intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Những thay đổi trong bán hàng - thách thức cho đào tạo ngành quản trị bán hàng

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

22
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu này trình bày về xu hướng phát triển của xã hội, bán hàng trong những năm gần đây đã có những chuyển biến so với bán hàng truyền thống phù hơp. Những chuyển biến ấy tạo nên một số cơ hội song cũng gây thách thức không nhỏ cho hoạt động đào tạo ngành bán hàng. Nhận diện thách thức trong việc tạo nguồn nhân lực cho ngành bán hàng giúp có những điều chỉnh hợp lý từ trong chương trình đào tạo đến cách thức đào tạo. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Những thay đổi trong bán hàng - thách thức cho đào tạo ngành quản trị bán hàng

  1. NHỮNG THAY ĐỔI TRONG BÁN HÀNG - THÁCH THỨC CHO ĐÀO TẠO NGÀNH QUẢN TRỊ BÁN HÀNG ThS. Nguyễn Thị Minh Trâm TÓM LƯỢC Với xu hướng phát triển của xã hội, bán hàng trong những năm gần đây đã có những chuyển biến so với bán hàng truyền thốngphù hơp. Những chuyển biến ấy tạo nên một số cơ hội song cũng gây thách thức không nhỏ cho hoạt động đào tạo ngành bán hàng. Nhận diện thách thức trong việc tạo nguồn nhân lực cho ngành bán hàng giúp có những điều chỉnh hợp lý từ trong chương trình đào tạo đến cách thức đào tạo. Có như vậy, ngành quản trị bán hàng của khoa quản trị kinh doanh mới thực sự là địa chỉ đáng tin cậy cho việc đào tạo nhân lực trong lĩnh vực này. 1. NHỮNG YẾU TỐ LÀM THAY ĐỔI NGÀNH BÁN LẺ • Xu hướng công nghệ Những thay đổi của công nghệ đã có những tác động khá rõ nét đến phương thức bán hàng hiện đại. Ranh giới giữa thương mại điện tử và bán lẻ đang dần biến mất, và thương mại điện tử cùng kinh doanh trực tuyến sẽ trở thành một phần thiết yếu của thế giới bán lẻ. Khách hàng lên các website cung cấp chi tiết thông tin của sản phẩm và giao dịch trực tuyến. Vì thế, kể cả khi cửa hàng đã đóng cửa thì chỉ cần lướt qua windows bày hàng bên ngoài, khách hàng vẫn có thể đặt mua những sản phẩm mình vừa nhìn thấy qua mạng. • Sự tác động của yếu tố xã hội Việc phải đối mặt với nhiều vấn đề khi tham gia lưu thông trên đường làm nhiều người không buồn đặt chân ra đường để mua đồ đang ngày càng tăng.Điều này cho thấy có những thay đổi trong hành vi của khách hàng. Họ chỉ cần online và đặt hàng mà không phải hối hả lái đến cửa hàng để mua món đồ nào đó.Xu hướng này còn tồn tại trong cả kinh doanh thực phẩm, khi đồ ăn và rau quả tươi có thể được đưa tới tận cửa nhà bạn. • Sự thay đổi trong thói quen mua hàng Với cuộc sống hối hả, người mua hàng chỉ cần ghé qua siêu thị, download sản phẩm vào giỏ mua hàng ảo, sau đó nhấn nút “quyết định mua” để giỏ hàng ảo này sẽ được nhân viên bán hàng chọn đủ hàng theo yêu cầu chuyển ngay cho khách. Thậm chí, những người bận rộn còn hẹn giờ mình có mặt ở nhà nhân viên đến giao hàng. • Thói quen sử dụng Internet, điện thoại Smartphone để lướt Web và online 80
  2. 2. MỘT SỐ ĐIỂM THAY ĐỔI CỦA BÁN HÀNG S Những yếu tố trong bán Đặc điểm của bán hàng TT hàng Truyền thống Hiện đại 1Hàng hóa được trưng Hàng thật có thể Có thể là hàng hóa được 1 bày để giao dịch buôn nhìn, sờ, cầm nắm,.. thiết kế theo mô hình bán hoặc mô phỏng (ảo). 2 Nơi diễn ra giao dịch Gắn với địa chỉ hữu Có thể ảo trên các trang hình. web. 3 Hình thức giao dịch với Giao dịch, đối thoại Có thể giao dịch gián nhân viên bán hàng trực tiếp với khách tiếp với khách hàng hàng. thông qua mail, thư thương mại, thư tín,.. 4 Cách gọi tên kênh phân Trực tiếp, gián tiếp Trực tiếp, gián tiếp, phối hiện đại và truyền thống. 5 Chiều dài kênh Dài Hiện nay chiều dài kênh được rút ngắn khá nhiều và phát triển mạnh kênh trực tiếp. 3. NHỮNG THÁCH THỨC TRONG ĐÀO TẠO CHUYÊN NGÀNH QUẢN TRỊ BÁN HÀNG • Thách thức đối với mô hình đào tạo nhân lực cho chuyên ngành quản trị bán hàng Hiện nay, chương trình đào đạo của nhiều chuyên ngành theo mô hình sau: Đầu vào Đầu ra: Công nghệ đào tạo Nguồn Kiến thức; Quản lý; cơ sở vật chất; tuyển sinh Kỹ năng; dịch vụ đào tạo; tài cho chuyên chính; Giảng viên Nghiệp vụ; ngành quản Chương trình đào tạo; Phẩm chất trị bán hàng học liệu 81
  3. Với những chuyển biến trong cách thức bán hàng, mô hình đào tạo nhân lực cho ngành bán hàng sẽ đối mặt với sự không tương thích giữa cũ và mới.Bởi lẻ, mô hình đào tạo trên giúp đào tạo nhân lực bán hàng truyền thống. Vậy trong bán hàng hiện đại, liệu mô hình trên có còn tương thích không? Cần phải có những kiểm nghiệm lại mô hình đào tạo này trong bối cảnh mới. • Thách thức đối với chương trình đào tạo cho chuyên ngành Những thay đổi khá nhanh chóng của phương thức bán hàng hiện đại tạo nên thách thức không nhỏ trong việc đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu nhân lực bán hàng cho các doanh nghiệp. Có thể nói bán hàng hiện đại đã khác xưa khá nhiều từ trong cách thức quản lý, cách tiếp cận khách hàng, phương pháp bán hàng. Thực trạng của giáo dục đại học ở Việt Nam đào tạo chưa gắn liền với nhu cầu xã hội và chưa thích ứng tốt với biến đổi của môi trường. Các donah nghiệp mất nhiều thồi gian, chi phí đào tạo lại để có thể sử dụng được. Vì vậy, cử nhân quản trị bán hàng sẽ được trang bị những kiến thức, kỹ năng nào để có thể thích ứng với bán hàng hiện đại. Thiết nghĩ việc xây dựng chương trình đào tạo cần tính đến tính thời sự của ngành và có những học phần hỗ trợ phù hợp trong từng giai đoạn. Cần có những nghiên cứu cụ thể để việc thiết kế chương trình đào tạo cử nhân chuyên ngành quản trị bán hàng mang nhiều giá trị thực tế. Từ đó, giải quyết phần nào việc tạo nhân lực thích ứng đáp ứng nhu cầu xã hội. • Thách thức từ tính pháp lý khi xây dựng chương trình đào tạo Các chương trình đào tạo trong nước hiện nay gặp trở ngại không nhỏ từ chương trình khung của bộ giáo dục và đào tạo. Nghĩa là khi xây dựng chương trình đào tạo phải thỏa điều kiện chương trình khung. Điều này phần nào gây nên giới hạn trong việc thiết kế chương trình đào tạo của cho chuyên ngành. Với thách thức này, khi xây dựng chương trình đào tạo cần có cuộc khảo sát ý kiến của doanh nghiệp có sử dụng nhân lực, đặc biệt là nhân lực bán hàng hiện đại. • Thách thức đối với lực lượng giảng viên, chuyên gia tham gia giảng dạy Đây là chuyên ngành đào tạo khá mới trong khi phương thức bán hàng đã thay đổi khá nhiều so với bán hàng truyền thống. Vậy làm sao có được nguồn nhân lực giảng dạy cho chuyên ngành này. Việc tạo nguồn nhân lực đáp ứng cho nhu cầu đào tạo mới nhưng cũng đầy thách thức này cũng là bài toán phải tìm lời giải để chuyên ngành quản trị bán hàng thật sự khởi sắc và mang dấu ấn riêng của khoa quản trị kinh doanh trường ĐH Tài chính - Marketing. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bài viết của tác giả NCS Châu Đình Linh 2. www.bsdinsight.com 3. www.kh-sdh.edn 82
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2