intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Những thực phẩm mẹ nên cho con ăn khi bị ốm

Chia sẻ: Vnapharm Vnapharm | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

91
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Khi bé nhà bạn ốm, việc chăm ăn cho bé cũng làm bạn vất vả hơn. Thói quen và khẩu vị của bé thay đổi khi bé không được khỏe (thường là kém hơn). Theo Mary Silva (một chuyên gia dinh dưỡng trẻ em), cách chăm con tốt nhất khi bị bệnh là cung cấp bữa ăn nhỏ, thường xuyên kèm theo khích lệ bé.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Những thực phẩm mẹ nên cho con ăn khi bị ốm

  1. Physiolac sưu tầm Những thực phẩm mẹ nên cho con ăn khi bị ốm Khi bé nhà bạn ốm, việc chăm ăn cho bé cũng làm bạn vất vả hơn. Thói quen và khẩu vị của bé thay đổi khi bé không được khỏe (thường là kém hơn). Theo Mary Silva (một chuyên gia dinh dưỡng trẻ em), cách chăm con tốt nhất khi bị bệnh là cung cấp bữa ăn nhỏ, thường xuyên kèm theo khích lệ bé. Một số thực phẩm sau được coi là hữu ích cho bé khi ốm vì nó có tính chất kháng viêm lại giàu dinh dưỡng: Soup gà Soup gà là món ăn cổ điển tốt cho bé mắc cảm lạnh và viêm họng. Nghiên cứu cho thấy, soup gà có đặc tính kháng viêm, giảm sự di chuyển của bạch cầu trung tính (các tế bào miễn dịch kích thích phát triển chất nhầy). Soup gà mẹ tự làm hoặc thậm chí chỉ là nước dùng cũng có hiệu quả với bé. Nếu con của bạn có cảm giác ngon miệng, hãy thử thêm món soup gà đổ lên bánh mì hoặc mì ống nấu chín. Soup cà chua với sữa Soup cà chua là một món ăn tuyệt vời khi bé yêu đang bị đau họng. Tuy cà chua chứa hàm lượng axit cao (không tốt cho cổ họng) nhưng khi nấu chung với sữa tươi lại khắc phục được điều này. Đơn giản chỉ cần pha loãng soup cà chua với sữa thay vì với nước. 6 mẹo giúp mẹ chăm con bị ốm tốt hơn Trẻ con ở giai đoạn phát triển không tránh khỏi những cơn đau ốm kéo dài. Và các mẹ sẽ rất mệt mỏi nếu phải chăm sóc con 24/7. Sau đây là 6 mẹo nhỏ giúp bạn trở thành bà mẹ tuyệt vời trong mắt bệnh nhân nhỏ của mình. 1. Hãy tập thiền Bạn không cần phải đăng ký một lớp học bài bản. Chỉ cần bạn dành ra 5-10 phút khi thức dậy mỗi sáng, thư gian đầu óc, không suy nghĩ bất kỳ điều gì. Hãy hít thở thật sâu và tập trung vào hơi thở của bạn. Nó sẽ giúp bạn sẽ thấy tinh thần minh mẫn, thoải mái để có thể kiên nhẫn hơn với bé con đang quấy khóc vì đau ốm của mình. 2. Yêu cầu sự giúp đỡ Nếu bạn thấy quá mệt mỏi và không thể duy trì tình trạng trông con ốm một mình, hãy yêu cầu sự giúp đỡ từ bất kể ai: mẹ chồng – mẹ đẻ - chồng bạn. Chỉ cần 30 phút thôi, bạn để con lại cho Physiolac – Sữa công thức cao cấp – Sữa mát dành cho bé. 1
  2. Physiolac sưu tầm mọi người và nghỉ ngơi. Ngay lập tức bạn sẽ thấy khỏe khoắn hơn rất nhiều và có thêm năng lượng để tiếp tục trông con. 3. Lập kế hoạch hàng ngày Với quá nhiều công việc phải làm mà lại có quá ít thời gian, bạn sẽ không biết phải làm từ đâu và bắt đầu như thế nào. Hãy viết tất cả những việc bạn cần làm trong ngày, sắp xếp theo thứ tự ưu tiên trước sau. Kế hoạch này sẽ giúp bạn tránh khỏi sự hỗn loạn, căng thẳng và thiếu kiên nhẫn. 4. Thiết lập thói quen cho con Nếu cuộc sống của bạn có kỷ luật và thói quen thì ắt hẳn con bạn cũng sẽ làm được theo như vậy. Do đó, bạn hãy chắc chắn rằng mình đã thiết lập cho con một thói quen sinh hoạt có quy củ bao gồm: bữa ăn cố định/ thời gian phải đi ngủ/ ngủ trong bao lâu… Điều nãy sẽ giúp trẻ thực hiện trơn tru theo đúng thói quen bạn đề ra, kể cả trong ngày con ốm, bạn vẫn sẽ nhận ra được thói quen mình thiết lập vẫn được thực hiện đầy đủ. Physiolac – Sữa công thức cao cấp – Sữa mát dành cho bé. 2
  3. Physiolac sưu tầm 5. Đếm đến 10 và bắt đầu thực hiện lại Mỗi khi bạn cảm thấy mất bình tĩnh và thiếu kiên nhẫn, chỉ cần dừng lại. Hít thở thật sau và đếm từ 1 đến 10. Sau đó, mới bắt đầu làm những việc còn dang dở. 6. Có thời gian dành riêng cho bản thân Dù có bận rộn và vất vả đến đâu đi chăng nữa bạn cũng nên dành 10-15 phút cho những nhu cầu cá nhân. Sử dụng khoảng thời gian này để có thể làm bất kì điều gì bạn thích nhằm mục đích thư giãn. Đơn giản là bạn ngồi đọc tạp chí, hay thương thức một ly cà phê thơm ngon. Những điều đơn giản này sẽ mang lại trạng thái cân bằng mà bạn cần để có thể kiên nhẫn hơn với con. Vì vậy, hãy làm theo những lời khuyên trên và tận hưởng những điều tuyệt vời của tình mẫu tử. Physiolac – Sữa công thức cao cấp – Sữa mát dành cho bé. 3
  4. Physiolac sưu tầm Nước ép táo ấm Khi bé bị lạnh và đau họng, không có gì giúp giữ ấm con bạn tốt hơn một cốc nước táo để âm ấm (không nóng quá vì làm cổ họng bé thêm đau rát nhưng cũng không được lạnh quá). Thêm vào cốc nước táo một chút tinh dầu quế sẽ khiến bé dễ chịu hơn rất nhanh. Nước chanh tươi Vắt chanh tươi, thêm vào đó một ít đường hay sirô, cho nước ấm và khuấy đều là bạn đã có một cốc nước chanh cho con. Nước chanh ấm phòng tránh mất nước cho cơ thể. Ngoài ra, đồ uống này cũng rất dồi dào vitamin C. Nước cam gừng Nước cam trộn thêm một lát gừng nhỏ vì gừng có tác dụng trung hòa axit có trong cam. "Bật mí" cho mẹ cách chăm con ngày lạnh Khi thời tiết bắt đầu bước vào mùa lạnh, trẻ rất dễ mắc những bệnh truyền nhiễm, đặc biệt là những bệnh về đường hô hấp và da. Chăm sóc trẻ kỹ lưỡng là việc làm cần thiết và quan trọng của cha mẹ. Bảo vệ mũi của bé Ở nước ta, từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, khí hậu thường rất hanh khô và lạnh, các chất nhầy trong mũi bé càng dày lên và khó di chuyển. Chất nhầy chính là “tuyến phòng thủ” đầu tiên giúp bé chống lại sự xâm nhập của vi trùng vào mũi. Do đó, để đường thở của bé được thông thoáng, nên nhỏ vài giọt dung dịch nước muối sinh lý cho trẻ hàng ngày (1 – 2 lần/ ngày). Nếu trẻ bị nghẹt mũi hay chảy nhiều nước mũi, có thể nhỏ 3 – 4 lần/ ngày và hút mũi. Mũi sạch sẽ, thông thoáng sẽ giúp bé bảo vệ cơ thể và giảm nguy cơ mắc bệnh khi mùa lạnh về. Physiolac – Sữa công thức cao cấp – Sữa mát dành cho bé. 4
  5. Physiolac sưu tầm Chăm sóc tai Nhiễm trùng tai thường đi kèm với các nhiễm trùng do virus, vi khuẩn thông thường. Vì thế phải để ý khi bị sổ mũi, ho có bị sốt hay đau tai không. Cha mẹ có thể phát hiện một phần qua dấu hiệu trẻ hay quấy khóc ban đêm, nước mũi của bé đặc quánh hơn bình thường, không muốn ăn hay tai chảy nước. Khi có dấu hiệu nghi ngờ nên cho bé đi khám ngay để phòng ngừa, nếu mắc bệnh còn kịp thời chữa trị. Giữ vệ sinh cho trẻ Trung bình trẻ dưới 5 tuổi thường bị bệnh khoảng 10 lần/ năm và đa số rơi vào mùa lạnh, không thể không kể đến việc giữ vệ sinh cho bé thật tốt. - Thường xuyên rửa tay cho con bằng xà phòng sau khi nghịch, chơi đồ chơi, sau khi đi vệ sinh và trước khi ăn. - Giữ cho trẻ trong môi trường trong lành, không thuốc lá, không khói bụi. Đặc biệt là môi trường ngủ của bé, nếu cho bé ngủ điều hòa hay dùng quạt sưởi thì nên đặt thêm máy làm ẩm không khí hoặc hơi nước ấm dạng sương, giúp bé hít thở không khí trong sạch hơn khi ngủ. Physiolac – Sữa công thức cao cấp – Sữa mát dành cho bé. 5
  6. Physiolac sưu tầm - Giữ ẩm cho bé trong mùa lạnh là việc không thể thiếu. - Điều chỉnh ánh sáng phù hợp cho bé, một chút ánh sáng và không khí trong lành sẽ có lợi cho sức khỏe của bé. Chăm sóc da của bé Mỗi khi thay đổi thời tiết, da thường dễ bị nứt nẻ, khô ráp và dễ bong tróc. Vì vậy, chăm sóc trẻ mùa lạnh không thể coi thường việc chăm sóc da cho trẻ. - Mùa đông lạnh nên tắm cho trẻ từng phần, trong phòng ấm và kín gió. - Nước tắm cho bé phải là nước ấm vừa phải, đảm bảo không quá nóng, không quá lạnh. Quan trọng nhất phải tắm cho bé nhanh, dù là nước ấm cũng không thể ngâm bé quá lâu trong nước. - Không nên lạm dụng các loại xà phòng tắm cho bé. Mùa lạnh, nên dùng một chút muối tinh và chanh tương vắt vào nước ấm để giữ nhiệt, giúp bé tránh cảm lạnh hay sốt. - Nên lau nhẹ nhàng cho bé bằng khăn bông mềm sau khi tắm, không chà xát, kỳ cọ mạnh lên vùng da bị khô nẻ, nhất là nơi đã bị hăm, nứt. - Cắt mòng tay thường xuyên cho bé để ngăn ngừa kích ứng từ việc gãi, xước… Chăm sóc hệ thống miễn dịch Dù có cố gắng giữ cho vi trùng không chạm vào cơ thể bé, bằng cách nào đó chúng vẫn tìm được cách xâm nhập. Vì thế, “chiến tuyến” tiếp theo chính là tăng cường khả năng miễn dịch cho trẻ tốt hơn để chống lại các vi trùng. Tiêm chủng là điều mà các phụ huynh cần làm nhất cho sức khỏe của con em mình. Cho con bú sữa mẹ đến chừng nào có thể, vì trẻ bú sữa mẹ ít bị nhiễm trùng tai và đường hô hấp trên, giảm nguy cơ mắc bệnh hen suyễn và dị ứng. Cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho bé - Phải cho trẻ ăn đủ năng lượng, ăn đủ bữa (5 – 8 bữa/ ngày tùy tuổi) và đủ các chất dinh dưỡng (đa dạng thực phẩm, thay đổi món thường xuyên, không kiêng cữ, ăn cả xác chứ không chỉ uống nước hầm xương, nước luộc…) - Ngoài các chất đạm như thịt, cá, trứng, đậu hũ… chất xơ như rau xanh và trái cây tươi cần tăng cường các loại chất béo như mỡ, dầu mè, dầu đậu nành. Có thể thêm một muỗng mỡ hoặc dầu thực vật vào thức ăn đang nấu của trẻ; hay thay vì luộc, nấu thức ăn, nên chế biến với dầu, mỡ. - Nên cho trẻ ăn lúc thức ăn còn nóng. Lúc này, thức ăn còn giữ nhiều chất dinh dưỡng, tăng nhiệt lượng cho cơ thể, an toàn về vấn đề vệ sinh thực phẩm. Physiolac – Sữa công thức cao cấp – Sữa mát dành cho bé. 6
  7. Physiolac sưu tầm - Bên cạnh đó, thực phẩm để tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ là cá hồi chứa nhiều Omega-3, rau quả chứa nhiều chất chống oxy hóa và vitamin C như đu đủ, súp lơ, dâu tây hay sữa chua. Mùa đông nên tăng cường cho trẻ ăn sữa chua trộn với trái cây đánh nhuyễn và ăn thêm rau. Physiolac – Sữa công thức cao cấp – Sữa mát dành cho bé. 7
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2