intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Những thói quen làm giảm độ chuyên nghiệp ở công sở

Chia sẻ: Bi Bo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

59
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

1. Bạn đến muộn Nếu bạn muốn chứng tỏ mình là một nhân vật bất cẩn, vô tổ chức, thiếu tôn trọng người khác và chỉ biết đến bản thân mình, không có gì hiệu quả hơn là xuất hiện muộn tại các cuộc họp và buổi hẹn. Thông điệp của việc bạn khi làm việc theo lịch riêng của mình mà không cần quan tâm tới những người khác là “Tôi không đáng tin cậy”. Vì thế, thay vì đến muộn, hãy đến đúng giờ, hoặc tốt hơn cả là đến sớm vài phút. Như thế sẽ chứng tỏ bạn tôn...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Những thói quen làm giảm độ chuyên nghiệp ở công sở

  1. Những thói quen làm giảm độ chuyên nghiệp ở công sở 1. Bạn đến muộn Nếu bạn muốn chứng tỏ mình là một nhân vật bất cẩn, vô tổ chức, thiếu tôn trọng người khác và chỉ biết đến bản thân mình, không có gì hiệu quả hơn là xuất hiện muộn tại các cuộc họp và buổi hẹn. Thông điệp của việc bạn khi làm việc theo lịch riêng của mình mà không cần quan tâm tới những người khác là “Tôi không đáng tin cậy”. Vì thế, thay vì đến muộn, hãy đến đúng giờ, hoặc tốt hơn cả là đến sớm vài phút. Như thế sẽ chứng tỏ bạn tôn trọng thời gian của mình và cả người khác, và cũng cho thấy bạn biết kiểm soát bản thân theo cách phù hợp. 2. Bạn thiếu phép xã giao Bạn chọn cách ôm lấy đối tác thay vì bắt tay, bạn xem điện thoại trong khi đang họp, và luôn đưa các câu chuyện đùa đi quá xa. Đó là một vài biểu hiện cho thấy bạn thiếu phép xã giao, hoặc có lẽ bạn chưa bao giờ được dạy về lối giao tiếp phù hợp. Cách giao tiếp kém khiến bạn trở nên thiếu kinh nghiệm trong mắt người đối diện, thậm chí là kỳ quặc hoặc thô lỗ. Tệ hơn, phép xã giao không phù hợp làm những người xung quanh bạn cảm thấy khó chịu và trong một số trường hợp, gây ra sự xúc phạm đối với họ. Ở nơi làm việc, điều này có thể dẫn tới những vấn đề nghiêm trọng. Trái với những gì mà nhiều người vẫn tin, cử chỉ và lời nói xã giao phù
  2. hợp không hề đòi hỏi bạn phải trở nên tẻ nhạt, khuôn mẫu hay cứng nhắc. Đó là cách để thể hiện sự tôn trọng và khiến những người xung quanh bạn cảm thấy thoải mái. Bạn càng giao tiếp đúng mực, thì mọi người càng thích sự hiện diện của bạn, và đó là nền móng để xây dựng những mối quan hệ nghề nghiệp bền vững. 3. Bạn thiếu hiểu biết Thật khó để đánh giá cao một ai đó khi họ tỏ ra “l ơ mơ” về những gì đang xảy ra bên ngoài. Cho dù trong các cuộc trò chuyện về nền kinh tế nói chung hay xu hướng của một lĩnh vực nào đó, những người chuyên nghiệp luôn có những thông tin xác thực và cập nhận cho thấy sự hiểu biết sâu rộng. Trong khi đó, những người kém chuyên nghiệp thường chỉ tập trung vào một lĩnh vực nhỏ hẹp mà họ có ảnh hưởng. Điều này khiến họ cảm thấy họ có quyền lực, nhưng rốt cục chỉ khiến họ giống như có đầu óc hẹp hòi và thờ ơ với người khác. 4. Bạn vô tổ chức Bạn có một bàn làm việc bừa bộn và lý luận rằng bạn vẫn có thể tìm được những gì bạn cần và lộn xộn tí cũng chẳng sao. Tuy nhiên, một chiếc bàn làm việc như thế, cộng thêm tủ đựng hồ sơ lòi cả giấy tờ ra ngoài, hay cuốn sổ tay khiến người khác “hoa mắt” có thể khiến người khác hiểu lầm về bạn và năng lực của bạn. Mọi người sẽ nhìn nhận bạn như một người không đáng tin tưởng. Bạn có thể tổ chức hệ thống của mình theo ý bạn muốn, nhưng nếu bạn muốn chứng tỏ mình là người chuyên nghiệp, hãy tạo ra một không gian làm việc ngăn nắp, có trật tự. Cần lưu ý thêm rằng, đây không chỉ là vấn đề hình ảnh, việc sắp xếp có tổ
  3. chức còn giúp bạn nâng cao hiệu quả công việc. Sắp xếp có tổ chức l àm giảm khả năng mất mát tài liệu, không hoàn thành công việc đúng hạn, cũng như mất mát những thông tin quan trọng. Ngoài ra, việc tổ chức tốt còn giúp mang đến khả năng kiểm soát cao hơn, cho phép bạn giữ được sự điềm tĩnh mỗi khi gặp sức ép. 5. Bạn dễ bị cảm xúc chi phối Nếu những cuộc thảo luận khó khăn khiến bạn phải khóc v à sự bất đồng dẫn tới sự bùng nổ cơn giận ở bạn, thì đã đến lúc bạn phải kiềm chế để chứng tỏ mình chuyên nghiệp. Cảm xúc là tự nhiên, nhưng những người chuyên nghiệp biết cách kiểm soát cảm xúc một cách có trách nhiệm ở nơi làm việc. Những người không chuyên nghiệp thì trái lại, họ cho phép cảm xúc bùng phát, khiến họ trở thành những người có cách cư xử đôi khi vô lý và không thể đoán trước. Cảm xúc có thể hủy hoại tầm nhìn của bạn cũng như các quá trình ra quyết định. Mỗi khi cảm xúc trỗi dậy, điều bạn cần l àm là hết sức thận trọng về ngôn từ và hành động của mình. Bạn không cần phải giả vờ là một người máy, nhưng cần biết cách kiểm soát cảm xúc có hiệu quả trong môi trường chuyên nghiệp và tìm cách tạo cho mình một không gian riêng để giải tỏa cảm xúc mỗi khi cần
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2