intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Những thách thức và cơ hội mới của ngành nông nghiệp Việt Nam

Chia sẻ: Nguyễn Thị Hiền Phúc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:14

118
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thời gian qua, nông nghiệp Việt Nam đạt nhiều thành tựu to lớn, đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, cân đối cán cân thương mại, giảm lạm phát, bảo vệ lãnh thổ và góp phần ổn định chính trị - xã hội. Việc xác định những thách thức và cơ hội mới của ngành nông nghiệp Việt Nam là cần thiết, để định hướng phát triển cho ngành nông nghiệp nước nhà.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Những thách thức và cơ hội mới của ngành nông nghiệp Việt Nam

NHỮNG THÁCH THỨC VÀ CƠ HỘI MỚI CỦA<br /> NGÀNH NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM<br /> TS. Đặng Kim Sơn<br /> <br /> Thời gian qua, nông nghiệp Việt Nam đạt nhiều thành tựu to lớn,<br /> đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an ninh lương thực quốc<br /> gia, phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, cân đối cán cân thương mại,<br /> giảm lạm phát, bảo vệ lãnh thổ và góp phần ổn định chính trị - xã hội.<br /> Mặc dù Việt Nam đã có những thay đổi lớn về cơ cấu kinh tế, lao<br /> động, nhưng đến nay vẫn còn trên 70% dân số Việt Nam sống ở nông<br /> thôn. Kinh nghiệm phát triển 25 năm đổi mới cho thấy nếu được quan<br /> tâm, đầu tư đúng mức, nông nghiệp sẽ là động lực nâng cao năng lực<br /> cạnh tranh quốc gia và thúc đẩy tăng trưởng bền vững. Những thách<br /> thức của thế giới như dân số tăng nhanh, biến đổi khí hậu và thiên tai,<br /> dịch bệnh,v.v… càng cho thấy nông nghiệp sẽ tiếp tục đóng vai trò quan<br /> trọngtrong tương lai.<br /> 1. Những thành tựu nổi bật trong nông nghiệp Việt Nam thời<br /> gian qua<br /> Sau 27 năm đổi mới, nông nghiệp Việt Nam đã có những thành tựu<br /> đáng kể và đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã<br /> hội của đất nước, trở thành lĩnh vực phát triển thành công nhất của nền<br /> kinh tế. Bất chấp những khó khăn về thị trường, thiên tai và dịch bệnh,<br /> nông nghiệp duy trì tăng trưởng ở mức tương đối khá. Sản xuất nông<br /> nghiệp đã tạo ra nguồn cung lương thực thực phẩm dồi dào, đảm bảo an<br /> ninh lương thực quốc gia. Nhờ vậy, giá nông sản tại Việt Nam, đặc biệt<br /> là giá lương thực được duy trì ở mức thấp, tạo chi phí lao động thấp, thu<br /> hút mạnh đầu tư nước ngoài và đóng góp quan trọng cho tăng trưởng<br /> kinh tế và ổn định xã hội.<br /> 125<br /> <br /> Bên cạnh đó, xuất khẩu nông sản tăng liên tục. Việt Nam đã trở<br /> thành một trong những nước xuất khẩu hàng đầu thế giới về các mặt<br /> hàng như: gạo, cao su, cà phê, hạt tiêu, hạt điều, sản phẩm gỗ và các sản<br /> phẩm thủy sản. Trong khi Việt Nam liên tục thâm hụt thương mại, nông<br /> nghiệp là ngành duy nhất có thặng dư xuất khẩu ròng tăng đều đặn,<br /> ngay cả trong thời điểm tăng trưởng kinh tế suy giảm. Thặng dư xuất<br /> khẩu nông nghiệp đã góp phần quan trọng cân bằng cán cân thương mại<br /> quốc gia.<br /> Tăng trưởng nông nghiệp và đảm bảo an ninh lương thực đã đóng<br /> vai trò quan trọng nhất trong việc thực hiện thành công xóa đói giảm<br /> nghèo trong bối cảnh phần lớn dân số vẫn sống ở khu vực nông thôn và<br /> nông nghiệp là nguồn sinh kế chính của người dân ở những địa bàn khó<br /> khăn. Tỷ lệ giảm nghèo ở Việt Nam liên tục cải thiện trong suốt thời<br /> gian dài với mức giảm ấn tượng khoảng 2%/năm. Đây là nền tảng quan<br /> trọng của ổn định xã hội, an ninh chính trị, đồng thời cũng là đóng góp<br /> quan trọng cho công tác bảo vệ môi trường.<br /> Kể từ năm 2008 đến nay, Việt Nam chứng kiến tình trạng suy thoái<br /> của nền kinh tế do những yếu kém trong quản lý chính sách vĩ mô trong<br /> nước và ảnh hưởng tiêu cực của khủng hoảng kinh tế thế giới. Trong<br /> khó khăn, sản xuất nông nghiệp nổi lên như một mảng sáng đáng khích<br /> lệ nhất của nền kinh tế. Trước những ảnh hưởng bất lợi tới sản xuất kinh<br /> doanh, ngànhnôngnghiệp (bao gồm cả trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp<br /> và thủy sản) vẫn duy trì mức tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn<br /> 2011-2012 là 3,4%/năm, vượt chỉ tiêu kế hoạch 5 năm Đại hội Đảng XI<br /> đề ra cho ngành là 2,6-3,0%.<br /> Cũng như các đợt suy thoái kinh tế cuối thập kỷ 1980 và cuối thập<br /> kỷ 1990, lần này nông nghiệp tiếp tục đóng vai trò “phao cứu sinh”<br /> cho đất nước vượt qua khó khăn, nhờ sản xuất cung ứng đủ lương thực<br /> thực phẩm, giúp duy trì ổn định kinh tế - xã hội. Năm 2011, khi giá<br /> lương thực tăng cao (22,82%), thực phẩm tăng (29,34%,) thì CPI bình<br /> quân chung tăng đến 18,58%. Năm 2012, mức tăng CPI của nhóm hàng<br /> lương thực, thực phẩm chậm lại còn 3,26% và 8,14%, kéo mức tăng<br /> 126<br /> <br /> CPI bình quân chung xuống 9,21%. Những tháng đầu năm 2013, chỉ số<br /> giá lương thực giảm 24,5% và thực phẩm giảm 35,8%, góp phần kéo<br /> CPI tiêu dùng chung giảm 5,6% so với tháng 12/2012 góp phần quan<br /> trọng kiềm chế lạm phát.<br /> Xuất khẩu đóng góp quan trọng trong sản xuất nông nghiệp Việt<br /> Nam. Trung bình trong giai đoạn 2011-2012, tăng trưởng kim ngạch<br /> xuất khẩu NLTS đạt 18,8%/năm, vượt xa so với chỉ tiêu 6-7% theo kế<br /> hoạch phát triển giai đoạn 2011-2015 của Bộ NN&PTNT. Trong khi<br /> thương mại Việt Nam thường xuyên nhập siêu thì nông nghiệp là ngành<br /> duy nhất luôn luôn xuất siêu, góp phần đáng kể cải thiện cán cân thương<br /> mại. Năm 2012 là năm đầu tiên sau 20 năm Việt Nam có thặng dư cán<br /> cân thương mại (284 triệu USD)46 chủ yếu nhờ xuất khẩu nông sản và<br /> xuất khẩu của các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài.Xuất khẩu<br /> nông sản đạt mức kỷ lục 27,5 tỷ USD và đạt thặng dư xuất khẩu ròng<br /> 10,6 tỷ USD trong năm 2012.<br /> 2. Những thách thức đặt ra trong khu vực nông nghiệp<br /> Mặc dù đạt được những thành tựu đáng kể và có đóng góp tích<br /> cực cho việc duy trì ổn định kinh tế - xã hội trong giai đoạn 2010-2012,<br /> nhưng tăng trưởng nông nghiệp vẫn chủ yếu dựa trên việc khai thác tài<br /> nguyên thiên nhiên (tăng diện tích đất, thâm dụng nước tưới để tăng<br /> vụ,v.v…) cùng mức sử dụng vật tư đầu vào cao nhưng hàm lượng đổi<br /> mới công nghệ và thể chế thấp. Chất lượng tăng trưởng thấp được biểu<br /> hiện ở mức tổn thất sau thu hoạch cao, chất lượng sản phẩm không đồng<br /> đều, vệ sinh an toàn thực phẩm không đảm bảo, khả năng tạo giá trị mới<br /> thấp. Vì vậy, sau một thời gian dài khởi sắc, tăng trưởng nông nghiệp<br /> đã bắt đầu chững trong thời gian gần đây, giảm từ 4,5% năm 1995-2000<br /> xuống còn 3,8% giai đoạn 2000-2005; rồi 3,4% giai đoạn 2006-2011 và<br /> chỉ còn 2,7% trong năm 2012.<br /> Chuyển đổi cơ cấu sản phẩm nông nghiệp diễn ra chậm, chưa thực<br /> sự phản ánh lợi thế so sánh và chưa đáp ứng triển vọng nhu cầu trong<br /> tương lai.Trồng trọt vẫn chiếm trên 50% cơ cấu nội ngành nông nghiệp,<br /> 46Báo<br /> <br /> cáo tình hình kinh tế xã hội năm 2012 - Tổng cục Thống kê.<br /> <br /> 127<br /> <br /> trong đó lúa gạo vẫn chiếm tỷ trọng chính.Tuy chiếm phần lớn diện tích<br /> cây hàng năm nhưng hiệu quả kinh tế của cây lúa đem lại không cao, vì<br /> vậy đã xuất hiện tình trạng nông dân không thiết tha với đất lúa, không<br /> thâm canh tăng vụ, nhất là ở đồng bằng sông Hồng. Ngành thủy sản và<br /> ngành chăn nuôi phát triển nhanh, song thiếu bền vững.Năng suất vật<br /> nuôi còn thấp, giá thành chăn nuôi cao, thức ăn chăn nuôi phụ thuộc chủ<br /> yếu vào nhập khẩu, mô hình chăn nuôi công nghiệp chưa phát triển, khả<br /> năng kiểm soát dịch bệnh còn yếu, kiểm soát thị trường và tổ chức kinh<br /> doanh kém….làm nhiều hộ nuôi thủy sản ở đồng bằng sông Cửu Long<br /> treo ao, nhiều hộ chăn nuôi bỏ chuồng.<br /> Sản xuất nông nghiệp Việt Nam đang xuất hiện những khó khăn<br /> ngày càng trầm trọng do nhiều thách thức mới xuất hiện. Một số thách<br /> thức mà ngành nông nghiệp Việt Nam đang phải đối mặt có thể kể đến<br /> như:<br /> • Khả năng tái sản xuất mở rộng của nôngdân giảm sút.<br /> Nông nghiệp đang tiếp tục phải đối mặt với nhiều khó khăn. Kinh<br /> tế thế giới và trong nước chưa thể nhanh chóng hồi phục trong năm nay<br /> và năm tới. Các ngân hàng khó khăn vì nợ xấu, doanh nghiệp chậm tiếp<br /> cận nguồn vốn khiến lợi nhuận giảm phải cắt giảm sản xuất. Kinh tế<br /> tăng trưởng chậm, nhu cầu tiêu dùng trên thị trường giảm làm giá nông<br /> sản giảm trong khi giá vật tư, nhiên liệu vẫn tăng. Giá thành sản xuất<br /> tăng làm giảm khả năng cạnh tranh của nông sản. Sản xuất nông nghiệp<br /> tăng trưởng chậm, kinh tế nông thôn đình trệ, việc làm và thu nhập<br /> trong nền kinh tế khó khăn ảnh hưởng xấu đến thu nhập của nông dân.<br /> Nông dân sinh hoạt khó khăn, không có tiền đầu tư phát triển sản xuất,<br /> áp dụng khoa học công nghệ hay mở mang đất đai. Trong hoàn cảnh<br /> đầu tư cho nông nghiệp không cải thiện, khả năng tái sản xuất mở rộng<br /> kém đi.Năng suất lao động trong nông nghiệp Việt Nam vào loại thấp<br /> nhất trong khu vực. Những vấn đề suy thoái, bất ổn có khả năng lan từ<br /> lĩnh vực kinh tế sang xã hội và môi trường làm bất ổn chính trị và xã hội<br /> từ nông thôn lan ra thành thị.<br /> 128<br /> <br /> • Rủi ro trong sản xuất nông nghiệp tăng.<br /> Trong năm 2013, Trung Quốc đã đối mặt với chủng virus cúm gà<br /> H7N9 là loại virus cúm gia cầm mới vừa được phát hiện có khả năng lây<br /> từ gia cầm sang người và có tỷ lệ tử vong cao, trong khi chủng H5N1<br /> vẫn xuất hiện và gây tử vong ở Việt Nam. Với sự biến đổi của các chủng<br /> virus mới và khả năng lây nhiễm từ các nước xung quanh, nguy cơ phát<br /> sinh các đợt dịch khác cho gia súc, gia cầm rất lớn và không loại trừ<br /> khả năng lây lan sang người. Tương tự như vậy, bệnh dịch đối với thủy<br /> sản bùng phát trên tôm vừa qua gây tổn thất lớn cho người nuôi. Mặc<br /> dù từ đầu năm 2012, các cơ quan chức năng của Bộ Nông nghiệp và các<br /> địa phương đã quyết liệt nghiên cứu, làm rõ nguyên nhân của dịch bệnh<br /> trên tôm (bênh teo gan tôm) nhưng đến nay chưa được giải quyết triệt<br /> để, người nuôi vẫn chịu thiệt hại lớn. Ngoài ra, các bệnh dịch khác trên<br /> thủy sản, cây trồng thời gian tớisẽ có nhiều diễn biến phức tạp.An ninh<br /> sinh học đang trở thành vấn đề quan trọng.<br /> Rủi ro về biến động giá cả thị trường là mối lo lớn của nông dân.<br /> Thời gian qua, giá các vật tư đầu vào chính của sản xuất nông nghiệp<br /> như phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và thú y, thức ăn gia súc và thủy<br /> sản, nhiên liệu, điện,…liên tục tăng. Trong quý II năm 2013, giá xăng<br /> đã tăng 10% so với cùng kỳ; giá điện tăng 5% từ ngày 1/8/2013. Giá<br /> thức ăn chăn nuôi tăng mạnh làm giảm thu nhập của cả người chăn nuôi<br /> và người nuôi trồng thủy sản.<br /> Trong khi đó, do kinh tế tăng trưởng chậm, nhu cầu tiêu dùng trên<br /> thị trường thế giới giảm làm giá nông sản xuất khẩu của Việt Nam giảm.<br /> Từ giữa năm 2012 cho đến tháng 6/2013, hầu hết các mặt hàng xuất khẩu<br /> chính đều giảm giá. Kim ngạch xuất khẩu các nông sản chính trong 6<br /> tháng đầu năm 2013 giảm 10,5% so với cùng kỳ năm 2012. Trong tháng<br /> 6 năm 2013, giá cao su giảm 19,3%; giá hạt điều giảm 14,8%; giá gạo<br /> giảm 12,8%; giá hạt tiêu giảm 10,2%; giá thủy sản giảm 2,9% so với<br /> cùng kỳ năm trước47,giá cá tra xuất khẩu giảm xuống dưới giá thành sản<br /> xuất, nhu cầu nhập khẩu của thị trường chính (EU và Mỹ) bị sụt giảm<br /> mạnh, sản lượng tồn kho lớn, người dân giảm đầu tư sản xuất.<br /> 47Tính<br /> <br /> toán từ số liệu xuất nhập khẩu 6 tháng năm 2013 của Tổng cục Thống kê.<br /> <br /> 129<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2