Kỷ yếu công trình khoa học 2014 – Phần II<br />
<br />
NHỮNG TỔ HỢP TỪ CỐ ĐỊNH BIỂU THỊ HOẠT ĐỘNG NÓI<br />
TRONG TIẾNG VIỆT<br />
Ths. Trần Thị Ngân Giang<br />
Bộ môn Việt Nam học<br />
Tóm tắt: Khảo sát và nghiên cứu THTCĐ biểu thị hoạt động nói năng tương đương<br />
với động từ "nói" trong câu, trong lời nói; chúng tôi thống kê được 70 THTCĐ biểu thị hoạt<br />
động nói trong tiếng Việt trên 400 THTCĐ biểu thị sự nói năng nói chung. Bước đầu xem xét<br />
nghĩa các THTCĐ biểu thị hoạt động nói năng phân loại theo đặc điểm từ vựng, chúng tôi<br />
đưa ra được 6 nét nghĩa tinh tế về nội dung ngữ nghĩa giữa các từ ngữ trong nhóm. Trong đó<br />
có những đơn vị từ vựng một mình nó biểu thị nhiều nghĩa khác nhau; điều này cho thấy từ<br />
ngữ trong tiếng Việt được sử dụng rất đa dạng và phong phú.<br />
Từ khóa: tổ hợp từ cố định, hoạt động nói năng, đơn vị từ vựng biểu thị.<br />
1. Đặt vấn đề<br />
Tổ hợp từ cố định là hiện tượng phổ biến trong tất cả các ngôn ngữ. Nó biểu đạt<br />
những ý nghĩa khác nhau của hoạt động con người. Các tổ hợp từ cố định thể hiện sự<br />
phong phú của ngôn ngữ. Việc nắm bắt được ý nghĩa của tổ hợp từ cố định giúp cho việc<br />
nghiên cứu, học tập ngôn ngữ được dễ dàng, sâu sắc hơn.<br />
Trong giao tiếp bằng ngôn ngữ, người ta dùng lời để truyển đạt ý nghĩ, tư tưởng,<br />
tình cảm của mình. Hành vi giao tiếp bằng ngôn ngữ chủ yếu thể hiện bằng sự nói năng.<br />
Trong tiếng Việt, nhóm từ ngữ liên quan đến hoạt động nói năng có rất nhiều, chỉ riêng<br />
những tổ hợp từ cố định biểu thị sự nói năng thôi cũng đã khá phong phú và đa dạng. Để<br />
chỉ các mặt khác nhau của sự thể hiện lời nói của hành vi nói năng có rất nhiều loại đơn vị<br />
ngôn ngữ để biểu thị; ở đây, chúng tôi sẽ chỉ tập trung vào khảo sát những tổ hợp cố định<br />
biểu thị hoạt động nói năng tương đương với động từ "nói" trong câu, trong lời nói.<br />
Việc khảo sát nghiên cứu này sẽ cung cấp tư liệu và những hiểu biết về hình thức<br />
cấu tạo và nội dung ý nghĩa của một loại đơn vị từ vựng; góp phần vào việc nghiên cứu<br />
những từ biểu thị hoạt động nói năng nói chung và nghĩa biểu đạt của các từ chỉ hoạt động<br />
nói năng trong tiếng Việt nói riêng. Đồng thời góp phần nâng cáo chất lượng dạy và học<br />
tiếng Việt trong nhà trường phổ thông cũng như đại học; bổ sung kiến thức văn hóa dân<br />
tộc cho người nước ngoài học tiếng Việt. Về mặt thực tiễn, kết quả nghiên cứu còn có thể<br />
góp phần bổ sung nguồn từ liệu cho việc nghiên cứu biên soạn từ điển.<br />
2. Những tổ hợp từ cố định biểu thị hoạt động nói năng<br />
2.1. Khái niệm tổ hợp từ cố định<br />
Tổ hợp từ cố định (THTCĐ) hay cụm từ cố định là đơn vị do một số từ hợp lại; tồn<br />
tại một cách biệt lập với tư cách một đơn vị có sẵn như từ. Xét về nhiều phương diện<br />
chúng cũng có thành tố cấu tạo và ngữ nghĩa tương đối ổn định như từ.<br />
Chẳng hạn, đây là những THTCĐ biểu thị hoạt động nói năng:<br />
Bắn tiếng, Lên tiếng, Mở mồm, Ngỏ lời, Thổ lộ can tràng, Ba hoa chích choè, Khua<br />
môi múa mép, Hở môi, Nhả ngọc phun châu...<br />
<br />
Trường Đại học Thăng Long<br />
<br />
261<br />
<br />
Kỷ yếu công trình khoa học 2014 – Phần II<br />
<br />
Sở Khanh lên tiếng rêu rao<br />
Nọ nghe rằng có con nào ở đây<br />
(Nguyễn Du - Truyện Kiều, c.1171)<br />
Chúng tôi coi những cụm từ cố định này là những đơn vị tương đương với từ.<br />
Chúng tương đương với nhau về tư cách của những đơn vị được làm sẵn trong ngôn ngữ;<br />
và tương đương với nhau về chức năng hoạt động, chức năng tham gia tạo câu. Đặc biệt ở<br />
đây là chức năng làm vị ngữ trong câu; mỗi THTCĐ biểu thị hoạt động nói năng tương<br />
đương với động từ "nói" trong câu, trong lời nói.<br />
THTCĐ biểu thị hoạt động nói năng trong tiếng Việt được phân loại như sau:<br />
TỔ HỢP TỪ CỐ ĐỊNH<br />
NGỮ CỐ ĐỊNH<br />
<br />
THÀNH NGỮ<br />
Ví dụ: Thao thao bất tuyệt ,<br />
Ba hoa thiên địa ...<br />
<br />
QUÁN NGỮ<br />
Ví dụ: hé răng,<br />
mở miệng...<br />
2.2. Tập hợp những tổ hợp từ cố định biểu thị hoạt động nói năng<br />
Bài viết này chúng tôi chỉ quan tâm đến những tổ hợp từ cố định biểu thị hoạt động<br />
nói năng, hạn chế trong phạm vi những tổ hợp từ cố định đồng nghĩa hoặc gần nghĩa với<br />
động từ "nói". Sau khi đã gạt ra ngoài những THTCĐ biểu thị sự nói năng, cách nói năng,<br />
và liên quan đến sự nói năng, liên quan đến hoạt động nói năng nói chung, chúng tôi đã<br />
thống kê được, và lập thành một nhóm các THTCĐ biểu thị hoạt động nói năng như sau:<br />
1.<br />
<br />
Ấp a ấp úng<br />
<br />
36.<br />
<br />
Lên tiếng<br />
<br />
2.<br />
<br />
Bô lô ba la<br />
<br />
37.<br />
<br />
Mồm loa mép giải<br />
<br />
3.<br />
<br />
Bày tỏ<br />
<br />
38.<br />
<br />
Mồm năm miệng mười<br />
<br />
4.<br />
<br />
Bắn tin<br />
<br />
39.<br />
<br />
Mở mồm<br />
<br />
5.<br />
<br />
Bắn tiếng<br />
<br />
40.<br />
<br />
Mở miệng<br />
<br />
6.<br />
<br />
Bắt chuyện<br />
<br />
41.<br />
<br />
Múa mép khua môi<br />
<br />
7.<br />
<br />
Ba hoa chích choè<br />
<br />
42.<br />
<br />
Nói chuyện<br />
<br />
8.<br />
<br />
Ba hoa thiên địa<br />
<br />
43.<br />
<br />
Ngỏ lời<br />
<br />
9.<br />
<br />
Ba hoa thiên tướng<br />
<br />
44.<br />
<br />
Nhả ngọc phun châu<br />
<br />
10.<br />
<br />
Ba hoa xích đế<br />
<br />
45.<br />
<br />
Nhắn đôi lời<br />
<br />
Trường Đại học Thăng Long<br />
<br />
262<br />
<br />
Kỷ yếu công trình khoa học 2014 – Phần II<br />
<br />
11.<br />
<br />
Bộc bạch nỗi niềm<br />
<br />
46.<br />
<br />
Nhắn gửi<br />
<br />
12.<br />
<br />
Bộc bạch tâm sự<br />
<br />
47.<br />
<br />
Nhắn một lời<br />
<br />
13.<br />
<br />
Bộc lộ nỗi niềm<br />
<br />
48.<br />
<br />
Nhắn nhủ<br />
<br />
14.<br />
<br />
Bộc tuệch bộc toạc<br />
<br />
49.<br />
<br />
Nhai đi nhai lại<br />
<br />
15.<br />
<br />
Chyện trò<br />
<br />
50.<br />
<br />
Nhiều lời<br />
<br />
16.<br />
<br />
Con cà con kê<br />
<br />
51.<br />
<br />
Oang oang lỗ miệng<br />
<br />
17.<br />
<br />
Dài dòng văn tự<br />
<br />
52.<br />
<br />
Oang oang như lệnh vỡ<br />
<br />
18.<br />
<br />
Dốc bầu tâm sự<br />
<br />
53.<br />
<br />
Tào lao thiên đế<br />
<br />
19.<br />
<br />
Đưa tin<br />
<br />
54.<br />
<br />
Thơn thớt đầu lưỡi<br />
<br />
20.<br />
<br />
Giãi bày<br />
<br />
55.<br />
<br />
Thơn thớt cái miệng<br />
<br />
21.<br />
<br />
Giãi tỏ<br />
<br />
56.<br />
<br />
Thưa chuyện<br />
<br />
22.<br />
<br />
Hầu chuyện<br />
<br />
57.<br />
<br />
Thưa thốt<br />
<br />
23.<br />
<br />
Hé môi<br />
<br />
58.<br />
<br />
Thổ lộ<br />
<br />
24.<br />
<br />
Hé răng<br />
<br />
59.<br />
<br />
Thổ lộ can tràng<br />
<br />
25.<br />
<br />
Hở môi<br />
<br />
60.<br />
<br />
Thổ lộ nỗi lòng<br />
<br />
26.<br />
<br />
Khua môi múa mỏ<br />
<br />
61.<br />
<br />
Thao thao bất tuyệt<br />
<br />
27.<br />
<br />
Khua môi múa mép<br />
<br />
62.<br />
<br />
Tiếp chuyện<br />
<br />
28.<br />
<br />
Kể lể nỗi niềm<br />
<br />
63.<br />
<br />
Tràng giang đại hải<br />
<br />
29.<br />
<br />
Kể lể ngọn ngành<br />
<br />
64.<br />
<br />
Trao đi đổi lại<br />
<br />
30.<br />
<br />
Kể lể nguồn cơn<br />
<br />
65.<br />
<br />
Trao qua đổi lại<br />
<br />
31.<br />
<br />
Kể nhặt kể khoan<br />
<br />
66.<br />
<br />
Trút bầu tâm sự<br />
<br />
32.<br />
<br />
Lắm lời<br />
<br />
67.<br />
<br />
Trò chuyện<br />
<br />
33.<br />
<br />
Lắm mồm<br />
<br />
68.<br />
<br />
Uốn ba tấc lưỡi<br />
<br />
34.<br />
<br />
Lắm miệng<br />
<br />
69.<br />
<br />
Xoen xoét cái mồm<br />
<br />
35.<br />
<br />
Lắp ba lắp bắp<br />
<br />
70.<br />
<br />
Xuất khẩu thành chương<br />
<br />
Trên đây là 70 THTCĐ biểu thị hoạt động nói năng đã thống kê được trong tổng số<br />
400 tổ hợp từ cố định biểu thị sự nói năng nói chung mà chúng tôi đã thu thập được từ các<br />
sách, từ điển.<br />
<br />
Trường Đại học Thăng Long<br />
<br />
263<br />
<br />
Kỷ yếu công trình khoa học 2014 – Phần II<br />
<br />
2.3. Đặc điểm cấu tạo của những đơn vị tổ hợp cố định biểu thị hoạt động nói năng<br />
trong tiếng Việt<br />
Để có thể nhận diện 70 THCĐ trên, chúng tôi bước đầu nhận xét về đặc điểm cấu<br />
tạo của chúng. Nhìn chung có hai đặc điểm về cấu tạo cần phân biệt.<br />
1. Những đơn vị tổ hợp cần phải ghi chú điều kiện kèm theo (ngữ cảnh) để xác<br />
định chúng là đơn vị biểu thị hoạt động ngôn ngữ:<br />
Tổ hợp từ cố định<br />
<br />
Với điều kiện<br />
<br />
1<br />
<br />
Bắn tin<br />
<br />
(bằng miệng)<br />
<br />
2<br />
<br />
Dài dòng văn tự<br />
<br />
(bằng lời nói)<br />
<br />
3<br />
<br />
Đưa tin<br />
<br />
(bằng miệng)<br />
<br />
4<br />
<br />
Hé môi<br />
<br />
(để nói)<br />
<br />
5<br />
<br />
Hé răng<br />
<br />
(để nói ra điều gì)<br />
<br />
6<br />
<br />
Hở môi<br />
<br />
(để nói)<br />
<br />
7<br />
<br />
Mở mồm<br />
<br />
(để nói)<br />
<br />
8<br />
<br />
Mở miệng<br />
<br />
(để nói)<br />
<br />
9<br />
<br />
Nhai đi nhai lại<br />
<br />
(một câu nói, lời nói)<br />
<br />
2. Những đơn vị vẫn còn có thể sử dụng như những tổ hợp phó từ, tức là còn đi<br />
kèm với động từ "nói" như (nói) ấp a ấp úng, (nói) lắp ba lắp bắp, (nói) oang oang như<br />
lệnh vỡ, (nói) con cà con kê, (nói) tràng dang đại hải, (nói) thao thao bất tuyệt,... chứ<br />
chưa được coi là những tổ hợp hoàn toàn độc lập không cần có động từ "nói" kèm theo<br />
như trút bầu tâm sự, kể lể ngọn ngành, kể lể nỗi niềm, mồm loa mép dải, múa mép khua<br />
môi,....<br />
3. Phân tích bình diện nội dung của những đơn vị tổ hợp cố định biểu thị hoạt<br />
động nói năng trong tiếng Việt<br />
Những đơn vị THTCĐ biểu thị hoạt động nói năng trong tiếng Việt rất đa dạng về<br />
cấu tạo. Chìa khoá để giải thích ngữ nghĩa của từ ngữ trong nhóm những THTCĐ biểu thị<br />
hoạt động nói năng đã thống kê ở trên là xem xét chúng trong cơ chế giao tiếp ngôn ngữ<br />
(bằng lời). Tiếp cận cơ cấu của nghĩa của những đơn vị tổ hợp cố định này đã giúp chúng<br />
tôi tìm ra được nhưng nét khu biệt tinh tế về nội dung ngữ nghĩa giữa các từ ngữ trong<br />
nhóm.<br />
Chúng tôi tạm thời đưa ra được những loại nội dung chính như sau:<br />
<br />
Trường Đại học Thăng Long<br />
<br />
264<br />
<br />
Kỷ yếu công trình khoa học 2014 – Phần II<br />
<br />
3.1. THTCĐ biểu thị hoạt động nói năng liên quan đến cách thức mở đầu của<br />
hành vi nói năng.<br />
1.<br />
<br />
Hé môi<br />
<br />
4.<br />
<br />
Mở mồm<br />
<br />
2.<br />
<br />
Hé răng<br />
<br />
5.<br />
<br />
Mở miệng<br />
<br />
3.<br />
<br />
Hở môi<br />
<br />
6.<br />
<br />
Uốn ba tấc lưỡi<br />
<br />
THTCĐ biểu thị hoạt động nói năng liên quan đến cách thức mở đầu của hành vi<br />
nói năng có 6 đơn vị từ vựng. Chúng chiếm 8,57% trong tổng số các đơn vị THTCĐ biểu<br />
thị hoạt động nói năng.<br />
3.2. THTCĐ biểu thị hoạt động nói năng thiên về miêu tả đặc điểm lời nói:<br />
a) Miêu tả cường độ âm thanh của lời nói<br />
1.<br />
<br />
Mồm loa mép giải<br />
<br />
2.<br />
<br />
Oang oang lỗ miệng<br />
<br />
3.<br />
<br />
Oang oang như lệnh vỡ<br />
<br />
b) Miêu tả tốc độ âm thanh của lời nói<br />
4.<br />
<br />
Thao thao bất tuyệt<br />
<br />
5.<br />
<br />
Xoen xoét cái mồm<br />
<br />
c) Miêu tả về mặt phong cách biểu cảm của lời nói<br />
6.<br />
<br />
Nhả ngọc phun châu<br />
<br />
7.<br />
<br />
Thổ lộ can tràng<br />
<br />
8.<br />
<br />
Thổ lộ nỗi lòng<br />
<br />
9.<br />
<br />
Thao thao bất tuyệt<br />
<br />
10.<br />
<br />
Tràng giang đại hải<br />
<br />
d) Miêu tả các tính chất, trạng thái nói (cởi mở, minh bạch, thông suốt, cụt lủn,<br />
kéo dài, rề rà, dè dặt, lúng túng,...)<br />
11.<br />
<br />
Ấp a ấp úng<br />
<br />
17.<br />
<br />
Lắp ba lắp bắp<br />
<br />
12.<br />
<br />
Bô lô ba la<br />
<br />
18.<br />
<br />
Mồm loa mép giải<br />
<br />
13.<br />
<br />
Bộc tuệch bộc toạc<br />
<br />
19.<br />
<br />
Mồm năm miệng mười<br />
<br />
14.<br />
<br />
Con cà con kê<br />
<br />
20.<br />
<br />
Múa mép khua môi<br />
<br />
Trường Đại học Thăng Long<br />
<br />
265<br />
<br />