intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Những trở ngại trong việc học tiếng Anh đối với học sinh vùng sâu vùng xa

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

43
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu này được thực hiện nhằm mục đích xác định việc học tiếng Anh của học sinh vùng sâu vùng xa còn nhiều hạn chế dưới các tác động bao gồm yếu tố chủ quan và khách quan đến từ: Bản thân học sinh, người giảng dạy và chương trình học.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Những trở ngại trong việc học tiếng Anh đối với học sinh vùng sâu vùng xa

  1. NHỮNG TRỞ NGẠI TRONG VIỆC HỌC TIẾNG ANH ĐỐI VỚI HỌC SINH VÙNG SÂU VÙNG XA Nguyễn Ngọc Dung, Nguyễn Thảo Quyên, Hoàng Hồng Thư Viện Đào tạo Quốc tế, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: ThS. Nguyễn Trần Nhật Vũ, ThS. Nguyễn Vũ Thanh Phương TÓM TẮT Nghiên cứu này được thực hiện nhằm mục đích xác định việc học tiếng Anh của học sinh vùng sâu vùng xa còn nhiều hạn chế ưới các tác động bao gồm yếu tố chủ quan và khách quan đến từ: bản thân học sinh, người giảng dạy và chương trình học. Chúng tôi sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng để tìm ra nguyên nhân chính xác và cụ thể đã và đ ng gây cản trở việc học tiếng Anh của học sinh. Dữ liệu được thu thập từ 160 ý kiến của học sinh trường THCS-THPT Mỹ Bình, huyện Đức Huệ, tỉnh Long An. Kết quả nghiên cứu cho thấy, yếu tố bản thân học sinh, người giảng dạy, chương trình học có ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến hiệu quả việc học tiếng Anh của các bạn học sinh. Từ kết quả nghiên cứu trên, nhóm nghiên cứu đã kiến nghị một số giải pháp thiết yếu và kịp thời nhằm tạo đ ều kiện cho học sinh có môi trường học Tiếng Anh tốt hơn Từ khóa: học sinh vùng sâu vùng xa, học tiếng Anh, trở ngại, phương pháp, biện pháp. 1 GIỚI THIỆU Theo khảo sát của 160 em học sinh ở Trường THCS & THPT Mỹ Bình ở Long An. Đ phần, 68,1% học sinh đều hiểu được tầm quan trọng của việc học tiếng Anh vì các em hiểu được rằng Tiếng Anh là ngôn ngữ được sử dụng rộng rãi nhất, với kiến thức và kỹ năng tốt, có thể tiếp cận những nguồn tri thức từ khắp thế giới và mở ra cho các em nhiều cơ hội việc làm cũng như cơ hội hội nhập quốc tế. Hình 1. Đánh giá mức độ quan trọng của việc học tiếng Anh 1251
  2. Khi khảo sát, chúng tôi hỏi các em học sinh: “V ệc học tiếng Anh đối với bạn có quan trọng không?” Trong đó, 68,1% trong số các em tin rằng tiếng Anh quan trọng; 17,5% cho rằng bình thường và chỉ có 14,4% nghĩ rằng tiếng Anh không có gì quan trọng. Hình 2. Đánh giá mức độ khó hăn trong việc học tiếng Anh Mặc dù đã được nhà nước hỗ trợ các chính sách giáo dục, nguồn nhân lực và phương pháp giảng dạy song song nhưng việc tiếp cận tiếng Anh của các em học sinh ở vùng sâu vùng xa vẫn còn rất nhiều hạn chế. Đ ều này khiến hơn 82,7% học sinh cho rằng đâ là môn học khó, không cần thiết và đ ều này cũng làm hạn chế sự lựa chọn khối chuyên ngành có môn tiếng Anh như khối D hay A1. Bài nghiên cứu khoa học này sẽ làm rõ và đư ra biện pháp thích hợp cho vấn đề này. Nhằm xác định tinh cấp thiết của vấn này để đư vào nghiên cứu, chúng tôi đã hỏi các học sinh rằng “Bạn có cảm thấy khó hăn khi học tiếng Anh?” thì chỉ có 17,3% nghĩ rằng không khó, và 82,7% trong số đó đều cho rằng họ gặp trở ngại rất lớn trong việc học tiếng Anh. 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Khảo sát được thực hiện thông qua việc trả lời bảng câu hỏi và dữ liệu được tổng hợp dựa trên phiếu trả lời thu thập tại hiện trường. Đối tượng khảo sát là 160 em học sinh (chiếm tỉ lệ 20% tổng số học sinh đ ng theo học) được lựa chọn ngẫu nhiên trong các khối lớp của Trường THCS & THPT Mỹ Bình thuộc tỉnh Long An. Bảng câu hỏi bao gồm 5 câu hỏi được chia thành 2 mục: Thái độ đối với việc học tiếng Anh (gồm câu hỏi 1 và 2 trong bảng câu hỏi) và những yếu tố gây khó hăn cho việc học tiếng Anh (gồm câu hỏi 3, 4 vả 5 trong bảng câu hỏi). Thời gian thực hiện khảo sát là vào ngày 10/03/2021. Nhóm nghiên cứu áp dụng biểu đồ để phân tích và so sánh dữ liệu nhằm đánh giá tỉ lệ giữa các nhân tố và đư ra kết luận. 3 NGUYÊN NHÂN KHIẾN VIỆC HỌC TIẾNG ANH GẶP KHÓ KHĂN 3.1 Những khó khăn từ phía học sinh 3.1.1 Môi trường học tập, điều kiện học tập và điều kiện kinh tế Ở khu vực thành thị, yếu tố “Hội nhập Quốc tế” thể hiện rõ rệt trong cuộc sống thường nhật và công việc. Người dân nhận thức rõ hơn về tính cấp thiết của tiếng Anh nên họ thường đầu tư và gửi con em vào trung tâm ngoại ngữ ngay từ rất sớm để có cơ hội tiếp xúc với 1252
  3. tiếng Anh. Tuy nhiên, ở các vùng nông thôn, tiếng Anh không phải là ũ khí lợi hại để phát triển sự nghiệp vì nhiều ngành nghề sản xuất nông nghiệp như trồng lúa, hoa màu, chăn nuôi… không liên quan nhiều tới tiếng Anh. Chính vì thế, các trung tâm ngoại ngữ ở vùng nông thôn cũng trở nên cực kỳ hiếm hoi và thậm chí không có một trung tâm nào được mở ra để hỗ trợ việc học tiếng Anh cho học sinh. Thêm vào đó, các em học sinh ít có cơ hội sử dụng tiếng Anh ngoài thực tế. Các bậc cha mẹ có thể hỗ trợ các con ở các môn toán, ăn nhưng không có kiến thức về tiếng Anh nên không thể hoặc gặp rất nhiều khó hăn giúp con em trong việc học môn này. Đ ều này thể hiện qua khảo sát của chúng tôi tại địa phương này. Hình 3. Sự phân bổ các trung tâm tiếng Anh tại địa phương Khi khảo sát, chúng tôi đặt câu hỏi “Tại địa phương có trung tâm hay lớp học thêm tiếng Anh nào không?” thì chỉ có 44% trả lời là có và số còn lại hơn 56% đều trả lời là không. 3.1.2 Sự lựa chọn môn học để thi tốt nghiệp và tham gia kỳ thi THPT Quốc gia Quy chế thi tốt nghiệp THPT Quốc gia gồm có 9 môn thi và chia tổ hợp môn để xét tuyển Đại học nếu các em học sinh không chọn tổ hợp môn có tiếng Anh như D01 (Toán, Văn, Anh), A01 (Toán, Lý, Anh) hay A07 (Toán, Hóa, Anh) thì kết quả thi tiếng Anh chỉ cần không bị đ ểm liệt ưới 1 đ ểm) là có thể qua môn. Do đó, các bạn học sinh yên tâm bỏ qua môn Tiếng Anh để có đủ thời gian tập trung cho tổ hợp thi mong muốn. Như vậy các bạn chỉ cần dành từ khoảng 8 tiếng/tuần để hoàn thành các bài tập và bài kiểm tra bắt buộc trên lớp. Hình 4. Sự phân bổ thời gian cho việc học tiếng Anh 1253
  4. Khi được hỏi “Một tuần bạn dành bao nhiêu thời gian học tiếng Anh?” thì phần lớn (76,3%) cho biết dành ít hơn 8 tiếng cho môn học này. Bên cạnh đó, có 12,5% dành được khoảng thời gian 8 tiếng trong tuần. Tuy nhiên, chỉ có 11,3% dành nhiều hơn 8 tiếng cho môn ngoại ngữ này. 3.2 Khó khăn từ phía giáo viên Việc thiếu tài liệu học tập cũng gây ra rất nhiều khó hăn và trở ngại trong việc học tiếng Anh. Nó không chỉ gây ra trở ngại cho học sinh mà còn gây nhiều trở ngại cho các thầy cô giáo. Trong cuộc nghiên cứu, chúng tôi cũng thực hiện khảo sát vấn đề này. Chúng tôi hỏi các em học sinh và giáo viên trong trường “Thầy/cô/em nghĩ thế nào về nguồn tài liệu học tiếng Anh? Theo khảo sát cho thấy, 46,9% các em học sinh và giáo viên chủ yếu dựa vào sách giáo khoa để học và giảng dạy. Giáo viên chỉ theo những giáo trình mà bộ giáo dục ban hành cho học sinh về môn ngoại ngữ. Thường thì giáo viên không mở rộng hay bổ sung thêm kiến thức bên ngoài hay giới thiệu cho học sinh học thêm trên các trang web, cũng thường không cung cấp thêm tài liệu hay sách để các em có thể nâng cao kiến thức cho mình. Hình 5. Các nguồn tài liệu học tiếng Anh Ngoài ra, việc học sinh thờ ơ, không tập trung và xem tiếng Anh là môn học không quan trọng cũng khiến giáo viên trở nên không nhiệt huyết và không có động lực khi thực hiện công tác giảng dạy của mình. 3.3 Chương trình giảng dạy Nhìn chung hệ thống chương trình giáo dục và phương pháp dạy học chư thật sự thiết thực; nội dung chương trình sách giáo khoa quá tải cùng với những mạch kiến thức lớn; kiến thức cơ bản của tất cả môn học ở bậc phổ thông, nhất là một số môn truyền thống của Việt Nam có thế mạnh, có chất lượng và hiệu quả được chứng tỏ qua các kỳ đánh giá quốc gia và quốc tế) đều được kế thừa, chỉ bớt đ kiến thức quá chuyên sâu, chư hoặc không phù hợp với yêu cầu học vấn phổ thông và tâm sinh lý lứa tuổi, không phục vụ nhiều cho việc phát triển phẩm chất và năng lực. Và đặc biệt là không có nhiều thời gian để tập trung vào học ngôn ngữ. 1254
  5. 4 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP Theo Wikipedia thì có gần 400 triệu người trên thế giới đ ng sử dụng tiếng Anh là tiếng mẹ đẻ; hơn 1 tỷ người sử dụng tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai. Đối với học sinh ở Việt Nam thì tiếng Anh không chỉ là một ngôn ngữ, mà còn là một hành trang giúp mở ra nhiều cơ hội trong cuộc sống. Làm thế nào để có thể giúp học sinh vùng sâu vùng xa học Tiếng Anh tốt hơn Từ những thông tin phân tích và ư liệu thu thập được. Nhóm nghiên cứu đề xuất 3 hướng giải pháp: 4.1 Về phía học sinh Làm thế nào để học sinh hiểu được tầm quan trọng của vấn đề nêu trên. Muốn giải quyết dứt đ ểm, phải trị từ “gốc”, gốc chính là các bạn học sinh. Bên cạnh đó, vai trò của các bậc phụ huynh cũng không kém phần quan trọng. Các bậc cha mẹ phải là những người định hướng cho con thay đổi tư duy học tiếng Anh và đầu tư thời gian cũng như chất xám nhiều hơn vào môn học này. Quan trọng nhất vẫn là ở sự cố gắng của các bạn học sinh. Nếu tại địa phương không có các trung tâm tiếng Anh, học sinh có thể tự học ở nhà bằng việc xem các bộ phim bằng tiếng Anh, có hoặc không có phụ đề. Mục đích chinh là phải dành nhiều thời gian hơn đề tiếp xúc với tiếng Anh. Bên cạnh đó, học sinh có thể luyện nghe bằng việc nghe nhạc tiếng Anh, nghe các ăng, đĩ tiếng Anh của giáo trình học… Đ ểm mấu chốt của việc học ngôn ngữ là: phát âm và nghe. Nếu các em phát âm tiếng Anh chuẩn, khả năng nói của các em cũng từ đó được cải thiện tốt hơn nhiều; khi kỹ năng nói tốt hơn sẽ giúp giao tiếp tự tin hơn và thành công hơn. 4.2 Về phía giáo viên Nhà nước nên có những chính sách có lợi cho những giáo viên công tác ở các vùng sâu xa để khiến khích các giáo viên có nhiều chuyên môn, kinh nghiệm về dạy tiếng Anh. Thay đổi một phần trong chương trình học tại lớp, thiết kế lại bài giảng, sau giờ học chính thức thì môt tuần nên có khoảng hai buổi học riêng về kỹ năng nói, phát âm, hướng dẫn các em học sinh luyện nghe, luyện viết, luyện đọc. Bện cạnh đó, cần đánh giá lại chất lượng đề kiểm tra, đề thi về ngữ âm, ngữ pháp, từ vựng, chủ đ ểm, chủ đề có trong chương trình học có đ ng trọng tâm và việc đư nó vào bài tập trắc nghiệm, tự luận có phù hợp với năng lực học của các em hay chư . 4.3 Chương trình giảng dạy và học tập Kaizen là một phương pháp bắt nguồn từ Nhật Bản. Được tạo ra bởi Masaaki Imai. Kaizen là công cụ hoàn hảo để bắt đầu học một thứ gì đó chẳng hạn như học ngôn ngữ. Phương pháp này sẽ chia các bạn học sinh chia ra thành những phần nhỏ, đ vào giải quyết từng phần và làm một cách liên tục có sự kết nối với nhau mà không bị ngắt quãng. Việc áp dụng Kaizen rất đơn giản với việc mỗi ngày đặt một câu hỏi và trả lời câu hỏi đó để kích thích sự sáng tạo của não nhưng đồng thời hãy chia các câu hỏi ra nhỏ hơn và phải đơn giản hóa vấn đề để có thể dễ dàng giải quyết nó. Tiếp đến bạn cần lên cho mình một kế hoạch thật chi tiết về thời gian học và nên kiểm tra lại từng tuần, xem trình độ của bản thân đạt đến đâ Và đặc biệt hãy hành động ngay khi đặt ra vấn đề để giải quyết nó. Việc duy trì phương 1255
  6. pháp này sẽ giúp các em hình thành những thói quen tốt và tích cực, giúp bộ não hoạt động hiệu quả và có thể tiếp thu kiến thức một cách dễ dàng. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Homeclass, “ 4 trở ngại lớn nhất của việc học tiếng nh”, 23/11/2016. [2] Ngoại ngữ - Tin học, “Những trở ngại khiến bạn gặp khó hăn khi học ngoại ngữ”. [3] Ktvntd.Edu.vn, “Trở ngại trong việc học tiếng Anh cho người đ làm, 12/03/2015. [4] Yonah Education, “Giật mình trước sự phân hóa trình độ tiếng Anh của học sinh giữa các vùng miền”, 09/09/2020. [5] YOLA, “Những hạn chế khi học tiếng anh người lớn và cách khắc phục”, 10/08/2019. [6] Quantrimang, “Phương pháp Kaizen: Triết lý chống lãng phí và quản lý công việc của người Nhật”, 16/04/2020. 1256
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0