Tạp chí Khoa học – Số 01 (2013): 65 – 75<br />
<br />
Trường Đại học An Giang<br />
<br />
NHỮNG TÍNH CÁCH LIÊN QUAN ĐẾN Ý HƢỚNG KHỞI NGHIỆP CỦA SINH VIÊN<br />
TRƢỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG<br />
Trương Thị Thanh Tuyền1 và Nguyễn Thành Long2<br />
<br />
ABSTRACT<br />
This quantitative research used a five-factor measurement scale to test the entrepreneurial traits of students,<br />
including perceived need for achievement, self-confidence, innovation, risk-taking, locus of control. Research<br />
sample was drawn from students of three faculties at An Giang University, i.e. Economics and Business<br />
Administration, Education, and Agriculture and Natural Resources. Preliminary assessment has confirmed the<br />
measurement scale for the five traits. Among these five traits, risk-taking and innovation had positive relations<br />
with inclination to start a business. A significant difference in students’ characteristics related to students’<br />
majors and gender was found.<br />
Keywords: entrepreneurship, entrepreneurial traits/ entrepreneurial characteristics<br />
Title: An Giang University student’s entrepreneurial traits and inclination towards business start-up<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Đây là một nghiên cứu định lượng nhằm kiểm định sơ bộ thang đo năm tính cách sáng nghiệp của sinh viên:<br />
mong muốn thành đạt, tự tin, đổi mới, chấp nhận rủi ro và nội thuộc. Sinh viên 3 ngành kinh tế-quản trị kinh<br />
doanh, sư phạm và nông nghiệp ở Trường Đại học An Giang được chọn để lấy mẫu. Kết quả cho thấy bộ<br />
thang đo 5 tính cách được chấp nhận qua đánh giá sơ bộ, trong đó, 2 tính cách chấp nhận rủi ro và đổi mới<br />
quan hệ dương với ý hướng mở doanh nghiệp. Một số khác biệt tính cách theo ngành học và giới cũng được<br />
tìm thấy.<br />
Từ khóa: sáng nghiệp, tính cách hướng nghiệp, đặc trưng sáng nghiệp<br />
<br />
1. GIỚI THIỆU<br />
Sáng nghiệp (entrepreneurship) thường được hiểu là sự thành lập doanh nghiệp mới bởi một cá<br />
nhân. Quá trình này khai sinh các doanh nghiệp vừa và nhỏ - động lực quan trọng trong sự phát triển<br />
của mọi nền kinh tế thị trường (Bulut & Sayin, 2010). Ở cấp độ và phạm vi này, các nhà nghiên cứu<br />
thường dùng cách tiếp cận tâm lý (trait/psychological approach) để xác định các tính cách của cá<br />
nhân có khả năng giải thích và dự báo hoạt động tạo lập doanh nghiệp cũng như cơ hội thành công<br />
trong kinh doanh của cá nhân đó trong tương lai. Có thể kể ra một số tính cách nổi trội như: đổi mới,<br />
chấp nhận rủi ro, tự chủ, tự tin, nội thuộc (Rauch & Frese, 2000)… chúng được gọi chung là các tính<br />
cách sáng nghiệp (entrepreneurial traits). Nhiều nghiên cứu khẳng định rằng doanh nhân không là<br />
bẩm sinh vì năng lực, tính cách doanh nhân là có thể đào tạo được. Do đó, việc giáo dục sáng nghiệp<br />
(entrepreneurial education) được sự quan tâm của rất nhiều quốc gia. Kết quả là, không ít chương<br />
trình đào tạo sáng nghiệp đã được triển khai ở các trường đại học trên thế giới (Bulut & Sayin, 2010;<br />
Gerba, 2012). Việc mô tả, đo lường các tính cách sáng nghiệp của sinh viên bậc đại học được nhiều<br />
nhà nghiên cứu quan tâm vì kết quả mô tả, đo lường được xem là chỉ báo kết quả đào tạo sáng<br />
nghiệp (vd: Ahmadi, Ahmadi, & Shirzade, 2011; Chen, Weng, & Hsu, 2010; Eeden, Louw, &<br />
Venter, 2005). Chủ đề nghiên cứu này ở Việt Nam còn rất ít, nếu không muốn nói là chưa có, do<br />
1<br />
<br />
Khoa Kinh tế - Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học An Giang<br />
ThS. Trung tâm Nghiên cứu Phát Triển Nông thôn, Trường Đại học An Giang<br />
Email: ntlong@agu.edu.vn<br />
2<br />
<br />
65<br />
<br />
Tạp chí Khoa học – Số 01 (2013): 65 – 75<br />
<br />
Trường Đại học An Giang<br />
<br />
vậy, nghiên cứu này có mục đích khám phá các tính cách sáng nghiệp của sinh viên ở Việt Nam, cụ<br />
thể là Trường Đại học An Giang.<br />
2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT – MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU – PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
2.1 Doanh nhân (entrepreneur) và sáng nghiệp (entrepreneurship)<br />
Sáng nghiệp (entrepreneurship) và doanh nhân (entrepreneur) là hai khái niệm trọng tâm trong lý<br />
thuyết kinh tế của Schumpeter (1883-1950). Nhà kinh tế học người Áo này cho rằng, doanh nhân là<br />
người tạo ra sự mất cân bằng của kinh tế học tân cổ điển bằng các đổi mới (qua một thực thể hay<br />
một quá trình) mang tính đột phá, dẫn đến sự tiến hóa của thị trường và của cả nền kinh tế. Để làm<br />
việc này, doanh nhân phải chấp nhận bất định, rủi ro có thể đến từ chính các đổi mới đó (Kwasnicki,<br />
2007). Một cách tổng quát, sáng nghiệp bao hàm thực thể (cá nhân/tổ chức), quá trình mà thực thể<br />
đó triển khai và kết quả tạo mới của chính quá trình đó; ở một nghĩa hẹp, sáng nghiệp là sự khởi tạo<br />
doanh nghiệp của một doanh nhân (Maes, 2003).<br />
2.2 Tính cách sáng nghiệp<br />
Để giải thích, dự báo các hành vi sáng nghiệp (của cá nhân) và phân biệt doanh nhân với người<br />
không là doanh nhân, các nhà nghiên cứu đã dùng 2 tiếp cận: (1) xã hội: tuổi, học vấn, giới, vị trí xã<br />
hội, gia thế và văn hóa; (2) tâm lý: các cá tính, tính cách (traits, personalities) liên quan đến sáng<br />
nghiệp, được biểu hiện bằng nhiều thuật ngữ khác nhau như: entreprenuership characteristics/mood,<br />
entrepreneurial traits/personalities/drive … Trong đó, tiếp cận thứ hai cho rằng, các tính cách tâm lý<br />
đặc thù là động cơ thúc đẩy cá nhân hành động kinh doanh, và cũng là tố chất cần thiết để kinh<br />
doanh thành công (Chen và cs, 2010; Rauch & Frese, 2000). Lược khảo qua một số nghiên cứu tính<br />
cách sáng nghiệp ở sinh viên đại học, có thể thấy các chủ đề được quan tâm là: (1) kiểm định, phát<br />
triển thang đo, (2) đo lường và kiểm định sự khác biệt mức độ tính cách theo ngành học, năm học,<br />
văn hóa quốc gia… (3) kiểm định quan hệ giữa tính cách sáng nghiệp với ý hướng khởi nghiệp<br />
(Ahmadi và cs, 2011; Bulut & Sayin, 2010; Chen, et al., 2010; Eeden và cs, 2005; Fakharzadeh &<br />
Johnson, 2010; Florin, Karri, & Rossiter, 2007; Yusof, Sandhu, & Jain, 2009). Số lượng và một vài<br />
nội hàm tính cách trong các nghiên cứu trước tuy không đồng nhất, nhưng các tính cách sau đây<br />
nhận được sự quan tâm chung và tương đối nhất quán về ý nghĩa:<br />
- Chấp nhận rủi ro (risk-taking): chấp nhận một mức độ rủi ro vừa phải, có tính toán để<br />
vẫn có được cơ hội thành công (dẫn theo Eeden và cs, 2005; Yusof và cs, 2009).<br />
- Mong muốn thành đạt (need for achievement): hành động hướng đến sự cạnh tranh nhằm<br />
đạt được mức độ thành công cao nhất (dẫn theo Yusof và cs, 2009).<br />
- Tự tin (self-confidence): niềm tin vào khả năng của bản thân sẽ đạt được mục tiêu đã đặt<br />
ra (dẫn theo Eeden và cs, 2005; Yusof và cs, 2009).<br />
- Đổi mới (innovation): sẵn sàng vượt ra ngoài những thói quen thông thường để thử<br />
những cách làm mới (dẫn theo Utsch, Rauch, Rothfufs, & Frese, 1999)<br />
- Nội – ngoại thuộc (locus of control): là quan điểm của cá nhân trong xác định yếu tố bên<br />
trong (chủ quan) hay bên ngoài (khách quan) bản thân quyết định thành công và thất bại trong cuộc<br />
đời (dẫn theo Yusof và cs, 2009).<br />
Nhìn chung, kết quả các nghiên cứu định lượng này cho thấy các cấu trúc đo lường được khẳng định<br />
giá trị, có sự khác biệt nhất định trong tính cách theo các biến phân loại và một số tính cách có tác<br />
động dương đến ý hướng làm chủ doanh nghiệp trong tương lai. Trường Đại học An Giang là một<br />
trường đa ngành, đào tạo cử nhân các ngành kinh doanh (kế toán doanh nghiệp, tài chính doanh<br />
nghiệp, tài chính ngân hàng, quản trị kinh doanh, kinh tế quốc tế) và ngoài kinh doanh (vd: sư phạm,<br />
công nghệ môi trường, kỹ thuật nông nghiệp…). Câu hỏi đặt ra ở đây là: (1) các tính cách liên quan<br />
đến khởi nghiệp của sinh viên ở mức độ nào, (2) các tính cách này có tác động ý hướng tạo lập<br />
doanh nghiệp trong tương lai hay không, (3) liệu có sự khác biệt tính cách sáng nghiệp của sinh viên<br />
66<br />
<br />
Tạp chí Khoa học – Số 01 (2013): 65 – 75<br />
<br />
Trường Đại học An Giang<br />
<br />
ngành kinh doanh và ngoài kinh doanh, giữa năm đầu và năm cuối hay không. Trả lời các câu hỏi<br />
trên sẽ góp phần nhận dạng đặc trưng người học kinh doanh cũng như đánh giá sơ bộ hiệu quả giáo<br />
dục sáng nghiệp qua chương trình đào tạo của nhà trường.<br />
Căn cứ các lược khảo trên, nghiên cứu lặp lại này đưa ra mô hình và giả thuyết sau.<br />
2.3 Mô hình và phƣơng pháp nghiên cứu<br />
H1: Chấp nhận rủi ro quan hệ dương với ý hướng khởi nghiệp, hay mức chấp nhận rủi ro càng được<br />
đánh giá cao thì người đó càng mong muốn được khởi nghiệp và ngược lại.<br />
H2: Đổi mới quan hệ dương với ý hướng khởi nghiệp.<br />
H3: Tự tin quan hệ dương với ý hướng khởi nghiệp.<br />
H4: Mong muốn thành đạt quan hệ dương với ý hướng khởi nghiệp.<br />
H5: Nội thuộc quan hệ dương với ý hướng khởi nghiệp.<br />
H6: Sinh viên ngành kinh doanh có các tính cách sáng nghiệp trội hơn sinh viên ngành khác.<br />
H7: Sinh viên năm cuối có tính cách sáng nghiệp cao hơn sinh viên năm đầu.<br />
H8: Có sự khác biệt tính cách sáng nghiệp theo giới và khu vực cư trú<br />
Thang đo năm tính cách và ý hướng khởi nghiệp được thiết kế dựa vào các nghiên cứu trước, chủ<br />
yếu của Yusof và cs (2009) và Eeden và cs (2005) với thang Likert 5. Trong đó, các mục đo được<br />
hiệu chỉnh theo kết quả nghiên cứu sơ bộ để phù hợp với ngữ cảnh.<br />
<br />
Hình 1. Mô hình nghiên cứu<br />
<br />
Mẫu. Sinh viên năm đầu và năm cuối ở các khoa Kinh tế-Quản trị kinh doanh (KD), Sư phạm (SP),<br />
Nông nghiệp và Tài nguyên Thiên nhiên (NN) là tổng thể cho nghiên cứu. Mẫu được lấy thuận tiện<br />
và hạn mức (quota) theo Khoa, giới và năm học sao cho các nhóm là xấp xỉ nhau và số lượng mỗi<br />
nhóm không dưới 30.<br />
Qui trình. Nghiên cứu được tiến hành qua 2 giai đoạn: sơ bộ và chính thức. Nghiên cứu sơ bộ là<br />
định tính, dùng kỹ thuật phỏng vấn bán cấu trúc trực diện 08 sinh viên ở cả 3 ngành để hoàn chỉnh<br />
67<br />
<br />
Tạp chí Khoa học – Số 01 (2013): 65 – 75<br />
<br />
Trường Đại học An Giang<br />
<br />
bản hỏi cho giai đoạn sau. Nghiên cứu chính thức là định lượng, dữ liệu từ bản hỏi được phân tích<br />
để: (1) đánh giá thang đo các tính cách bằng phân tích nhân tố khám phá EFA, (2) kiểm định quan<br />
hệ giữa tính cách và ý hướng khởi nghiệp bằng phân tích tương quan, hồi qui tuyến tính, (3) kiểm<br />
định sự khác biệt tính cách theo ngành học (khoa) và năm học.<br />
3. KẾT QUẢN NGHIÊN CỨU<br />
3.1 Thông tin mẫu<br />
Dữ liệu được thu thập qua bản hỏi trong tháng 4/2013. Qua kiểm tra, có 237 hồi đáp sử dụng được.<br />
Cơ cấu các nhóm nói chung là đạt yêu cầu cho phân tích tiếp sau, ngoại trừ nhóm nam của ngành<br />
kinh doanh có số lượng thấp hơn yêu cầu (Bảng 1).<br />
Bảng 1. Thông tin mẫu<br />
<br />
Ngành học<br />
KD<br />
n<br />
<br />
SP<br />
(%)<br />
<br />
n<br />
<br />
Tổng<br />
<br />
NN<br />
(%)<br />
<br />
n<br />
<br />
(%)<br />
<br />
n<br />
<br />
(%)<br />
<br />
Nam<br />
<br />
19<br />
<br />
24<br />
<br />
31<br />
<br />
39<br />
<br />
46<br />
<br />
60<br />
<br />
96<br />
<br />
41<br />
<br />
Nữ<br />
<br />
61<br />
<br />
76<br />
<br />
49<br />
<br />
61<br />
<br />
31<br />
<br />
40<br />
<br />
141<br />
<br />
59<br />
<br />
Năm đầu<br />
<br />
40<br />
<br />
50<br />
<br />
40<br />
<br />
50<br />
<br />
40<br />
<br />
52<br />
<br />
120<br />
<br />
51<br />
<br />
Năm cuối<br />
<br />
40<br />
<br />
50<br />
<br />
40<br />
<br />
50<br />
<br />
37<br />
<br />
48<br />
<br />
117<br />
<br />
49<br />
<br />
80<br />
<br />
100<br />
<br />
80<br />
<br />
100<br />
<br />
77<br />
<br />
100<br />
<br />
237<br />
<br />
100<br />
<br />
Giới tính<br />
<br />
Năm học<br />
<br />
Tổng<br />
<br />
3.2 Kiểm định thang đo<br />
Năm cấu trúc: tính cách Mong muốn thành đạt (NEE), Tự tin (CON), Đổi mới (INN), Chấp nhận rủi<br />
ro (RIS), Nội thuộc (LOC) và Ý hướng khời nghiệp (INC) được kiểm định qua hai tiêu chí: (1) độ<br />
tin cậy<br />
giá trị hội tụ bằng phân tích nhân tố với phép trích<br />
Principle Component Analysis. Thông thường, thang đo sẽ được chấp nhận với các điều kiện: (1) hệ<br />
mục đo lên nhân tố >0,5. Tuy nhiên, vì đây là nghiên cứu khám phá, thang đo được chấp nhận với<br />
các yêu cầu thấp hơn, cụ thể là: h<br />
phương sai trích > 45%; hệ số tải > 0,5.<br />
<br />
68<br />
<br />
Tạp chí Khoa học – Số 01 (2013): 65 – 75<br />
<br />
Trường Đại học An Giang<br />
<br />
Bảng 2. Kiểm định thang đo NEE, CON, INN, RIS , LOC và INC<br />
NEE<br />
Biến<br />
<br />
CON<br />
HS tải<br />
<br />
INN<br />
HS tải<br />
<br />
Biến<br />
<br />
Biến<br />
<br />
HS tải<br />
<br />
NEE_1<br />
<br />
0,70<br />
<br />
CON_1<br />
<br />
0,57<br />
<br />
INN_1<br />
<br />
0,73<br />
<br />
NEE_4<br />
<br />
0,78<br />
<br />
CON_2<br />
<br />
0,75<br />
<br />
INN_2<br />
<br />
0,61<br />
<br />
NEE_3<br />
<br />
0,69<br />
<br />
CON_3<br />
<br />
0,77<br />
<br />
INN_3<br />
<br />
0,70<br />
<br />
CON_4<br />
<br />
0,71<br />
<br />
INN_4<br />
<br />
0,71<br />
<br />
CON_5<br />
<br />
0,57<br />
<br />
Eigenvalue<br />
<br />
1,57<br />
<br />
2,30<br />
<br />
1,89<br />
<br />
52,48<br />
<br />
45,93<br />
<br />
47,33<br />
<br />
Alpha<br />
<br />
0,55<br />
<br />
0,69<br />
<br />
0,61<br />
<br />
r min<br />
<br />
0,33<br />
<br />
0,36<br />
<br />
0,34<br />
<br />
r max<br />
<br />
0,41<br />
<br />
0,55<br />
<br />
0,44<br />
<br />
P.sai trích (%)<br />
<br />
RIS<br />
Biến<br />
<br />
LOC<br />
HS tải<br />
<br />
Biến<br />
<br />
INC<br />
HS tải<br />
<br />
RIS_1<br />
<br />
0,76<br />
<br />
LOC_1<br />
<br />
0,60<br />
<br />
RIS_2<br />
<br />
0,69<br />
<br />
LOC_2<br />
<br />
0,78<br />
<br />
RIS_3<br />
<br />
0,66<br />
<br />
LOC_3<br />
<br />
0,69<br />
<br />
LOC_4<br />
<br />
0,71<br />
<br />
Eigenvalue<br />
<br />
1,49<br />
<br />
1,93<br />
<br />
49,49<br />
<br />
48,32<br />
<br />
Alpha<br />
<br />
0,49<br />
<br />
0,64<br />
<br />
r min (hs tương quan biến tổng min)<br />
<br />
0,28<br />
<br />
0,34<br />
<br />
r max (hs tương quan biến tổng min)<br />
<br />
0,31<br />
<br />
0,51<br />
<br />
P.sai trích (%)<br />
<br />
Biến<br />
<br />
HS tải<br />
<br />
INC_1<br />
<br />
69<br />
<br />