Những vấn đề chung về bảo quản hoa cắt
lượt xem 87
download
Trong những năm gần đây, ngành công nghiệp hoa tươi trên thế giới phát triển rất mạnh mẽ, chủ yếu ở các nước tiên tiến. Những biến đổi sinh lý của hoa khi bảo quản và các phương pháp bảo quản hoa cắt sau khi thu hoạch đã được nghiên cứu. Một số tác giả đã nghiên cứu thành công quy trình bảo quản nhiều loại hoa cắt như hoa hồng, hoa cúc, hoa cẩm chướng, hoa lay ơn... như Clifford W. Collier, trường đại học West Virginia. Tình hình nghiên cứu bảo quản hoa cắt trên thế giới...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Những vấn đề chung về bảo quản hoa cắt
- Những vấn đề chung về bảo quản hoa cắt
- Trong những năm gần đây, ngành công nghiệp hoa tươi trên thế giới phát triển rất mạnh mẽ, chủ yếu ở các nước tiên tiến. Những biến đổi sinh lý của hoa khi bảo quản và các phương pháp bảo quản hoa cắt sau khi thu hoạch đã được nghiên cứu. Một số tác giả đã nghiên cứu thành công quy trình bảo quản nhiều loại hoa cắt như hoa hồng, hoa cúc, hoa cẩm chướng, hoa lay ơn... như Clifford W. Collier, trường đại học West Virginia. Tình hình nghiên cứu bảo quản hoa cắt trên thế giới Danuta M. Goszczynska, Ryszard M. Rudnicki - Viện nghiên cứu Pomology and Floriculture Skierniewce, Hà lan đã nghiên cứu bảo quản hoa cắt cúc sau 15 ngày bảo quản hoa cho chất lượng tốt. Abraham H. Halevy và Shimon Mayak trường đại học Jerusalem, rehovot, Israel đã nghiên cứu đặc điểm sinh lý, những biến đổi sinh hoá trong quá trình bảo quản hoa cắt cho thấy: mỗi loại hoa có cấu tạo khác nhau nên cũng có những đặc điểm sinh hoá khác nhau từ đó họ đưa ra quy trình bảo quản cho mỗi loại hoa cũng khác nhau. Theo các tác giả S. Meir, S.Alsevia, Y.Huang, A.Schaffer và S. Philosoph-Hadas thì bao gói hoa bằng điều biến khí quyển kết hợp với xử lý đường saccaroza và STS (Silver Thiosulphate) đã duy trì được chất lượng của hoa lay ơn trong quá trình bảo quản dài ngày. Hoa được đóng gói kín trong túi PE với thành phần khí quyển gồm:
- 5-8% CO2 và 6-12% O2. Cách đóng gói này đã nâng cao chất lượng và tuổi thọ của hoa, làm chậm sự vàng lá. Xử lý cành hoa bằng dung dịch đường saccaroza 10% và Thiosunphat bạc STS 0,4mM trước khi đóng gói cũng đã nâng cao chất lượng và khả năng nở của hoa. Tất cả các phương pháp bảo quản đều tuân theo nguyên tắc chung là: + Chất lượng hoa cắt đưa vào bảo quản phải khoẻ, có độ nở thu hái phù hợp. + Trong quá trình bảo quản phải điều khiển sao cho hoa có cường độ hô hấp thấp, cường độ thoát nước giảm, đảm bảo duy trì nguồn dinh dưỡng nuôi hoa, ngăn cản sự sản sinh Ethylen, sự phát triển của nấm bệnh. Tình hình nghiên cứu trong nước Việt nam có nhiều giống hoa khá phong phú và kỹ thuật trồng có nhiềù bước nhảy vọt. Việc đặt ra nghiên cứu kỹ thuật bảo quản hoa bảo quản nguồn gen có ý nghĩa quan trọng, nghiên cứu bảo quản hoa cắt đã trơ thành một lĩnh vực mới ở Việt Nam và kết quả còn rất hạn chế. Sau đây là một số nội dung mà một số tác giả ở Việt Nam đã bước đầu nghiên cứu: Khi nghiên cứu về ảnh hưởng của chế phẩm dinh dưỡng và chất kích thích sinh trưởng đến cúc vàng Đài Loan tác giả Đặng Văn Đông cũng rút ra kết luận Gibberellin (GA3) tác động mạnh ở giai đoạn sinh
- trưởng dinh dưỡng, còn Spray-N-Grow và Atonik tác động mạnh ở giai đoạn sinh thực nâng cao tỷ lệ nở hoa hữu hiệu nâng cao chất lượng hoa, kéo dài tuổi thọ của hoa. Theo tác giả Hoàng Minh Tấn và Nguyễn Quang Thạch: sử dụng Thiosunphat bạc 0,5 ppm có tác dụng rõ rệt nhất đối với hoa cúc Nhật, tuổi thọ của hoa dài hơn 4 ngày so với đối chứng. Các tác giả Nguyễn Quang Thạch - Nguyễn Mạnh Khải - Trần Hạnh Phúc đã nghiên cứu ảnh hưởng của Ethylen đối với một số loại hoa cắt như hoa hồng, cẩm chướng, lan...cho thấy: Ethylen làm tóp, rụng cánh hoa, làm rụng lá, làm mất màu xanh của lá, mất màu sắc sặc sỡ của cánh hoa, ức chế nụ hoa nở. Bằng cách bổ sung Thiosunfat bạc 0,5-1ppm vào dung dịch cắm hoa hay nhúng cuống hoa cắt vào dung dịch trên trước khi bảo quản lạnh có thể nâng cao tuổi thọ của hoa cắt đến 2 lần so với đối chứng. Nhóm tác giả Nguyễn Đức Tiến Viện Cơ điện nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch đã nghiên cứu quy trình bảo quản hoa lay ơn và hoa hồng Pháp đã sử dụng quy trình bảo quản lạnh có sử dụng dung dịch bao gồm các chất dinh dưỡng, chất điều hoà sinh trưởng, chất kháng khuẩn, kháng nấm, chất kháng ethylen... Nhóm tác giả TS. Chu Doãn Thành Viện nghiên cứu Rau quả đã nghiên cứu quy trình công nghệ bảo quản hoa cúc đại đoá phục vụ cho nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu Những biến đổi về sinh lý của hoa trong quá trình bảo quản:
- Một số tác giả như: Ron Will, Burry Mc.Glason, Doug Graham, Abraham H. Halevy,... đã nghiên cứu những biến đổi về sinh lý của hoa cắt sau thu hoạch cho thấy: Quá trình hô hấp: hoa là một cơ thể sống nên cần phải hô hấp. Hô hấp là quá trình phân giải các chất dinh dưỡng dự trữ (chủ yếu là đường) và giải phóng ra năng lượng. Năng lượng này được sử dụng để duy trì sự sống cho tế bào và mô. Hoa cắt bị mất nguồn cung cấp dinh dưỡng nên thiếu nguồn nguyên liệu cho hô hấp và nhanh chóng hoá già. Cường độ hô hấp bị chi phối bởi nhiệt độ: nhiệt độ cao thì cường độ hô hấp cao và hoa nhanh chóng hoá già. Làm mát nhanh ngay sau khi thu hoạch hoa và chế độ lạnh thích hợp trong suốt quá trình bảo quản (thực chất là kìm hãm quá trình hô hấp) là biện pháp chủ yếu để kéo dài tuổi thọ hoa cắt. Các yếu tố ảnh hưởng đến cường độ hô hấp Nhiệt độ Nhiệt độ tăng làm tăng cường độ hô hấp và tăng nhu cầu oxy. Trung bình khi tăng nhiệt độ của môi trường bảo quản lên 10C thì lượng CO2 sinh ra do 1 kg hoa tươi là khoảng 1mg trong 1 giờ.Sự thay đổi nhiệt độ đột ngột trong quá trình bảo quản cũng làm tăng cường độ hô hấp. Độ chín thu hái
- Những thay đổi về sinh hóa chủ yếu trong quá trình phát triển, quá trình chín và bảo quản gồm những thay đổi về màu sắc, trạng thái nở, mùi, mực độ hô hấp. Tiêu chuẩn về độ chín thu hái của hoa cắt phụ thuộc rất nhiều vào đặc điểm của từng loại hoa. Nên thu hái hoa cùng một loại tuổi, thu hái đúng độ chín kỹ thuật sẽ có cường độ hô hấp nhỏ hơn so với hoa đã nở.Thành phần khí bảo quản Giảm hàm lượng O2, tăng hàm lượng CO2 trong khí quyển bảo quản có tác dụng hạn chế hô hấp. Có 2 loại hô hấp: hô hấp hiếu khí (có sự tham gia của oxy) và hô hấp yếm khí (không có sự tham gia của oxy). Cả 2 quá trình này đều có liên quan đến môi trường xung quanh. Mục đích của quá trình bảo quản là hạn chế quá trình hô hấp hiếu khí nhưng không để xảy ra hô hấp yếm khí. Vì hô hấp yếm khí được coi như là một hiện tượng bệnh lý của hoa quả tươi. Độ ẩm Hơi nước thoát ra từ quả khi tồn trữ là sản phẩm của quá trình hô hấp hiếu khí trong hoa quả. Do vậy, nếu môi trường có độ ẩm cao, sự thoát ẩm chậm lại phần nào hạn chế quá trình hô hấp hiếu khí, làm cho hoa quả có thể tồn trữ lâu hơn. Độ ẩm không khí càng cao thì hoa quả càng ít bốc hơi và lâu khô héo. Tuy nhiên độ ẩm tương đối của không khí càng cao lại là điều kiện cho vi khuẩn và nấm mốc đễ dàng phát triển. Do vậy, trong các
- kho tồn trữ, độ ẩm tương đối của không khí thường được khống chế ở 80-90%. Quá trình thoát hơi nước: Nước là thành phần chủ yếu trong hoa, thường chiếm hơn 80% khối lượng hoa. Vì vậy khi mất nước sẽ làm mất độ tươi và gây héo hoa. Hoa cắt dễ dàng mất nước do có bề mặt thoát nước lớn. Do đó sau khi thu hoạch cần đảm bảo cân bằng nước cho hoa cắt và bảo quản ở độ ẩm cao (trên 95%). Sự sản sinh Ethylen: Ethylen là một hormon thực vật thuộc nhóm chất ức chế, gây già hoá ở một số loại hoa.. Sự tạo thành ethylen trong quá trình bảo quản là yếu tố bất lợi, làm giảm tuổi thọ bảo quản của quả ngay cả khi ở nhiệt độ an toàn nhất. Ethylen có hoạt tính sinh lý ở nồng độ rất thấp (chỉ 0,5 ppm). Sự nhạy cảm với Ethylen khác nhau tuỳ theo loại hoa. Tuy nhiên sự tiếp xúc của hoa với Ethylen sẽ tăng tốc độ hoá già. Sự tăng hàm lượng ethylen trong hoa sẽ làm tăng cường độ hô hấp. Người ta thấy rằng sự tăng cường độ CO2 trùng với sự tăng ethylen, ethylen bắt đầu xuất hiện khi có mặt CO2. Sáu ngày sau khi thu hái cường độ hô hấp đạt cực đại ở mẫu đối chứng (34mlCO2/kg.h) thì cùng ở thời gian này sự tạo ethylen cũng đạt cực đại 86mlC2H4/kg.h.Trong quá trình bảo quản phải khống chế sự tổng hợp ethylen để làm chậm sự chín kéo dài thời gian
- bảo quản. Đặc biệt, trong quá trình bảo quản hoa thường sử dụng một số chất kháng Ethylen như Thiosunfat bạc, Chrysal AVB,... Sự hư hỏng cơ học: Hoa cắt bị tổn thương sẽ hoá già nhanh hơn, làm tăng cường độ hô hấp, tăng sự mất nước và tạo ra Ethylen. Những bông hoa có dấu hiệu bị tổn thương cần loại ra trước khi bảo quản. Ảnh hưởng của vi sinh vật gây bệnh: Khi thu hoạch, thân hoa bị cắt tạo thành vết thương, từ đó vi sinh vật gây bệnh dễ dàng xâm nhiễm, gây tắc bó mạch, hoa không hút được nước nên bị héo. Để giảm tác hại của vi sinh vật có thể sử dụng nước sạch có bổ sung axit citric để pH của dung dịch bảo quản hoa từ 3-3,5 nhằm ngăn cản sự phát triển của nấm khuẩn và sử dụng một số hoá chất kháng nấm khuẩn như axit benzoic, chlorin, 8- hydroxy quinonlene citrate.Những phương pháp chính bảo quản hoa cắt: Theo các tác giả Ron Wills, Burry Mc Glasson, Doug Graham, Daryl Joyce, Tito. J. Rimando có thể đưa ra các phương pháp chính để bảo quản hoa cắt như sau: Bảo quản lạnh:
- Bảo quản lạnh là cách tốt nhất để hạn chế các hư hỏng sinh lý và bệnh lý trên hoa cắt. Nhiệt độ thấp làm giảm hô hấp và các hoạt động trao đổi chất khác, giảm thoát hơi nước, giảm sự sản sinh cũng như tác động của Ethylen và giảm sinh trưởng của nấm, khuẩn. Các loại hoa cắt có nguồn gốc ôn đới như: cẩm chướng, loa kèn, thược dược,... yêu cầu nhiệt độ ở 0-10C. Các loại hoa cắt có nguồn gốc nhiệt đới và á nhiệt đới rất mẫn cảm với hư hỏng lạnh nên đòi hỏi nhiệt độ bảo quản cao hơn: lay ơn (2- 40C), lan (7-100C),... Bảo quản hoa cắt trong khí quyển điều chỉnh: Nguyên tắc của phương pháp này là sự điều chỉnh 3 thành phần trong khi bảo quản: nhiệt độ, O2 và CO2 theo hướng giảm nhiệt độ, giảm nồng độ O2 và tăng nồng độ CO2 Bảo quản hoa cắt trong môi trường áp suất thấp: Áp suất thấp có tác dụng: giảm nồng độ O2 do đó các quá trình hô hấp, trao đổi chất, sự sản sinh và tác động của Ethylen đều giảm. Bảo quản hoa cắt trong dung dịch cắm hoa đặc hiệu : Dung dịch cắm gồm các chất dinh dưỡng, chất điều hoà sinh trưởng, chất kháng nấm khuẩn, kháng ethylen... nhằm kéo dài tuổi thọ của hoa.
- Bảo quản hoa dạng khô: Sử dụng dung dịch bao gồm các chất dinh dưỡng, chất điều hoà sinh trưởng, chất kháng khuẩn, kháng nấm, chất kháng ethylen... xử lý trước khi đưa hoa vào bảo quản Bảo quản hoa dạng ướt Người ta cắm hoa vào dung dịch bao gồm các chất dinh dưỡng, chất điều hoà sinh trưởng, chất kháng khuẩn, kháng nấm, chất kháng ethylen... trong suốt quá trình bảo quản lạnh.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Anh văn chuyên ngành lâm nghiệp: Thành lập ngân hàng hạt giống tại Sapa
4 p | 333 | 78
-
Bài giảng điều tra quy hoạch rừng, ThS Vũ Văn Thông - Phần 1, Chương 1
20 p | 232 | 70
-
Nuôi trồng thủy sản
12 p | 123 | 22
-
Mô hình trồng gừng dưới tán rừng
2 p | 175 | 21
-
Về phát triển nông nghiệp xanh, lợi ích, nhận thức và lựa chọn
9 p | 212 | 16
-
Nuôi cá rô phi an toàn
10 p | 90 | 9
-
Hiệu quả mô hình tổ dân phòng bảo vệ cà phê
3 p | 68 | 7
-
Nuôi cá rô phi an toàn
5 p | 70 | 5
-
Nghiên cứu thành phần loài Thân mềm ở cạn (Mollusca: Gastropoda) khu vực tỉnh Hòa Bình
13 p | 11 | 5
-
Khai thác tài nguyên thực vật rừng và những vấn đề đặt ra đối với phát triển bền vững ở tỉnh Lào Cai
8 p | 30 | 5
-
Người đi tìm định nghĩa về lũa
11 p | 102 | 4
-
Chợ ở đồng bằng sông Cửu Long trong xây dựng nông thôn mới
18 p | 81 | 2
-
Tìm hiểu chuỗi thị trường thịt dê giữa Đông Nam Lào và Miền Trung Việt Nam
4 p | 50 | 2
-
Biến động chất lượng cây trong các mô hình rừng trồng sao đen (Hopea odorata) và dầu rái (Dipterocarpus alatus) tại khu bảo tồn thiên nhiên - Văn hóa Đồng Nai
10 p | 49 | 2
-
Đánh giá mức độ đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm qua một số chỉ tiêu vi sinh trên tôm sú (penaeus monodon) nuôi thâm canh theo hình thức đa cấp tại Hải Phòng
6 p | 45 | 1
-
Tìm hiểu hiện trạng quản lý tài nguyên động vật rừng tại Việt Nam
6 p | 5 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn