YOMEDIA
ADSENSE
Những vấn đề công tác Đoàn Viên
241
lượt xem 61
download
lượt xem 61
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
I. Điều kiện kết nạp đoàn viên: Thanh niên Việt Nam tuổi từ 15 đến 30, tích cực học tập, lao động, hoạt động xã hội và bảo vệ Tổ quốc, được học và tán thành Điều lệ Đoàn, tự nguyện hoạt động trong một tổ chức cơ sở của Đoàn và có lý lịch rõ ràng đều được xét kết nạp vào Đoàn.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Những vấn đề công tác Đoàn Viên
- NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ CÔNG TÁC ĐOÀN VIÊN A. PHÁT TRIỂN ĐOÀN VIÊN MỚI I. Điều kiện kết nạp đoàn viên: Thanh niên Việt Nam tuổi từ 15 đến 30, tích cực học tập, lao động, hoạt động xã hội và bảo vệ Tổ quốc, được học và tán thành Điều lệ Đoàn, tự nguyện hoạt động trong một tổ chức cơ sở của Đoàn và có lý lịch rõ ràng đều được xét kết nạp vào Đoàn. II. Thủ tục kết nạp đoàn viên: 1- Thanh niên vào Đoàn tự nguyện viết đơn, báo cáo lý lịch của mình với Đoàn. 2- Được học Điều lệ Đoàn và được trang bị những hiểu biết cơ bản về Đoàn trước khi kết nạp. 3- Được một trong những cá nhân hoặc tập thể sau đây giới thiệu: Một đoàn viên hoặc một đảng viên chính thức cùng công tác ít nhất là 3 tháng giới thiệu và bảo đảm. - Đối với đội viên Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh thì do tập thể chi đội giới thiệu. - Đối với hội viên Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Hội Sinh viên Việt Nam thì do tập thể chi hội giới thiệu. 4- Được hội nghị chi đoàn xét kết nạp từng người một với sự biểu quyết tán thành của quá nửa (1/2) số đoàn viên có mặt tại Hội nghị và được Ban Thường vụ Đoàn cấp trên trực tiếp chuẩn y. - Trường hợp đặc biệt ở vùng cao, vùng sâu, các đơn vị công tác phân tán không có điều kiện họp được toàn thể chi đoàn, nếu được Ban Thường vụ Đoàn cấp trên đồng ý thì việc xét kết nạp có thể do Ban Chấp hành chi đoàn xét và Ban Thường vụ Đoàn cấp trên trực tiếp chuẩn y. III. Quy trình công tác phát triển đoàn viên: Bước 1: Tuyên truyền giới thiệu về Đoàn cho thanh, thiếu niên, thông qua các loại hình tổ chức và các phương thức hoạt động của Đoàn, Hội, Đội. Bước 2: Xây dựng kế hoạch kết nạp đoàn viên. - Lập danh sách thanh niên và đội viên trưởng thành. - Phân loại, lựa chọn đối tượng theo các tiêu chuẩn kết nạp đoàn viên để lựa chọn và bồi dưỡng đối tượng để kết nạp. - Phân công đoàn viên giúp đỡ, dự kiến thời gian bồi dưỡng và tổ chức kết nạp. Bước 3: Bồi dưỡng giáo dục, rèn luyện thanh, thiếu niên vào Đoàn. - Tổ chức các hoạt động của Đoàn, Hội, Đội để lựa chọn những thanh, thiếu niên có đủ tiêu chuẩn xét kết nạp (nơi có điều kiện có thể bồi dưỡng giao nhiệm vụ thông qua các lớp bồi dưỡng tìm hiểu về Đoàn cho
- thanh, thiếu niên). - Mở lớp bồi dưỡng tìm hiểu về Đoàn với 3 bài cơ bản về Đảng Cộng sản Việt Nam, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và phấn đấu để trở thành Đoàn Viên Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. Bước 4: Tiến hành các thủ tục và tổ chức kết nạp đoàn viên mới. - Hướng dẫn đối tượng tự khai lý lịch và viết đơn (theo mẫu Sổ đoàn viên). - Hội nghị chi đoàn xét, quyết định và báo cáo lên Ban Thường vụ Đoàn cấp trên hồ sơ kết nạp đoàn viên mới gồm: Sổ đoàn viên, đề nghị kết nạp đoàn viên của Ban Chấp hành chi đoàn, giấy đảm bảo thanh niên vào Đoàn. - Ban Thường vụ Đoàn cấp trên ra quyết định chuẩn y kết nạp. - Chi đoàn tổ chức lễ kết nạp đoàn viên mới. - Hoàn chỉnh hồ sơ để quản lý đoàn viên, tiếp tục bồi dưỡng tạo điều kiện để đoàn viên mới rèn luyện, tiến bộ trưởng thành. IV. Tổ chức lễ kết nạp đoàn viên 1. Địa điểm, thời gian, trang trí: Khi có quyết định chuẩn y kết nạp của Đoàn cấp trên, chậm nhất là 15 ngày sau, Ban Chấp hành chi đoàn phải tổ chức lễ kết nạp đoàn viên mới. - Địa điểm: Lễ kết nạp đoàn viên được tổ chức trang nghiêm, tạo ấn tượng sâu sắc cho đoàn viên mới. Có thể tổ chức ở phòng họp, phòng truyền thống hoặc ở những nơi di tích lịch sử văn hóa, trong một cuộc sinh hoạt, hoạt động tập thể của chi đoàn. - Thời gian: Cần chọn thời điểm thích hợp, thuận lợi và có ý nghĩa gắn với các ngày lễ lớn hay các hoạt động của chi đoàn. Buổi lễ kết nạp phải đảm bảo đúng thủ tục, ngắn gọn nhưng không qua loa đại khái, đặc biệt không kéo dài gây nhàm chán. Trong buổi lễ, ngoài các thủ tục nội dung qui định có thể thêm một số nội dung khác nhưng phải kết thúc hợp lý. - Trang trí: Phải có cờ Tổ quốc, cờ Đoàn hay huy hiệu Đoàn, ảnh hay tượng Bác Hồ và có dòng chữ: "Lễ kết nạp đoàn viên mới". Nên có hoa để tạo không khí vui tươi, đẹp mắt. Cách trang trí tùy vào không gian và điều kiện cụ thể về địa điểm, nhưng phải đảm bảo cờ Đoàn hoặc huy hiệu Đoàn không cao hơn cờ Tổ quốc; tượng hoặc ảnh Bác không đặt cao hơn cờ Tổ quốc và cờ Đoàn. Nếu kết nạp ngoài trời thì dùng hình thức cờ có cán, có người đứng cầm cờ giống như Nghi thức Đội. 2. Chương trình, nội dung: . Chào cờ: hát Quốc ca, sau đó hát bài ca chính thức của Đoàn: “Thanh niên làm theo lời Bác” (Nhạc và lời của Hoàng Hoà). . Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu.
- . Bí thư chi đoàn hoặc đại diện ban chấp hành chi đoàn báo cáo quá trình phấn đấu, đọc nghị quyết chuẩn y kết nạp của Đoàn cấp trên, trao quyết định, gắn huy hiệu và trao thẻ đoàn viên mới (trường hợp kết nạp nhiều người phải tiến hành giới thiệu và công bố quyết định kết nạp từng người một). . Đoàn viên mới đọc lời hứa: "Được vinh dự trở thành đoàn viên TNCS Hồ Chí Minh, trước cờ Tổ quốc, cờ Đoàn, trước chân dung của Bác Hồ vĩ đại, trước toàn thể các đồng chí, tôi xin hứa: - Luôn luôn phấn đấu vì mục tiêu lý tưởng của Đảng cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh. - Nghiêm chỉnh chấp hành Điều lệ Đoàn và tích cực rèn luyện để xứng đáng với danh hiệu đoàn viên TNCS Hồ Chí Minh. - Giúp đỡ mọi người, luôn luôn xứng đáng là người bạn tin cậy của thanh niên Việt Nam”. “Xin hứa”! Trường hợp kết nạp nhiều người, có thể cử đại diện thay mặt đọc lời hứa. Chú ý: Lời hứa nên được chuẩn bị từ trước và do chính thanh niên được kết nạp chuẩn bị có sự đóng góp ý kiến của đoàn viên trực tiếp giúp đỡ. . Đại diện người giới thiệu, hoặc chi hội, chi đội phát biểu, hứa tiếp tục giúp đỡ đoàn viên. . Đại biểu Đoàn cấp trên hoặc cấp uỷ phát biểu giao nhiệm vụ. . Chào cờ, bế mạc. Ngoài những nội dung quy định trên, tuỳ điều kiện hoàn cảnh cụ thể bổ sung một số nội dung khác như: nói chuyện chuyên đề, nói chuyện thời sự, tập huấn chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, liên hoan văn nghệ, vũ hội hay các hoạt động vui chơi giải trí... B. CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐOÀN VIÊN: I. Quản lý đoàn viên về tổ chức: - Mỗi đoàn viên TNCS Hồ Chí Minh đều phải có sổ đoàn viên, huy hiệu Đoàn và được trao thẻ đoàn viên. - Hồ sơ đoàn viên được đóng thành cuốn Sổ đoàn viên (theo mẫu do Ban Thường vụ Trung ương Đoàn ban hành), ngoài ra có Thẻ đoàn viên và những văn bản liên quan đến quá trình học tập, công tác, sinh hoạt của đoàn viên. - Ban Chấp hành chi đoàn phải có “Sổ chi đoàn” theo mẫu của Ban Thường vụ Trung ương Đoàn ban hành. - Ban Chấp hành Đoàn cơ sở có Sổ danh sách đoàn viên; Sổ theo dõi kết nạp đoàn viên, trao Thẻ đoàn viên; Sổ giới thiệu và tiếp nhận sinh hoạt Đoàn.
- - Hàng năm Ban Chấp hành chi đoàn có trách nhiệm ghi nhận xét ưu, khuyết điểm (gồm cả khen thưởng và kỷ luật) và kết quả phân loại đoàn viên vào sổ của từng đoàn viên. - Chi đoàn hàng tháng, Đoàn cơ sở hàng quý, Đoàn cấp huyện, cấp tỉnh và tương đương 6 tháng, 1 năm có trách nhiệm báo cáo đầy đủ tình hình công tác tổ chức Đoàn của đơn vị mình cho Đoàn cấp trên trực tiếp. - Đoàn viên thực hiện nhiệm vụ và quyền của đoàn viên ở cơ sở quản lý hồ sơ đoàn viên, đồng thời có trách nhiệm tham gia các hoạt động ở địa bàn dân cư hoặc nới cư trú. Đoàn viên là đảng viên phải thực hiện đầy đủ nhiệm vụ và quyền của đoàn viên (trừ nhiệm vụ đóng đoàn phí). - Đoàn viên, chi đoàn và Đoàn cơ sở đều có trách nhiệm bảo quản Sổ đoàn viên cẩn thận không để hư hỏng, mất mát. - Nơi quản lý sổ đoàn viên là: Đoàn cơ sở hoặc chi đoàn cơ sở. II. Quản lý đoàn viên về tư tưởng: - Thường xuyên và kịp thời nắm bắt những diễn biến tư tưởng của đoàn viên. Tìm hiểu nguyện vọng, những khó khăn đang xảy ra cho đoàn viên, những tư tưởng không đúng đang chi phối đoàn viên... và kịp thời có hướng giúp đỡ để đoàn viên vượt qua những khó khăn về tư tưởng, sửa chữa những lệch lạc trong suy nghĩ của đoàn viên. - Quản lý đoàn viên là bồi dưỡng nâng cao nhận thức, xây dựng bản lĩnh chính trị, tư tưởng cho đoàn viên nhất là đoàn viên mới, giúp đoàn viên học tập và tìm hiểu rõ mục tiêu lý tưởng cách mạng, của Đảng, của Đoàn, nhiệm vụ đoàn viên. - Tạo điều kiện để đoàn viên được rèn luyện, phấn đấu, Đoàn phải là nơi để đoàn viên trình bày tâm tư, nguyện vọng và tổ chức Đoàn phải quan tâm giúp đỡ. III. Quản lý đoàn viên về công tác và sinh hoạt: Ban chấp hành chi đoàn cần phân công nhiệm vụ cho từng đoàn viên, có trách nhiệm kiểm tra đánh giá kết quả công tác hàng tháng của từng đoàn viên. Kịp thời biểu dương những đoàn viên hoàn thành tốt và góp ý kiến phê bình những đoàn viên không hoàn thành nhiệm vụ của Đoàn giao. Thông qua việc triển khai thực hiện chương trình: "Rèn luyện đoàn viên" để phân công công tác cho đoàn viên đảm bảo thực hiện tốt quy định "Mỗi đoàn viên một việc làm thiết thực cho Đoàn". - Đoàn viên thực hiện nhiệm vụ và quyền của Đoàn viên ở cơ sở quản lý hồ sơ đoàn viên, đồng thời có trách nhiệm tham gia các hoạt động ở địa bàn dân cư hoặc nơi cư trú với các nội dung và biện pháp cụ thể như: + Đối với Đoàn cơ sở, chi đoàn cơ sở nơi đoàn viên công tác: cần lập danh sách đoàn viên của đơn vị mình, giới thiệu về nơi cư trú sinh hoạt, có công văn giới thiệu đoàn viên về tham gia phong trào tại nơi cư trú. Lập sổ theo dõi và kiểm tra, nhắc nhở đoàn viên tham gia sinh hoạt, định kỳ 6 tháng đánh giá phân loại.
- + Đối với Đoàn phường- xã, chi đoàn dân cư, nơi đoàn viên cư trú: Tổng hợp và quản lý đoàn viên được giới thiệu tham gia sinh hoạt và hoạt động có kế hoạch tổ chức các hoạt động thiết thực cụ thể phù hợp với điều kiện công tác và thời gian tham gia của đoàn viên. Định kỳ (và khi cần thiết) thông báo cho đoàn viên về sinh hoạt nơi cư trú biết những nội dung công tác và hoạt động chi đoàn, Đoàn cơ sở. Xây dựng bản đăng ký các nội dung tham gia phong trào tại địa phương, làm tốt công tác khen thưởng đối với những đoàn viên ưu tú. Đối với đoàn viên phải có trách nhiệm tham gia các hoạt động do Đoàn nơi mình cư trú tổ chức và vận động gia đình cùng thực hiện tốt các quy định nơi cư trú và đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Chủ động liên hệ với Ban Chấp hành Đoàn nơi đang sinh hoạt để nhận giấy giới thiệu chuyển sinh hoạt và hoạt động về nơi cư trú. Đoàn viên được tham dự và đóng góp ý kiến tại Đại hội, Hội nghị của chi đoàn, được xét khen thưởng nhưng không được ứng cử, đề cử và bầu cử ở chi đoàn địa bàn dân cư hoặc nơi cư trú.Trong trường hợp cần thiết về công tác cán bộ nếu có tín nhiệm để bẩu vào cơ quan lãnh đạo của Đoàn ở địa bàn dân cư và nếu đoàn viên có nguyện vọng thì phải chuyển hồ sơ đoàn viên về nơi cư trú trước khi bầu ít nhất 15 ngày. IV. Quản lý đoàn viên làm ăn xa: 1. Đối với đoàn viên: - Trước mỗi đợt đi lao động ở xa, đoàn viên cần báo cáo với Ban Chấp hành chi đoàn về địa chỉ nơi đến để chi đoàn, Đoàn cơ sở hướng dẫn thủ tục chuyển sinh hoạt Đoàn tạm thời (nếu có nguyện vọng) và có sự giúp đỡ khi cần thiết. - Khi đến nơi lao động mới hoặc nơi cư trú đoàn viên cần làm thủ tục đăng ký tạm trú và liên hệ với chi đoàn, Đoàn cơ sở nơi tạm trú hoặc quận, huyện Đoàn đề nghị được hướng dẫn để đăng ký tham gia sinh hoạt Đoàn, Hội. - Trong thời gian tham gia sinh hoạt với chi đoàn nơi tạm trú, đoàn viên thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại điều 2, điều 3 của Điều lệ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, được tham dự và đóng góp ý kiến tại đại hội, hội nghị của chi đoàn, được xét khen thưởng khi có thành tích nhưng không được ứng cử, đề cử và bầu cử ở Đại hội, Hội nghị của chi đoàn nơi tạm trú. - Đoàn viên nộp đoàn phí tại cơ sở sinh hoạt tạm thời (trường hợp không chuyển sinh hoạt tạm thời thì vẫn nộp đoàn phí ở cơ sở Đoàn quản lý đoàn viên) nếu vi phạm kỷ luật ở nơi sinh hoạt tạm thời thì BCH cơ sở Đoàn nơi đó xét quyết định và thông báo với cơ sở Đoàn nơi quản lý hồ sơ đoàn viên. - Trước khi trở về địa phương hoặc đến lao động ở một địa bàn khác, đoàn viên chủ động báo cáo với Ban Chấp hành chi đoàn, Đoàn cơ sở nơi
- tạm trú để Chi đoàn, Đoàn cơ sở có nhận xét, đánh giá về thời gian tham gia sinh hoạt và hướng dẫn thủ tục chuyển sinh hoạt Đoàn. 2. Đối với chi đoàn + Chi đoàn nơi đi - Thông qua việc báo cáo của đoàn viên hoặc thông qua gia đình đoàn viên, chính quyền, các tổ chức đoàn thể ở địa phương để lập danh sách đoàn viên kèm theo địa chỉ nơi đến của số đoàn viên đi lao động ở xa, thời gian không ổn định của chi đoàn. - Đề nghị Đoàn cơ sở ra quyết định thành lập chi đoàn sinh hoạt tạm thời (nếu có từ 3 đoàn viên trở lên chuyển đi lao động, tạm trú ở cùng một địa bàn) và chỉ định Bí thư chi đoàn, làm thủ tục giới thiệu, chuyển sinh hoạt Đoàn tạm thời cho đoàn viên và chi đoàn (nếu cần). + Chi đoàn nơi đến - Đối với những địa bàn có đông đoàn viên thanh niên là lao động tự do cư trú, Ban Chấp hành chi đoàn báo cáo với Đoàn cấp trên, Công an khu vực, chính quyền để gặp gỡ, vận động và tổ chức cho đoàn viên thanh niên tham gia sinh hoạt Đoàn, Hội tại địa bàn nơi tạm trú. - Nếu đã có quyết định thành lập chi đoàn ở nơi đi thì Ban Chấp hành chi đoàn chuyển giấy giới thiệu sinh hoạt Đoàn cho Đoàn cơ sở nơi đến đồng thời giúp chi đoàn mới ổn định tổ chức và cùng tham gia sinh hoạt, hoạt động với Đoàn cơ sở nơi đoàn viên đăng ký tạm trú. - Tổ chức các hoạt động trợ giúp thiết thực đối với đoàn viên thanh niên lao động tự do cư trú trên địa bàn. 3. Đối với Đoàn cơ sở: + Đoàn cơ sở nơi đi: - Tổ chức gặp mặt số đoàn viên đi lao động ở xa vào dịp Tết Nguyên đán, ngày lễ, hoặc dịp có nhiều đoàn viên về địa phương... để nắm tâm tư nguyện vọng và giới thiệu chuyển sinh hoạt Đoàn tạm thời cho đoàn viên. Chuyển sinh hoạt Đoàn tạm thời bằng Thẻ đoàn viên hoặc giấy chuyển sinh hoạt Đoàn tạm thời (nếu cần, không phải nộp Sổ đoàn viên). - Trường hợp có từ 3 đoàn viên trở lên đi lao động, tạm trú ở cùng một địa bàn thì Đoàn cơ sở có thể ra quyết định thành lập chi đoàn sinh hoạt tạm thời, chỉ định Ban Chấp hành, Bí thư của chi đoàn và làm thủ tục giới thiệu, chuyển sinh hoạt tạm thời đến Đoàn cơ sở nơi đoàn viên đang tạm trú (nếu cần) và có công văn đề nghị Đoàn cơ sở nơi đến tạo điều kiện giúp đỡ và tổ chức cho đoàn viên tham gia sinh hoạt, hoạt động Đoàn. - Trường hợp không chuyển sinh hoạt tạm thời thì Đoàn cơ sở nơi đi phải thường xuyên giữ mối liên hệ với Bí thư chi đoàn để nắm tình hình tư tưởng, hoạt động của đoàn viên và chi đoàn để có định hướng động viên giúp đỡ, thông tin kịp thời tình hình địa phương, đơn vị và hoạt động
- của Đoàn cơ sở cho chi đoàn + Đoàn cơ sở nơi đến: - Tham mưu với cấp uỷ, chính quyền và phối hợp với Mặt trận Tổ quốc, các Đoàn thể tổ chức gặp gỡ số đoàn viên thanh niên là lao động tự do trên địa bàn do Đoàn xã, phường, thị trấn quản lý, vận động và tiếp nhận đoàn viên tham gia sinh hoạt Đoàn. - Những địa bàn tập trung đông đoàn viên là lao động tự do và đã có đăng ký tạm trú thì Đoàn xã, phường, thị trấn hoặc Đoàn cấp huyện (tương đương) ở nơi đó có thể thành lập các chi hội, chi đoàn trực thuộc để tổ chức các hoạt động (Chi đoàn khu nhà trọ, khu tập thể) - Nắm tình hình tư tưởng, việc làm, tổ chức hoặc phối hợp tổ chức các hoạt động chăm lo và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của đoàn viên là lao động tự do (giới thiệu nhà trọ, việc làm, mua vé tàu xe, tuyên truyền phòng chống tệ nạn xã hội, thăm hỏi lúc ốm đau...) thông qua đó xây dựng lực lượng nòng cốt vận động số đoàn viên thanh niên tích cực để thành lập chi hội, chi đoàn. C. CHƯƠNG TRÌNH RÈN LUYỆN ĐOÀN VIÊN: Chương trình "Rèn luyện đoàn viên" là một phương thức tác động trực tiếp đến từng đoàn viên. Giúp đỡ đoàn viên từ vị trí tiếp thu thụ động sang vị trí chủ động trong các hoạt động của các cơ sở Đoàn, biến quá trình giáo dục thành quá trình tự giáo dục. Từ đó góp phần nâng cao chất lượng đoàn viên, chất lượng hoạt động của chi đoàn là cơ sở để ban chấp hành chi đoàn tiến hành phân loại đoàn viên, trao thẻ đoàn viên, và giới thiệu đoàn viên ưu tú với Đảng hàng năm. I- Rèn luyện về nhận thức: Thông qua triển khai thực hiện Chương trình RLĐV, sự hướng dẫn, trợ giúp của tổ chức Đoàn, mỗi đoàn viên phát huy cao nhất khả năng tự rèn luyện để có được những kiến thức, hiểu biết cơ bản, có phẩm chất chính trị vững vàng, nội dung rèn luyện về nhận thức bao gồm: - Lý luận chính trị và lịch sử, truyền thống của Đoàn của Đảng. - Tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ yếu 5 điều Bác dạy thanh niên. - Những hiểu biết cơ bản về Đảng Cộng sản Việt Nam và chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước về phát triển kinh tế xã hội, giữ vững quốc phòng an ninh. - Những hiểu biết cơ bản về tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội LHTN Việt Nam, Hội sinh viên Việt Nam và Đội TNTP Hồ Chí Minh. - Những hiểu biết cơ bản về Hiến pháp và Pháp luật. - Rèn luyện đạo đức, lối sống, cách mạng, cần kiệm, liêm chính, chí công vô tư. II. Rèn luyện về hành động:
- Cụ thể hoá và thực hiện có hiệu quả quy định “Mỗi đoàn viên có ít nhất một việc làm thiết thực cho Đoàn”, gắn hoạt động của mình với hoạt động của thanh niên nơi sinh sống, công tác, phụ trách ít nhất một thiếu nhi hoặc giúp đỡ một thanh niên ở địa bàn dân cư; mỗi cơ sở Đoàn, chi đoàn có ít nhất một công trình, phần việc thanh niên rèn luyện về hành động, bao gồm những việc làm cụ thể, thiết thực, phù hợp khả năng, trình độ, nghiệp vụ của từng đoàn viên giúp đỡ đoàn viên tự rèn luyện, nâng cao năng lực làm chủ bản thân trong học tập, sinh hoạt, công tác và hoạt động xã hội, thực hiện tốt nhiệm vụ người đoàn viên. Quá trình triển khai thực hiện rèn luyện về hành động cần chú ý tạo điều kiện để đoàn viên đăng ký tham gia các tổ, đội, nhóm thanh niên, tình nguyện hoạt động xã hội và công tác xây dựng, củng cố tổ chức Đoàn, chăm sóc giáo dục thiếu niên nhi đồng… Rèn luyện về hành động cần tập trung thực hiện 5 nội dung chủ yếu sau đây: - Công tác chuyên môn, nhiệm vụ được giao. - Công tác xã hội. - Kỹ năng công tác thanh niên. - Công tác xây dựng, củng cố tổ chức cơ sở Đoàn, Hội; phụ trách Đội và tham gia xây dựng Đảng. - Tự rèn luyện nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kiến thức văn hoá- xã hội và sức khoẻ. Chương trình rèn luyện đoàn viên do chi đoàn và Đoàn cơ sở tổ chức triển khai thực hiện. Thông qua các hoạt động các cơ sở Đoàn cần tạo môi trường và điều kiện để đoàn viên thực hiện chương trình rèn luyện đoàn viên. Cán bộ Đoàn là tác nhân định hướng, tổ chức Đoàn, Hội tạo môi trường, cá nhân đoàn viên phải tự rèn luyện phấn đấu. Qui trình triển khai chương trình rèn luyện đoàn viên ở chi đoàn gồm 5 bước sau đây: Bước 1: Chi đoàn triển khai mục đích yêu cầu và hướng dẫn giúp đoàn viên đăng ký nội dung rèn luyện phù hợp với trình độ năng khiếu. Bước 2: Mỗi đoàn viên tự xác định và đăng ký thực hiện một hoặc một số nội dung rèn luyện cụ thể của mình (nếu đoàn viên chưa tự đề ra nội dung rèn luyện phù hợp thì ban chấp hành chi đoàn phải hướng dẫn gợi ý). Bước 3: Chi đoàn tổng hợp các nội dung rèn luyện đoàn viên đã đăng ký. Mỗi nội dung đều có tính phấn đấu và phải đạt được sự thỏa thuận thống nhất, không khó quá hoặc không dễ quá. Bước 4: Chi đoàn và Đoàn cơ sở cung cấp tài liệu, tổ chức các hoạt động hướng dẫn giúp đỡ theo dõi đoàn viên thực hiện nội dung rèn luyện đã đăng ký. Bước 5: Chi đoàn đánh giá và công nhận kết quả tự rèn luyện của đoàn viên trong từng giai đoạn theo 4 mức: xuất sắc, khá, trung bình, và yếu đồng thời báo cáo với Đoàn cấp trên và cấp ủy cùng cấp.
- Lưu ý: 1- Mỗi đoàn viên có một cuốn sổ hoặc một phiếu đăng ký chương trình: "Rèn luyện đoàn viên" của cá nhân. 2- Mỗi chi đoàn có một cuốn "Sổ vàng truyền thống" để đoàn viên đăng ký các nội dung rèn luyện hoặc "Những việc làm thiết thực cho Đoàn" 3- Đoàn viên đăng ký trực tiếp tại lễ đăng ký chương trình rèn luyện đoàn viên của chi đoàn (tổ chức vào dịp 26/3 hàng năm), hoặc gắn với lễ kết nạp đoàn viên mới, các lễ kỷ niệm những ngày truyền thống lịch sử trong năm... (yêu cầu chi đoàn phải tổng hợp các nội dung rèn luyện của đoàn viên đã đăng ký vào Sổ chi đoàn). D. TIÊU CHUẨN PHÂN LOẠI ĐOÀN VIÊN, CƠ SỞ ĐOÀN MỨC THU VÀ TRÍCH NỘP ĐOÀN PHÍ: I- Tiêu chuẩn phân loại đoàn viên: 1. Dựa trên tiêu chí "3 tốt": * Phẩm chất tốt: 1. Lối sống lành mạnh, không mắc tệ nạn xã hội. 2. Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong sinh hoạt và các lĩnh vực công tác. 3. Đoàn kết, trung thực, thẳng thắn trong đấu tranh tự phê bình và phê bình. 4. Có uy tín trước tập thể chi đoàn và thanh thiếu nhi. 5. Tuyên truyền gia đình, quần chúng nhân dân thực hiện đúng quan điểm, đường lối, chính sách, nghị quyết của Đảng, của Đoàn và pháp luật Nhà nước. - Chuyên môn tốt: 1. Có ý thức trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị, chuyên môn ở nơi công tác, sinh hoạt. 2. Năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm trong công việc của mình ở mọi nơi, mọi lúc. 3. Đạt hiệu quả cao trong lao động, học tập và công tác, mang lại lợi ích thiết thực về vật chất và tinh thần cho bản thân, gia đình, cơ quan, đơn vị... 4. Thực hiện đúng quy chế, quy định, quy trình, quy phạm và đạo đức nghề nghiệp trong lĩnh vực mình công tác, hoạt động. 5. Kết quả làm việc được tập thể ghi nhận và đánh giá cao. - Hoạt động tốt: 1. Tham gia đầy đủ các hoạt động do chi đoàn tổ chức hoặc triệu tập. 2. Chủ động hiến kế, đề xuất sáng kiến xây dựng và thực hiện các chương trình công tác của chi đoàn. 3. Thường xuyên theo dõi nắm bắt những thông tin thời sự về hoạt động
- của tổ chức Đoàn, Hội, Đội ở các cấp, đặc biệt là dư luận quần chúng tại địa phương, đơn vị đánh giá kết quả hoạt động của công tác Thanh thiếu nhi. 4. Giới thiệu kết nạp được đoàn viên mới. 5. Đóng đoàn phí đầy đủ; giữ gìn nghiêm túc Thẻ Đoàn viên; đeo huy hiệu Đoàn trong các buổi sinh hoạt, hoạt động của Đoàn. 2. Đánh giá, phân loại đoàn viên theo 4 mức: a. Đoàn viên tốt: - Thực hiện tốt tiêu chí "3 tốt" và 3 nhiệm vụ của người đoàn viên (theo quy định tại Điều 2 - Điều lệ Đoàn TNCS Hồ chí Minh). - Thực hiện tốt Chương trình RLĐV cả về nhận thức và hành động. *Lưu ý: Trong số đoàn viên được đánh giá, phân loại “Tốt” sẽ bình chọn ra những “Đoàn viên xuất sắc” (Là những đoàn viên ưu tú có đủ điều kiện để giới thiệu cho Đảng xem xét kết nạp). b. Đoàn viên khá: - Thực hiện khá tiêu chí "3 tốt" và 3 nhiệm vụ của người đoàn viên. - Thực hiện khá Chương trình RLĐV cả về nhận thức và hành động. c. Đoàn viên trung bình: - Có ý thức thực hiện tiêu chí "3 tốt" và 3 nhiệm vụ của người đoàn viên. - Thực hiện Chương trình RLĐV đạt mức trung bình. d. Đoàn viên yếu kém: - Thiếu ý thức trong việc thực hiện tiêu chí "3 tốt". - Chưa hoàn thành nhiệm vụ của người đoàn viên và Chương trình RLĐV. 3. Phương pháp đánh giá, phân loại đoàn viên: *. Yêu cầu: - Xác định rõ mục đích, ý nghĩa của công tác đánh giá, phân loại đoàn viên đó là: Đánh giá quá trình rèn luyện, phấn đấu của người đoàn viên trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chính trị của chi đoàn và sự tự rèn luyện của bản thân trong việc thực hiện nhiệm vụ của người đoàn viên. Qua đó tạo động lực và định hướng tiếp tục rèn luyện, phấn đấu. - Xác định rõ các bước trong quy trình đánh giá, phân loại đoàn viên do BCH chi đoàn hướng dẫn. Trên cơ sở đó, mỗi đoàn viên cần thực hiện một cách nghiêm túc, đồng thời tham gia đóng góp các ý kiến với tinh thần chân thành, thẳng thắn và xây dựng. - Định kỳ 6 tháng và hàng năm chi đoàn tổ chức đánh giá, phân loại đoàn viên. 2. Các bước thực hiện: - Bước 1: Đoàn viên làm tự kiểm điểm về quá trình rèn luyện của bản thân (ưu, khuyết điểm trên các mặt) và tự đánh giá, phân loại theo các tiêu chí trên. - Bước 2: Chi đoàn họp để đánh giá, phân loại đoàn viên. Trong cuộc
- họp, đoàn viên tự kiểm điểm, các đoàn viên khác đóng góp ý kiến. - Bước 3: Biểu quyết (nếu cần thiết có thể bỏ phiếu kín) về kết quả đánh giá, phân loại đối với từng đoàn viên trong chi đoàn. II. Đánh giá, phân loại chi đoàn: 1. Dựa trên tiêu chí "3 nắm, 3 biết, 3 làm": a. Nắm 3 đối tượng: - Đoàn viên: Chi đoàn phải quản lý tốt đoàn viên trong chi đoàn, nắm rõ số lượng, chất lượng, thành phần, năng lực, kỹ năng, hoàn cảnh và nhu cầu của từng đoàn viên. - Thanh niên: Chi đoàn phải nắm được số lượng, danh sách, phân tích thành phần thanh niên trên địa bàn, trong đơn vị thuộc chi đoàn quản lý. - Thiếu nhi: Chi đoàn phải nắm được số lượng, danh sách cụ thể các em thiếu nhi, đặc biệt các em có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn, trong đơn vị thuộc chi đoàn quản lý. b. Biết 3 nội dung: - Chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đang được thực hiện tại địa phương, đơn vị. Đặc biệt phải biết rõ những nội dung mà chi bộ phụ trách chi đoàn đặt ra cho công tác thanh thiếu nhi; Nắm được những chủ trương, những vấn đề chính trong Nghị quyết của cấp uỷ Đảng cấp trên liên quan đến công tác thanh thiếu nhi. - Các phong trào lớn và Chương trình hành động của Đoàn, Hội, Đội: Nắm được tên gọi, chủ trương, giải pháp triển khai và tổ chức thực hiện của cấp trên. Cụ thể hóa thành nội dung chương trình hành động của chi đoàn. - Nhu cầu của thanh thiếu nhi: Chi đoàn biết được có bao nhiêu đoàn viên, thanh niên đang cần và có nhu cầu về học tập, việc làm, sinh hoạt văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao, sinh hoạt chính trị...; bao nhiêu thiếu nhi cần được chăm sóc giúp đỡ về từng vấn đề cụ thể; biết được tình hình xã hội trên địa bàn, trong đơn vị có tác động ảnh hưởng đến thanh thiếu nhi. c. Làm 3 việc: - Đại diện, chăm lo và bảo vệ lợi ích hợp pháp, chính đáng của cán bộ, đoàn viên, thanh thiếu nhi. - Tổ chức các hoạt động, tạo môi trường giáo dục, rèn luyện đoàn viên, thanh thiếu nhi nhằm góp phần thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa- xã hội, quốc phòng, an ninh của địa phương, đơn vị. - Phối hợp với chính quyền, các đoàn thể và các tổ chức kinh tế, xã hội để làm tốt công tác thanh thiếu nhi, chăm lo xây dựng chi đoàn vững
- mạnh; tích cực xây dựng cơ sở Đoàn, Hội, Đội ở địa bàn dân cư; tham gia xây dựng, bảo vệ Đảng và chính quyền ở cơ sở. 2. Dựa vào tiêu chí "3 nắm, 3 biết, 3 làm" để đánh giá, phân loại Chi đoàn theo 4 mức: a. Chi đoàn vững mạnh: - Thực hiện xuất sắc tiêu chí. - Có ít nhất 2/3 tổng số đoàn viên được đánh giá, phân loại tốt và khá, không có đoàn viên yếu kém. - Tập hợp đoàn kết được từ 45-50% tổng số thanh niên sinh sống trên địa bàn. - Hàng năm kết nạp được từ 10-15% đoàn viên mới. - Hàng năm giới thiệu cho Đảng được từ 5-10% đoàn viên ưu tú. b. Chi đoàn khá: - Thực hiện tiêu chí ở mức độ khá (đạt tối đa 2/3 nội dung yêu cầu và chỉ tiêu hành động để thực hiện tiêu chí). - Có ít nhất 1/2 tổng số đoàn viên được đánh giá, phân loại tốt và khá, không có đoàn viên yếu kém. - Tập hợp đoàn kết được từ 40-45% tổng số thanh niên sinh sống trên địa bàn. - Hàng năm kết nạp được từ 5-10% đoàn viên mới. - Hàng năm giới thiệu cho Đảng được từ 3-5% đoàn viên ưu tú. d. Chi đoàn trung bình: - Thực hiện tiêu chí ở mức độ trung bình (đạt tối đa 1/2 nội dung yêu cầu và chỉ tiêu hành động để thực hiện tiêu chí). - Có ít nhất 1/4 tổng số đoàn viên được đánh giá, phân loại tốt và khá, còn đoàn viên yếu kém nhưng chiếm tỷ lệ không quá 5%. - Hàng năm có kết nạp được đoàn viên mới. e. Chi đoàn yếu kém: Không thực hiện được tiêu chí, có bộ máy BCH chi đoàn nhưng tồn tại mang tính hình thức, không tổ chức và duy trì được sinh hoạt và hoạt động của chi đoàn. 3. Trong quá trình đánh giá, phân loại chi đoàn cần lưu ý một số vấn đề: - Yêu cầu về mức độ nắm bắt tiêu chí để đánh giá, phân loại chi đoàn có khác nhau: Bí thư chi đoàn và Uỷ viên BCH chi đoàn phải nắm bắt đầy đủ, đoàn viên nắm bắt những vấn đề cơ bản. - Bản chất để đánh giá, phân loại chi đoàn là tính chủ động công tác. - Những chi đoàn trung bình và yếu kém cần được BCH Đoàn cơ sở và chi uỷ chi bộ phụ trách chi đoàn phối hợp tìm rõ nguyên nhân để có biện pháp khắc phục cụ thể, kịp thời. - Đoàn cơ sở trực tiếp hướng dẫn đánh giá, phân loại và xét công nhận kết quả phân loại chi đoàn, sau đó báo cáo với Đoàn cấp trên và cấp uỷ Đảng cơ sở gắn với đánh giá, phân loại của cấp uỷ.
- III. Đánh giá, phân loại Đoàn cơ sở: 1. Đánh giá, phân loại theo 4 mức: a. Đoàn cơ sở vững mạnh: - Chủ động công tác: chủ động xây dựng và thực hiện tốt kế hoạch, chương trình công tác, thực hiện tốt các chủ trương công tác của cấp uỷ và Đoàn cấp trên; chủ động phát triển đoàn viên mới và giới thiệu đoàn viên ưu tú cho Đảng, phát triển các hình thức tập hợp đoàn kết thanh niên; chủ động củng cố, xây dựng, phát triển tổ chức cơ sở Đoàn, Hội và nâng cao chất lượng các BCH chi đoàn; chủ động công tác phụ trách, hướng dẫn thiếu niên nhi đồng, chủ động tham mưu với cấp uỷ Đảng, liên kết phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể trong công tác thanh thiếu nhi. - Có ít nhất 2/3 tổng số chi đoàn được xếp loại vững mạnh và khá (vững mạnh chiếm ít nhất 1/3), không có chi đoàn yếu kém. - Có đội ngũ Ban Chấp hành đoàn kết, nhiệt tình, gương mẫu và có năng lực công tác. - Được cấp uỷ, chính quyền, thủ trưởng cơ quan, đơn vị đánh giá vững mạnh. b. Đoàn cơ sở khá: Là Đoàn cơ sở đạt các tiêu chuẩn nêu trên ở mức độ khá, có ít nhất 1/2 tổng số chi đoàn xếp loại khá trở lên, không có chi đoàn yếu kém. c. Đoàn cơ sở trung bình: - Ban Chấp hành Đoàn thiếu chủ động công tác, có dưới 1/2 tổng số chi đoàn xếp loại khá trở lên, còn chi đoàn yếu kém nhưng chiếm tỷ lệ không quá 5%. - Vai trò của tổ chức Đoàn ở địa phương, đơn vị chưa rõ. d. Đoàn cơ sở yếu kém: - Có bộ máy Ban Chấp hành Đoàn song không duy trì được sinh hoạt và hoạt động. - Có trên 2/3 tổng số chi đoàn xếp loại trung bình và yếu kém. Các cấp bộ đoàn cụ thể hoá các tiêu chuẩn trên cho phù hợp với địa phương đơn vị mình. Cấp huyện, thị trực tiếp đánh giá phân loại hàng năm. IV. Mức thu và tỷ lệ trích nộp Đoàn phí: Mức đóng đoàn phí: đối với các đoàn viên có lương là 2.000đ(hai nghìn đồng), đoàn viên không có lương là 1000đ (một ngàn đồng) một người trong một tháng. - Đoàn viên được kết nạp vào Đảng cộng sản Việt Nam thì thôi đóng đoàn phí. - Mức trích nộp đoàn phí: Từ cấp chi đoàn trở lên được giữ lại 2/3 (hai phần ba) và trích nộp lên cấp trên trực tiếp là 1/3 (một phần ba) tổng số tiền đoàn phí do đoàn viên hoặc tổ chức Đoàn cấp dưới nộp lên.
- E. TỔ CHỨC LỄ TRAO THẺ ĐOÀN VIÊN: I. Quy định chung: - Lễ trao thẻ đoàn viên được tổ chức ở Đoàn cơ sở hoặc chi đoàn cơ sở. - Lễ trao thẻ do Đoàn cơ sở (tương đương) hoặc chi đoàn chủ trì và trao thẻ cho từng đoàn viên. - Lễ trao thẻ đoàn viên phải đảm bảo tính nghiêm túc gây ấn tượng và tạo động lực để đoàn viên rèn luyện nâng cao chất lượng. - Lễ trao thẻ nên gắn với các ngày lễ, ngày kỷ niệm lịch sử hàng năm như: 3/2, 26/3, 30/4, 2/9, 22/12...hoặc tại lễ kết nạp đoàn viên. - Trang trí lễ trao thẻ cũng phải đảm bảo các quy định như lễ kết nạp đoàn viên mới. II. Chương trình lễ trao thẻ: 1- Chào cờ, hát Quốc ca, bài ca chính thức của Đoàn. 2- Khai mạc: Tuyên bố lý do giới thiệu đại biểu. 3- Thông qua báo cáo tóm tắt về công tác xây dựng Đoàn, kết quả phân loại đoàn viên và tóm tắt thành tích hoặc trích ngang của các đồng chí đoàn viên được trao thẻ. 4- Đại diện Ban thường vụ huyện Đoàn (tương đương) đọc quyết định chuẩn y và trao thẻ. 5- Đại diện đoàn viên được trao thẻ phát biểu cảm tưởng. 6- Đoàn viên đăng ký chương trình rèn luyện đoàn viên. 7- Đại diện ban thường vụ huyện Đoàn (tương đương) hoặc cấp ủy phát biểu. 8- Chào cờ, bế mạc. (không hát quốc ca và bài ca chính thức của Đoàn). F. TỔ CHỨC LỄ TRƯỞNG THÀNH ĐOÀN VIÊN: I. Quy định chung: - Đoàn viên tròn 30 tuổi, chi đoàn làm thủ tục trưởng thành Đoàn, lễ trưởng thành Đoàn cho đoàn viên khi hết tuổi Đoàn, nên tiến hành vào các dịp kỷ niệm ngày: 26/3, 19/5, 2/9 và ngày 22/12 hàng năm (4 đợt). Hoặc trong những hoạt động, sinh hoạt truyền thống của chi đoàn. - Lễ trưởng thành Đoàn được tổ chức ở Đoàn cơ sở, chi đoàn cơ sở hoặc chi đoàn. II. Quy trình tiến hành trưởng thành đoàn: 1- Hàng năm, BCH chi đoàn lập danh sách những đoàn viên tròn 30 tuổi (không giữ nhiệm vụ trong cơ quan lãnh đạo hay công tác chuyên môn của Đoàn) và thông báo cho đoàn viên đó biết. 2- Khi có danh sách đoàn viên tròn 30 tuổi, ban chấp hành chi đoàn cần tổ chức gặp mặt để nắm tâm tư, nguyện vọng của số đoàn viên đó. Nếu
- đoàn viên đến tuổi trưởng thành đoàn nhưng có nguyện vọng tiếp tục ở lại sinh hoạt đoàn, thì chi đoàn lập danh sách báo cáo với ban chấp hành đoàn cơ sở số đoàn viên có nguyện vọng tiếp tục sinh hoạt và số đoàn viên trưởng thành để Đoàn cơ sở xét quyết định. 3- Lễ trưởng thành phải được chuẩn bị thật chu đáo, trang trọng và tạo được không khí thân mật. Nếu đoàn viên trưởng thành là đoàn viên ưu tú trong buổi lễ trưởng thành Đoàn cần tiến hành luôn việc giới thiệu đoàn viên ưu tú đó cho Đảng xem xét bồi dưỡng kết nạp. III. Chương trình lễ trưởng thành Đoàn: 1- Tuyên bố lý do giới thiệu đại biểu. 2- Giới thiệu tóm tắt quá trình sinh hoạt đoàn và những thành tích đóng góp của đoàn viên trưởng thành. 3- Trao "Giấy chứng nhận đoàn viên trưởng thành" hoặc quyết định trưởng thành Đoàn và tặng phẩm kỷ niệm (nếu có) cho đoàn viên trưởng thành. 4- Đại diện đoàn viên trưởng thành phát biểu cảm tưởng. 5- Đại diện đoàn viên đang sinh hoạt đoàn (nên là đoàn viên mới) phát biểu. 6- Đại biểu cấp ủy và các đại biểu khác phát biểu (nếu có). 7- Kết thúc.
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn