intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Những vấn đề cần quan tâm trong chăn nuôi bò thịt

Chia sẻ: Kha Tu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

411
lượt xem
161
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong những năm qua, tỉnh ta đã có nhiều chủ trương chính sách để phát triển đàn bò nói chung và chăn nuôi bò thịt nói riêng, năm 2007 ước tính tổng đàn bò của tỉnh là 455.304 con, mục tiêu phấn đấu đến năm 2010 đàn bò của tỉnh đạt 663.700 con. Như vậy có thể khẳng định việc phát triển chăn nuôi bò đang là vấn đề đang được Nhà nước rất quan tâm chú trọng, đặc biệt là đối với người chăn nuôi bò thịt vì nó đang là một nghề cho lợi ích kinh tế cao....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Những vấn đề cần quan tâm trong chăn nuôi bò thịt

  1. Những vấn đề cần quan tâm trong chăn nuôi bò thịt Trong những năm qua, tỉnh ta đã có nhiều chủ trương chính sách để phát triển đàn bò nói chung và chăn nuôi bò thịt nói riêng, năm 2007 ước tính tổng đàn bò của tỉnh là 455.304 con, mục tiêu phấn đấu đến năm 2010 đàn bò của tỉnh đạt 663.700 con. Như vậy có thể khẳng định việc phát triển chăn nuôi bò đang là vấn đề đang được Nhà nước rất quan tâm chú trọng, đặc biệt là đối với người chăn nuôi bò thịt vì nó đang là một nghề cho lợi ích kinh tế cao. Tuy nhiên để đạt được mục đích đó người chăn nuôi cần phải nắm vững những kiến thức cơ bản về chăn nuôi như kỹ thuật nuôi dưỡng, chăm sóc và công tác vệ sinh phòng bệnh, từ đó mới đề ra được kế hoạch, phương thức chăn nuôi bò thịt phù hợp với hộ gia đình hoặc trang trại. Cụ thể cần quan tâm, lưu ý một số vấn đề sau: - Chuồng trại: Mục tiêu là để thuận lợi cho công tác nuôi dưỡng, quản lý đàn bò. Xây dựng chuồng nuôi bò thịt phụ thuộc vào qui mô chăn nuôi hộ gia đình hay trang trại, phương thức chăn nuôi là nuôi thả hay nuôi nhốt, .. nhưng chú ý phải được xây dựng ở những nơi cao ráo, sạch sẽ, thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông. Hướng chuồng xây theo hướng Nam hoặc Đông Nam, diện tích chuồng nuôi bình quân 3-5 m2/ con. Tuỳ theo qui mô mà chuồng có thể xây dựng 1 dãy hoặc 2 dãy. Nền chuồng phải làm chắc, không láng trơn, có độ dốc 2-3% về phía rãnh thoát. Cần trang bị máng ăn, máng uống dọc theo hành lang, kích thước máng ăn 60 cm x 120 cm, cao phía sau 80 cm, cao phía trước 50 cm, trong lòng máng hình lòng mo. Kích thước máng uống dài x rộng x sâu là 60 cm x 60 cm x 40 cm. Rãnh thoát nước thải thiết kế phía sau rộng 30 cm, sâu 30 cm, độ dốc 5-8%. Ngoài ra cần bố trí thêm hố ủ phân hoặc hầm biogas, hệ thống rèm che cách tầm bò với 1-1,5m, hệ thống cây xanh chống nóng cho bò trong mùa hè, ..vv.
  2. - Giống bò thịt: Nên chọn những giống bò có năng suất, phẩm chất tốt. Thông thường giống bò thịt được chọn nuôi là bò lai Sind, Sahiwal hoặc Brahman hoặc lai với các giống Zebu khác. Nhưng khi chọn cần chọn những con có ngoại hình đẹp, thân hình chữ nhật (mông nở, vai nở, ngực sâu). Đối với bò phế canh chọn nuôi vỗ béo cần phải có bộ khung xương to vững chắc. - Thức ăn: Cần chủ động nguồn thức ăn thô xanh cho bò bằng cách tăng cường trồng cỏ, nhất là các giống cỏ cho năng suất cao như cỏ voi, cỏ VA 06, đồng thời sử dụng các loại phụ phẩm của cây trồng như cây ngô non, ngọn lá mía, dây lạc, dây khoai, ..vv. Đặc biệt phải chú ý đến nguồn thức ăn thô dồi dào đó là rơm lúa, để tăng hiệu quả sử dụng rơm lúa làm thức ăn cho bò chúng ta nên thực hiện phương pháp kiềm hoá rơm bằng urê để kích thích, tăng khả năng ăn vào và tiêu hoá giúp bò sinh trưởng phát triển tốt hơn. Một nguồn thức ăn nữa không thể thiếu được đó nữa là thức ăn tinh hỗn hợp, có độ ngon miệng cao, dễ ăn, giàu năng lượng. Để chủ động nguồn thức ăn tinh chúng ta cần tận dụng tối đa các sản phẩm nông nghiệp sẵn có như ngô, sắn, lúa gạo, lạc, đậu tương, .. để phối trộn thành nguồn thức ăn hỗn hợp nhằm giảm giá thành thức ăn, tăng hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi. Chú ý khi phối trộn phải có 3 loại thức ăn trở lên, càng nhiều loại càng tốt, không nghiền mịn như thức ăn cho lợn, gà. Thức ăn tinh hỗn hợp phối chế phải rẻ, dễ sử dụng và bảo quản, nên tuỳ thuộc vào số lượng bò để định lượng mỗi lần phối trộn, không để thức ăn dự trữ quá 7-10 ngày. - Nuôi dưỡng chăm sóc: Là khâu quan trọng trong chăn nuôi bò thịt, nó quyết định đến tốc độ sinh trưởng phát triển của bò. Nuôi bò thịt cần phải chia ra các giai đoạn để có chế độ nuôi dưỡng chăm sóc phù hợp. Trong các giai đoạn nuôi thức ăn thô xanh, thức ăn tinh hỗn hợp yêu cầu phải đầy đủ về số lượng và chất lượng theo đúng quy trình kỹ thuật, không sử dụng những thức ăn kém chất lượng như ẩm mốc, ôi thiu, nhũn nát... Chăm sóc bò phải chú ý đến việc tắm chải hàng ngày, chống nóng cho bò về mùa hè, cung cấp nước uống đầy đủ, sạch sẽ, nhu cầu nước uống 50-60 lít /con/ngày, tuyệt đối không được hoà thức ăn hỗn hợp cho bò uống.
  3. - Vệ sinh phòng bệnh: Thực hiện phương châm “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Chuồng trại, máng ăn, máng uống, môi trường xung quanh và cơ thể bò phải luôn được sạch sẽ. Định kỳ tẩy uế chuồng trại, khu vực xung quanh chuồng nuôi, phát quang bờ bụi, khơi thông cống rãnh, thu gom xử lý chất thải. Tích cực diệt chuột, dán, ve, ruồi muỗi, hạn chế tối đa các động vật trung gian truyền bệnh vào khu vực chăn nuôi bò. Thức ăn nước uống phải đảm bảo sạch sẽ, an toàn vệ sinh. Thường xuyên kiểm tra theo dõi đàn bò khi có dấu hiệu biểu hiện không bình thường cần can thiệp ngay, định kỳ tẩy nội, ngoại ký sinh trùng cho bò, nhất là bò trước khi vỗ béo. Đồng thời tiêm vacxin phòng bệnh đầy đủ các loại bệnh bắt buộc cho bò 2 lần / năm như: bệnh tụ huyết trùng trâu bò, lở mồm long móng, ... Như vậy, muốn chăn nuôi bò thịt đem lại lợi ích kinh tế cao, người chăn nuôi cần làm tốt công tác chuồng trại, giống, thức ăn, nuôi dưỡng chăm sóc và vệ sinh phòng bệnh, đồng thời tuân thủ theo đúng quy trình kỹ thuật, hướng dẫn của các nhà chuyên môn, khuyến nông sẽ giúp được người chăn nuôi bò thịt thành công và đem lại hiệu quả kinh tế cao. Hà Tĩnh: Kỹ thuật chăn nuôi bò thịt chất lượng cao Thời gian qua, Trung tâm khuyến nông - khuyến ngư Hà Tĩnh đã triển khai mô hình nuôi bò lai Zê bu chất lượng cao tại huyện Thạch Hà, Thành phố Hà Tĩnh và mô hình chăn nuôi bò 3/4 máu ngoại tại huyện Đức Thọ. Đến nay toàn tỉnh đã có hàng trăm con bê lai ra đời, được người chăn nuôi đồng tình cao. Thành công của mô hình góp phần cải tạo chất lượng giống và từng bước thay đổi tư duy, tập quán chăn nuôi bò truyền thống sang phương thức chăn nuôi bò lai Zê bu theo hướng thâm canh cho các hộ nông dân, đáp ứng ngày càng cao nhu cầu thịt bò cho tiêu dùng trong tỉnh và xuất bán tiêu thụ ở địa bàn các tỉnh thành khác.
  4. Qua đúc rút những kinh nghiệm thực tiễn tại các điểm triển khai mô hình chăn nuôi, chúng tôi xin giới thiệu một số kỹ thuật chính trong chăn nuôi bò thịt chất lượng cao để bà con nông dân tham khảo và áp dụng. 1. Chọn giống: Để tạo bò lai hướng thịt chất lượng cao cần phải chọn những con bò cái có 1/2, 1/3 hoặc 3/4 máu các giống bò lai trong nhóm Zê bu như sind, Sahiwal, Brahman. Nên chọn những con có trọng lượng từ 220 kg trở lên, khoẻ mạnh, không bệnh tật, có khả năng sinh sản tốt (chọn ngoại hình) cho phối giống với bò trong nhóm Zê bu hoặc các giống bò chuyên thịt như: Smemtal, Charolais, Limouse, Droumaster... 2. Chăm sóc nuôi dưỡng bò mẹ và bê con: a) Nuôi dưỡng bò mẹ: Cần phải đảm bảo đủ nhu cầu dinh dưỡng cho bò mẹ nuôi thai và nuôi con (tiết sữa cho con). Khẩu phần dinh dưỡng cho 1 con mẹ sinh sản có trọng lượng cơ thể từ 220-250 kg tính như sau: Nếu bò được chăn thả 7-8 giờ/ngày, lượng thức ăn thô xanh bổ sung tại chuồng từ 12-15 kg/con/ngày và rơm ủ với u rê 4% từ 2-3 kg /con/ngày. Đối với bò có chửa, ngoài những thức ăn trên cần bổ sung 30-40gam bột xương, mỗi ngày bổ sung cám gạo hoặc bột ngô từ 1,2-1,5 kg. Không bắt bò làm việc nặng như cày bừa, kéo xe… Tránh xô đẩy, xua đuổi bò mạnh trong các tháng mang thai thứ ba, thứ bảy, thứ tám và thứ chín. b) Nuôi bê con: Giai đoạn từ sơ sinh đến 1 tháng tuổi: nên nuôi bê ở cạnh nhà. Luôn giữ ấm cho bê, tránh gió lùa, chỗ bê nằm phải khô, sạch. Cho bê bú trực tiếp sữa mẹ, chăn thả theo mẹ. Nên thả bê ở bãi chăn gần chuồng. Khi bê được 1 tháng tuổi nên tập cho bê ăn cỏ non, ăn thức ăn tinh. Giai đoạn từ 6 tháng tuổi- 24 tháng tuổi: nuôi vỗ béo cho bê. Thời gian vỗ béo cho bê là 75-90 ngày. Lượng thức ăn như sau: Nếu chăn thả 7-8 giờ/ngày, lượng bổ sung gồm 8-10 kg cỏ tươi tại chuồng, 1-2 kg thức ăn hỗn hợp, cho bò liếm tảng liếm tự do. Cung cấp đầy đủ nước nhưng phải đảm bảo sạch, không có hoá chất độc hại. Chú ý: Cần phải tẩy giun sán trước khi vỗ béo bê. Cần phải tập cho bê ăn thức ăn hỗn hợp và tảng liếm mỗi bữa 1 ít để bêò làm quen với thức ăn.
  5. 3. Về thức ăn: Trong chăn nuôi bò lượng thức ăn thô xanh chiếm từ 85-90% khẩu phần ăn hàng ngày, do đó các hộ cần phải dành diện tích đất để trồng một số giống cỏ có năng suất chất lượng cao như: Cỏ voi, Ghi nê, Ru zi, Sty lô, cỏ VA06… Cần có kế hoạch dự trữ các loại rơm rạ, cỏ khô để làm thức ăn cho bò trong vụ đông xuân. 4. Phòng trừ một số bệnh: Thực hiện tốt lịch tiêm phòng các loại bệnh tụ huyết trùng, lở mồm long móng,… theo quy định của ngành thú y đề ra. Định kỳ tẩy giun, sán (sán lá gan, sán dạ cỏ, …) cho bò bằng các loại thuốc đặc hiệu như dùng thuốc tẩy giun Lêvamisol với liều lượng 1ml/8-10 kg trọng lượng bò hơi; thuốc tẩy sán DextilB với liều 1 viên thuốc dùng cho 75 kg trọng lượng bò hơi, phòng trị các loại bệnh ký sinh trùng đường máu cho bò. 5. Chuồng trại: Chuồng trại chăn nuôi bò thịt phải đảm bảo các yếu tố như sau: - Đông ấm, hè mát, nền chuồng không trơn trượt, diện tích từ 4-5 m2/con; thuận tiện cho việc quản lý, chăm sóc và nuôi dưỡng. Chuồng có thể xây 1 dãy hoặc 2 dãy. Có thể tận dụng các vật liệu sẵn có như tranh, tre, lá cọ… để làm chuồng nhằm hạ giá thành. Cần phải xây dựng hầm biogas để bảo đảm vệ sinh môi trường, đồng thời có khí để đun nấu và thắp sáng, mỗi gia đình nuôi 2-3 con bò xây 1 bể từ 5-7 m3 thì có thể sử dụng cho gia đình 5-6 khẩu. Trong chăn nuôi nói chung, chăn nuôi bò thịt chất lượng cao nói riêng nếu các hộ thực đúng, đủ các biện pháp kỹ thuật tổng hợp sẽ phát triển chăn nuôi bền vững và mang lại hiệu quả cao.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1