intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Những thương hiệu bị... đánh cắp

Chia sẻ: Trang Dai | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:1

276
lượt xem
63
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hiện nay, sản phẩm của nhiều doanh nghiệp buộc phải mang một thương hiệu khác khi muốn thâm nhập vào thị trường nước ngoài. Điều này đã trở thành một vấn đề bức xúc bởi việc phải mang thương hiệu khác cũng có nghĩa doanh nghiệp đã chấp nhận kinh doanh kém hiệu quả. Vấn đề này đang được nhiều tỉnh miền Trung lưu tâm và tìm hướng tháo gỡ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Những thương hiệu bị... đánh cắp

  1. Những thương hiệu bị... đánh cắp Hiện nay, sản phẩm của nhiều doanh nghiệp buộc phải mang một thương hiệu khác khi muốn thâm nhập vào thị trường nước ngoài. Điều này đã trở thành một vấn đề bức xúc bởi việc phải mang thương hiệu khác cũng có nghĩa doanh nghiệp đã chấp nhận kinh doanh kém hiệu quả. Vấn đề này đang được nhiều tỉnh miền Trung lưu tâm và tìm hướng tháo gỡ. Nhãn hiệu nước mắm của một doanh nghiệp ở Nha Trang, Khánh Hoà khi vào thị trường Nhật Bản đã bị thay đổi so với lúc chúng được tiêu thụ trong nước. Sản phẩm đã mang một thương hiệu khác, tên của doanh nghiệp chỉ được in một góc nhỏ trên nhãn hiệu sản phẩm. Tình trạng này với vùng sản xuất thanh long gần 5.000 ha ở Bình Thuận, vùng trồng thanh long lớn nhất nước cũng xảy ra tương tự. Các doanh nghiệp xuất khẩu trực tiếp mặt hàng thanh long sang nhiều nước châu Á cũng rơi vào tình trạng sản phẩm của mình bị mang một thương hiệu khác. Lo ngại hơn, điều này còn kéo theo cả vùng sản xuất không có được tính chủ động, giá cả liên tục bấp bênh vì phụ thuộc vào các công ty phân phối hàng của nước ngoài. Hầu hết các doanh nghiệp nhỏ và vừa vốn chiếm tỷ lệ không nhỏ ở khu vực miền Trung đã không thể làm gì hơn ngoài việc chấp nhận đánh mất thương hiệu, nếu muốn xuất khẩu hàng hoá. Ông Võ Mười, Giám đốc sở thương mại du lịch tỉnh Quảng Ngãi cho rằng, nguyên nhân đánh mất thương hiệu là hậu quả của việc chúng ta chưa có nhiều những thương hiệu mạnh. Điều này có liên quan đến năng lực sản xuất hạn chế, xúc tiến thương mại chưa đủ tầm, chưa có mạng lưới phân phối hàng hoá của riêng doanh nghiệp. Lĩnh vực xuất khẩu ở các tỉnh miền Trung chủ yếu là hàng nông lâm thuỷ sản và không dễ để xây dựng thương hiệu những mặt hàng này khi mà năng lực sản xuất các doanh nghiệp còn hạn chế. Ông Đỗ Như Đính, Thứ trưởng Bộ thương mại, phát biểu: "Thực tế này đã diễn ra từ nhiều năm qua. Cho đến lúc này, vẫn chưa có một giải pháp tháo gỡ nào. Khâu xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu mạnh của doanh nghiệp nhìn chung còn mang tính manh mún, ngay cả đối với những mặt hàng xuất khẩu chủ lực như thuỷ sản, đồ gỗ...". Ông Võ Mười cho biết: "Các địa phương trong năm nay đều đưa ra mức phấn đấu tăng trưởng về kim ngạch xuất khẩu. Tuy nhiên, các chuyên gia kinh tế cho rằng: vấn đề quan trọng không chỉ là ở mức tăng trưởng xuất khẩu mà ở chính các doanh nghiệp có khẳng định được thương hiệu hay không. Bộ thương mại cho biết ngành có thể giúp các doanh nghiệp trong việc xây dựng mạng lưới phân phối hàng hoá, từng bước thâm nhập thị trường nước ngoài, đó cũng là một trong những khâu để xây dựng thương hiệu mạnh".
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2