến cho quỹ lương phình to trong khi ngân sách đã eo hẹp lại càng eo hẹp. Hiện chưa có thống kê nào về việc làm công chức có “cha truyền con nối”, nhưng tình trạng phần lớn viên chức, công chức trẻ đang làm trong bộ máy nhà nước đều xuất thân từ gia đình công chức là điều khó giải thích, vấn đề đối với khu vực nhà nước là xét tuyển ai, ai trong số những thanh niên nộp đơn được tuyển và ai trong những người được tuyển hoàn tơàn không có người nhà, người quen thân đang làm trong bộ máy nhà nước?
  12. Chương 3. Những thách thức việc làm.., 73 3.2.2. Gia tăng thất nghiệp trong sinh viên Theo thống kê của Bộ Lao động - Thương binh & Xã hội, trong 3 năm (2009 - 2012) có gần 400 nghìn sinh viên tốt nghiệp trình độ cao đẳng và khoảng 500 nghìn sinh viên tốt nghiệp trình độ đại học. Trong số này, số người không tìm được việc làm gồm 55,4 nghìn người trình độ cao đẳng (chiếm 13,8%) và 111,1 nghìn người có trình độ đại học trở lên (22,2%). Sinh viên tốt nghiệp cao đẳng, đại học đăng ký tìm việc nhiều nhưng nhu cầu tuyển dụng lại ít do những khó khăn kinh tể trong năm 2013. Tỷ lệ cử nhân trở lên thất nghiệp khá cao trong tổng số sinh viên tốt nghiệp cao đẳng, đại học ra trường trong 3 năm qua. Theo Thống kê của Bộ Giáo dục - Đào tạo, trong những năm qua chi có khoảng 37% sinh viên tốt nghiệp đại học tìm được việc làm, tương ứng hơn 1/3 thanh niên.1 Theo thống kê trong báo cáo của ủ y ban về Các vấn đề xã hội (từ số liệu của Bộ Giáo dục và Đào tạo) mới đây, có đến 72.000 cử nhân/thạc sỹ vừa tốt nghiệp song vẫn đang ở nhà trong tổng số 900 ngàn người trẻ chưa có công ăn, việc làm của cả nước. Nhiều học sinh, sinh viên tốt nghiệp không tìm được việc làm nên chấp nhận làm trái ngành, trái nghề, thậm chí không lương để lấy kinh nghiệm. Tuy nhiên, người lao động vẫn phải làm việc, vẫn cần có tiền để ăn uống, nuôi sống bản thân mặc dù thu nhập kiếm được không đủ sống, thậm chí dưới mức chuẩn nghèo. Đây cũng là lý do khiến cho thanh niên có ý định tìm kiếm một 1. Trích báo cáo nghiên cứu cùa Viện Chiến lược Phát triển, Bộ Ke hoạch và Đầu tư, 2010.
  13. 74 SUY THOÁI KINH TỂ VÀ. công việc khác do thu nhập từ công việc hiện tại quá thấp, không đù trang trải cho cuộc sống. Việc nâng cao tiền lương và thu nhập có thể giúp thanh niên yên tâm gắn bó với công việc và giảm được tình trạng chuyển đổi việc (nhảy việc) hoặc thất nghiệp. Để có được một công việc tốt, thu nhập cao thì ngoài việc phải có tay nghề, bằng cấp thì quan hệ xã hội, có thông tin và điều kiện kinh tế mới có thể xin được công việc phù hợp. Ngoài ra, sinh viên sau khi ra trường ít được cọ xát với thực tế nên nhiều trường hợp thiếu tự tin và nhất là thiếu các kỹ năng mềm. Trong khi đó, người sử dụng lao động và doanh nghiệp hiện đang tiến đến xu thể tuyển người không dựa vào bàng cấp mà căn cứ vào thực lực và kỹ năng mềm. Hình 5. Khó khăn trong tuyển dụng việc làm của thanh niên, 2012 70 T 60 50 40 30 - 20 10 Thiếu kỹ năng phù Lương thấp Đièu kiện làm việc Lý do khác hợp không phù hợp
  14. Chương 3. Những thách thức việc làm.., 75 Kỹ năng nghề nghiệp ngày nay không chỉ là bằng cấp chuyên môn, mà còn cả trình độ ngoại ngữ, quan hệ xã hội, khả năng giao tiếp, quản lý thời gian. Đây là những yêu cầu mà không nhiều thanh niên, đặc biệt ở nông thôn, nhận thức được hoặc có khả năng đáp ứng được, do đó khó khăn khi tìm việc hoặc chi tìm được việc làm với thu nhập thấp, bấp bênh là rất phổ biến hiện nay. Đây cũng là khoảng trổng lớn giữa cung và cầu lao động hiện nay, đòi hòi có các giải pháp khắc phục kịp thời, đặc biệt trong lực lượng lao động trẻ trong độ tuổi thanh niên. Như được phản ánh qua Hình 5 (Bộ LĐ-TB&XH, 2010) những trở ngại chính đối với thanh niên khi xin việc làm là thiếu kỹ năng phù hợp với công việc yêu cầu. Các doanh nghiệp đều rất dè dặt tiếp nhận các ứng viên có bàng cấp, không dễ sử dụng như lao động phổ thông trong khi lại mất thêm chi phí để đào tạo lại. Khó khăn này đặc biệt rõ khi cần tuyển dụng lao động cho một số nghề nhất định trong lĩnh vực quản lý hay sản xuất kinh doanh đặc thù. Trong năm 2013, các phương tiện truyền thông đại chúng đã đưa tin nhiều về tình trạng cử nhân phải giấu tấm bằng đại học khi đi xin việc làm công nhân. Trong khi đó không ít doanh nghiệp lại mong chờ người lao động thanh niên có kinh nghiệm và kỹ năng phù hợp.Tỷ ]ệ giữa các bậc học đại học - trung cấp - dạy nghề ở nước ta ngày càng bất hợp lý. Nếu năm 1979 tỷ lệ trên lần lượt là 1 - 2,25 - 7,1 thì năm 2006 là 1 - 1,17 - 0,9, và đến năm 2013 là 1 - 0,43 - 0,56. Trong khi đó, tỷ lệ này ở các nước công nghiệp phát triển là 1 - 4 - 60 (Viện Khoa học dạy nghề, 2013).
  15. 76 SUY THOÁI KINH TỂ VÀ. Nguyên nhân tiếp theo là những khỏ khăn hạn chế do tiền lương thấp cũng như điều kiện làm việc. Đây là trở ngại đối với tuyển dụng lao động trẻ hiện nay. Mong đợi và kỳ vọng của thanh niên đối với tiền công, tiền lương là chính đáng bởi cho đến nay lương vẫn chưa đù sống cho người lao động, ngay cả ở mức sổng tối thiểu. Ngoài ra, kết quả còn cho thấy các lý do khác bao gồm địa điểm làm việc, vị thế và mức độ ổn định của công việc,... Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng thay đổi việc, nhảy việc, chuyển việc thường xuyên để có thể tìm được công việc ổn định, phù hợp với năng lực chuyên môn được đào tạo. Trước tình trạng thất nghiệp cử nhân và thạc sĩ, cá nhân phải tự thân vận động tìm lối thoát cho mình, dù đó là giải pháp tạm bợ để giải quyết tình thế. Truyền hình VTV1 tháng 10/2013 đưa thông tin một nữ thanh niên có 2 bằng cử nhân ngồi bán nước chè và đậu lạc ven đường. Lại có trí thức trẻ can đảm làm những công việc trái tay, những công việc đơn giản để mưu sinh mà giáo trình đại học không hề dạy họ. Một nừ sinh viên đã tốt nghiệp xin vào làm trong một quán cà phê, hàng ngày bưng cà phê và tính toán sổ sách giúp chủ quán một cách thành thạo dù em tốt nghiệp ngành khoa học xã hội nhân văn. Thực tế cho thấy có những trường hợp cử nhân luật lại đi làm nấu ăn, tốt nghiệp háo chí lại đi hán hào hiểm, hay một ngiròi học công nghệ thông tin ra trường lại đi làm chạy bàn ở nhà hàng. Đó là những lối thoát tạm thòi nhưng hữu hiệu khi không tìm được việc làm phù hợp hoặc không thể có việc làm để sinh sống. Thà như vậy để khỏi mang tiếng thất nghiệp - điều mà rất ít thanh niên mong muốn và né tránh.
  16. Chương 3. Những thách thức việc làm.. 77 Tuy nhiên, thực trạng trên đã gây lãng phí rất lớn về nguồn nhân lực, do chất lượng giáo dục và hiệu quả đào tạo thấp. Trong khi đó, các doanh nghiệp, cơ quan và các nhà tuyển dụng vẫn thiếu lao động và không phát triển được nguồn nhân lực tuyển dụng, trong khi xã hội vẫn phải chịu các chi phí đào tạo và gánh nặng thất nghiệp. Nếu như tình hình không được khẳc phục hoặc cải thiện, nhũng bất cập này đã được nhận thấy từ nhiều năm nay song vẫn tiếp tục diễn ra trong năm 2013 và có thể các năm tiếp theo. Trong kỳ tuyển sinh 2013, tỷ lệ thí sinh muốn vào đại học vẫn rất cao (79% thí sinh nộp hồ sơ đăng ký học đại học trong khi chi có 21% có nguyện vọng thi vào các trường cao đẳng). Trong thời gian tới, để tháo gỡ những khó khăn và khắc phục nhừng tồn tại, rút ngắn quá trình chuyển tiếp từ trường học sang thị trường lao động, giúp cho thanh niên thuận lợi hơn trong việc tiếp cận thị trường lao động, cần xem xét triển khai đồng bộ các giải pháp, như đẩy mạnh công tác hướng nghiệp, tư vấn hướng nghiệp, dự báo nhu cầu nhân lực, thông tin về thị trường lao động, hoàn thiện dịch vụ việc làm, tăng cường dạy kỹ năng, gắn đào tạo với nhu cầu của thị trường lao động. Tình hình thất nghiệp của không ít cử nhân sau khi ra trường cần được xem xét, lý giải và khắc phục trong thời gian tới, thông qua chương trình giải quyết việc làm cho thanh niên. 3.2.3. Công tác đào tạo nghề còn kém hiệu quả Thực hiện Chương trình hành động của Chính phù về xây dựng chương trình mục tiêu quốc gia đào tạo nguồn nhân lực nông thôn, chuyển một bộ phận lao động nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, Thủ tướng Chính phù đã ban hành Quyết định số 1956/QĐ-TTg phê duyệt “Đề án đào tạo nghề cho lao động
  17. 78 SUY THOÁI KINH TẾ VÀ. nông thôn đến năm 2020” với mục tiêu bình quân mồi năm đào tạo nghề cho khoảng 1 triệu lao động nông thôn và cho cả giai đoạn 2011 - 2015 đào tạo cho 5,2 triệu lao động nòng thôn và tỷ lệ có việc làm sau khi học nghề đạt tối thiểu 70%. Nguồn vốn ngân sách đầu tư trực tiếp dự kiến lên đến gần 26.000 tỷ đồng cho đề án này. Sau ba năm (2010 - 2013) triển khai thực hiện, Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn (gọi tắt là Đe án 1956), ngày 17/7/2013, Hội nghị toàn quốc sơ kết được thực hiện với sự tham gia cùa đại diện lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan là thành viên Ban Chi đạo Trung ương và ủ y ban nhân dân các tỉnh, thành phố, và đại diện của một sổ mô hình thí điểm và cơ sở dạy nghề. Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo tại Hội nghị, kết quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn được 1.088.393 người (đạt 77% kế hoạch) trong đó 79% có việc làm mới hoặc tiếp tục làm nghề. Trong sổ những người có việc làm thì 44% có việc làm nông nghiệp, 56% có việc làm phi nông nghiệp, 53% là phụ nừ, 44% hộ nghèo đã thoát nghèo, và trên 200 nghìn lượt cán bộ công chức cấp xã được đào tạo (đạt 67,9% kế hoạch). Mô hình dạy nghề thí điểm cho lao động nông thôn bao gồm 4 nhóm mô hình: dạy nghề nông nghiệp, dạy nghề tiểu thủ công nghiệp, làng nghề; dạy nghề công nghiệp, xây dựng, dịch vụ; dạy nghề máy trưởng, thuyền trưởng đánh cá trên biển và mô hình quản lý dạy nghề cho lao động nông thôn qua hình thức cấp thẻ học nghề nông nghiệp. Nhiều địa phương có sáng kiến kết hợp, lồng ghép các chương trình đào tạo nghề với các giải pháp tạo việc làm, góp phần tăng thu nhập, ổn định cuộc sống cho người nông dân.1 1. Văn phòng Chính phù, Thông báo số 300/TB-VPCP: Kẹt luận của Phó Thù tướng Nguyễn Thiện Nhân tại Hội nghị toàn quốc sơ kết 3 năm thực hiện Quyết định 1956, Ngày 12/8/2013, Hà Nội.
  18. Chương 3. Những thách thức việc làm.. 79 Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được trong 3 năm đầu, việc triển khai thực hiện Đề án 1956 còn có những mặt hạn chế như đổi tượng tham gia học nghề và sau học nghề chưa rõ ràng, không thu hút được sự tham gia của người dân, hiệu quả dạy nghề cho lao động nông thôn còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu của người học và doanh nghiệp. Công tác đào tạo nghề chưa gắn với yêu cầu phát triển sản xuất của địa phương, xa rời thực hành và chưa chú ý đến việc tạo việc làm và tiêu thụ sản phẩm. Chương trình dạy nghề được triển khai áp dụng đại trà cho tất cả các địa phương, không phân biệt đặc điểm khác nhau của các vùng miền (trung du, đồng bằng, miền biển). Ở khu vực miền núi, nhu cầu đào tạo nghề của người dân và thanh niên chưa rõ ràng, nên việc dạy kiến thức sản xuất kinh doanh cho đồng bào dân tộc gặp rất nhiều khó khăn. Có thể nói, công tác dạy nghề cho thanh niên và Đề án 1956 đào tạo nghề cho thanh niên nông thôn đến nay chưa thu hút được sự quan tâm và tham gia của lao động thanh niên vổn thờ ơ với việc học nghề. Mục đích cùa đề án là đào tạo trực tiếp cho thanh niên ở nông thôn và cũng là để họ lao động trực tiếp tại địa phương sau khi học xong. Tuy nhiên, mục tiêu này đã không được thực hiện nghiêm túc. Nội dung chưưng trình các lớp tập liuáii nghè chua cuug cáp kién tliức, kỹ năng cần thiết cho người học và không gắn với thế mạnh của từng địa phương. Việc tranh thủ giải ngân ngân sách nhà nước chi cho đề án là một sự lãng phí lớn về ngân sách và thời gian của người lao động. Nội dung đào tạo không bám sát vào thực tiễn phát triển ngành nghề của địa phương nên sau khi
  19. 80 SUY THOÁI KINH TỂ VÀ. đào tạo nghề xong, người lao động không biết dùng để làm gì. Do chưa có quy định cụ thể về mục tiêu có việc làm sau đào tạo đã dẫn tới tình trạng đào tạo ồ ạt, đào tạo không gắn với nhu cầu gây lãng phí. Bên cạnh đó, chưa có các tiêu chí đánh giá chất lượng đào tạo nghề cho thanh niên nông thôn nên không đánh giá được hiệu quả của công tác dạy nghề. 3.2.4. Khó cỏ việc làm cho “dân sổ vàng” Một trong những sự kiện năm 2013 là Nguyễn Thị Thùy Dung - công dân thứ 90 triệu của Việt Nam đã chào đời sáng ngày 1/11/2013 và được chọn là công dân danh dự, đánh dấu quy mô dân số 90 triệu người ở Việt Nam. Với quy mô dân số lớn như vậy, giải quyết việc làm là một thách thức, quyết định sự phát triển bền vững đất nước. Hình 6. Biến đổi cơ cấu tuổi dân số Việt Nam , 1990 - 2050 Việt Nam có một cơ cấu dân số khá đặc thù, phần lớn người dân (91%) ở độ tuổi dưới 60 và 53% dưới 25 tuổi. Đây
  20. Chương 3. Những thách thức việc làm.. 81 là một lợi thế lớn cho Việt Nam để có thể theo đuổi một chiến lược phát triển dài hơi dựa trên lợi thể và tiềm năng của nguồn nhân lực. Tính từ cuộc Tổng Điều tra’Dân số năm 1979 cho đến cuộc Tổng Điều tra Dân số gần đây nhất (2009), tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động (15 - 59) tăng nhanh cả về số lượng lẫn tỷ trọng (từ 50% lên 66%), trong khi tỷ lệ trẻ em dưới 15 tuổi giảm từ 43% xuống còn 25%. Với khoảng 53 triệu người trong độ tuổi lao động, mỗi năm lại được bổ sung 1,5 triệu người thì đây thực sự là tiền đề để phát triển kinh tế. Đặc biệt, tỷ trọng dân số trong nhóm tuổi 30 - 54 tuổi tăng cao đã tạo lợi thể lớn về nguồn cung lao động. Chính sự dồi dào của lực lượng lao động đang là một dư lợi dân số cho sự phát triển của Việt Nam. Một khi lực lượng này được tận dụng tối đa trí tuệ, sức lao động vào sản .xuất, điều tất yếu sẽ tạo ra khối lượng của cải vật chất dồi dào, có giá trị tích luỹ lớn cho tương lai đất nước, đảm bảo an sinh xã hội khi nước ta bước vào giai đoạn già hỏa dân số. Khái niệm cơ cấu “dân số vàng” được hiểu là khi hai người trong độ tuổi lao động ( 15- 60) phải “gánh” một hoặc ít hon một người ăn theo, tức là số người trong độ tuổi lao động nhiều gấp đôi số người phụ thuộc (không nằm trong độ tuổi lao động, không có khả năng tạo ra tài sản và không tự nuôi được bản thân). Kể từ năm 2006, Việt Nam đang bước vào thời kỳ đầu trong thời kỳ cơ cấu “dân số vàng” (cơ cấu dân số tối ưu) với khoảng 60% dân số trong độ tuổi lao động (trong tổng số 86 triệu dân). Tính đến nay đã được bảy năm. Nấu như trong giai đoạn trước, cần một người trong độ tuổi lao động để nuôi một
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2