intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Những thói quen tốt khi viết câu lệnh T-SQL- P1

Chia sẻ: Cong Thanh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

129
lượt xem
35
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo tài liệu 'những thói quen tốt khi viết câu lệnh t-sql- p1', công nghệ thông tin, cơ sở dữ liệu phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Những thói quen tốt khi viết câu lệnh T-SQL- P1

  1. Những thói quen tốt khi viết câu lệnh T-SQL
  2. Hiệu năng ứng dụng phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó có một yếu tố rất quan trọng đó là thời gian để máy chủ SQL xử lý câu lệnh T-SQL. Đôi khi thiết kế cơ sở dữ liệu và các yêu cầu truy vấn phức tạp làm cản trở tốc độ thực thi của các câu lệnh T-SQL. Cách viết code từng câu lệnh T-SQL cũng có thể khiến máy chủ SQL phải làm việc nhiều hơn để xử lý truy vấn. Bài viết sau đây sẽ giới thiệu cho bạn những thói quen tốt nên tập luyện khi viết code T- SQL. Qua đó bạn có thể hiểu làm thế nào để viết các câu truy vấn tối ưu, tận dụng tốt tài nguyên máy chủ SQL và cải thiện hiệu suất. Ghi rõ tên cột trong câu lệnh SELECT SELECT * FROM MyTable; Bạn đã từng viết câu lệnh như trên bao nhiêu lần? Việc sử dụng dấu sao (*) cho cơ sở dữ liệu biết rằng bạn muốn trả về tất cả các cột từ bảng (hoặc các bảng) được khai báo trong mệnh đề FROM. Đây
  3. không phải là một thói quen tốt ngay cả khi bạn muốn tất cả các cột được trả về ứng dụng. Tốt hơn bạn nên ghi rõ tên từng cột trong bảng như sau: SELECT ID, Description, DateModified FROM MyTable; Việc khai báo rõ ràng tên các cột trong câu lệnh SELECT mang lại rất nhiều lợi ích. Thứ nhất, máy chủ SQL sẽ chỉ trả về dữ liệu cần thiết cho ứng dụng chứ không phải là một đống dữ liệu mà trong đó có nhiều thứ ứng dụng của bạn không hề cần đến. Bằng cách chỉ yêu cầu trả về những dữ liệu cần thiết, bạn đã góp phần tối ưu hóa khối lượng công việc máy chủ SQL cần thực hiện để thu thập tất cả các cột của thông tin bạn yêu cầu. Ngoài ra, nhờ không sử dụng dấu sao (*) nên bạn đã giảm thiểu lưu lượng truyền tải qua mạng (số byte) cần thiết để gửi các dữ liệu liên quan đến câu lệnh SELECT tới ứng dụng.
  4. Trong trường hợp bạn dùng dấu sao (*) và có một ai đó thêm cột mới vào bảng, ứng dụng của bạn sẽ bắt đầu tiếp nhận dữ liệu cho cột này mà không thay đổi mã nguồn ứng dụng. Nếu ứng dụng của bạn chờ đợi số lượng cột nhất định được trả về, nó sẽ bị lỗi ngay khi có người bổ sung cột mới vào một trong các bảng tham chiếu. Bằng việc khai báo rõ ràng tên từng cột trong câu lệnh SELECT, ứng dụng sẽ luôn nhận được số lượng cố định các cột trả về, ngay cả khi có người thêm cột mới vào các bảng tham chiếu trong câu lệnh SELECT. Nhờ vậy, bạn đã giúp ứng dụng tránh khỏi những nguy cơ tiềm tàng liên quan đến các thay đổi cơ sở dữ liệu có thể xảy đến với bất kỳ bảng nào bạn tham chiếu tới trong câu lệnh SELECT. Ghi rõ tên cột trong câu lệnh INSERT Cũng giống như trên, bạn nên chỉ rõ tên từng cột bạn muốn chèn dữ liệu vào trong câu lệnh INSERT. Đừng viết câu lệnh INSERT như sau:
  5. INSERT INTO MyTable VALUES ('A','B','C'); Khi bạn viết kiểu này, máy chủ SQL đòi hỏi chỉ đúng ba cột được định nghĩa trong bảng MyTable, và giá trị “A” sẽ được chèn vào cột đầu tiên, “B” vào cột thứ hai, “C” vào cột cuối. Nếu ai đó thêm mới một cột vào bảng MyTable, ứng dụng của bạn sẽ bị lỗi: Msg 213, Level 16, State 1, Line 1 Column name or number of supplied values does not match table definition. (Tên cột hoặc số lượng giá trị không khớp với bảng) Vì thế, thay vì viết câu lệnh INSERT như trên, bạn nên viết như sau: INSERT INTO MyTable(So1, So2, So3) VALUES ('A','B','C'); Bằng cách viết trên, khi ai đó thêm mới một cột tên là “So4” vào bảng MyTable, câu lệnh INSERT vẫn tiếp
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0