intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Những vấn đề lý luận và thực tiễn về chính trị học: Phần 2

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:157

6
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nối tiếp nội dung phần 1, phần 2 cuốn sách "Chính trị học: những vấn đề lý luận và thực tiễn" tiếp tục trình bày những nội dung chính sau đây: Những vấn đề về văn hóa chính trị và con người chính trị; Những vấn đề về tư tưởng chính trị. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về chính trị học: Phần 2

  1. Phẩn 3 Những vấn đề vê văn hóa chính tn và con người chính trị
  2. VĂN HÓA CHÍNH TRỊ VÀ XÂY DỰNG VĂN HÓA CHÍNH TRỊ VIỆT NAM HIỆN NAY GS, TS Nguyễn Văn Huyên 1. Văn hóa chính trị - một phuơng diện của văn hóa a) Văn hóa từ góc độ tiếp cận triết học chỉnh trị Văn hóa được tiếp cận và quan niệm từ nhiều góc độ khác nhau. Một quan niệm thông thường xem văn hóa là một trong bốn lĩnh vực hoạt động sống của xã hội: kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. Và rứiư thế, văn hóa là một bộ phận của đời sống con ngưòả - lĩnh vực tinh thần của đời sống xã hội. Song, riếu quan niệm như vậy thi không giải thích được đầy đủ về đòd sống vật chất. Con người không chi có nhu cầu ăn no, mặc ấm, mà còn phải àn ngon, mặc đẹp; nhà cửa không chỉ để che mưa, tránh năng mà phải hợp lý, tiện nghi, sang trọng. Tất nhiên, cái ngon, cái đẹp, cái hợp lý, tiện nghi, sang trọng cũng mang ý nghĩa tinh thần, rứiưng trong đó một phần quan trọng là kết cấu giá trị vật chất. Đời sống vật chất, như vậy cũng thể hiện văn hóa của con người. Và nữa, khi ngưòd ta nói Việt Nam bách chiến bách thắng trong lịch sử chống ngoại xâm là do văn hóa của mình, thì ờ đỏ, văn hóa không chi là kết tinh các giá trị tinh thần, mà là tổng hòa toàn bộ sức sống, tinh lực và sức mạnh con ngưòã - ’ Viện Chính trị học, Học viện Chinh trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh. 305
  3. dân tộc Việt Nam; ở đó có tinh thần yêu nước, thưcmg người, yêu cuộc sống, nhưng yếu tố đặc biệt hơn còn là sức sống vật oiất chứa đựng trong lao động cần cù, trong óc thông minh sáng tạc, từ tinh lực, xưorng máu và sức mạnh vật chất của biết bao thế lệ người Việt Nam. Nói văn hóa Việt Nam không có nghĩa chì nói đòã s>ng tinh thần dân tộc Việt Nam mà đó là tổng lực vật chất - tinh thầi của cả hình thức tổ chức xã hội, cùa các phưcmg thức hoạt động vồphưomg thức sống của toàn dân tộc, các năng lực hoạt động và trình độ phát triển người của cả cộng đồng, quốc gia Việt Nam. Văn hóa là phạm trù người, nó chi toàn bộ đòd sống của con người trong quan hệ giữa con người với con người và với thế giới bên ngoài, ở đó kết tinh toàn bộ giá trị, phương thức sống, lãng lực hoạt động và trình độ phát triển của chính con người. Nói nột cách hình ảnh, vãn hóa là một thấu kính phản ánh mọi chiều cạnh của đời sổng xã hội trong không gian ba chiều gồm ít nhất ba mặt cơ oản: - Thế giới giá trị do loài người (cộng đồng, dân tộc) iáng tạo ra. Đó là toàn bộ giá trị tinh thần - vật chất được hình thinh, tạo dựng trong suốt quá trình lao động, sản xuất, nghiên cứu, chế tác, sáng tạo của con người. Tất nhiên, toàn bộ giá trị ở đây li những sản phẩm có ích, thỏa mãn nhu cầu nhân sinh, đáp ứng sự piát triển - tiến bộ của xã hội. Bời có những sản phẩm do con ngưri tạo ra không những không đáp ứng nhu cầu tiến bộ mà còn phản tiến bộ, đó là sàn phẩm phàn van hóa. Những giá trị vật chất - đó là các công cụ phục vụ snh hoạt hàng ngày và phương thức sử dụng (Hồ Chí Minh); đó là các vật dụng thỏa mãn tiện nghi sống, nhất là các tiện nghi thỏa nãn các nhu cầu vật chất - tinh thần. Giá trị tinh thần - đó là phong tục, tập quán, lối sống, cuy định pháp luật, hệ chuẩn đạo đức, thẩm mĩ; các hệ tư tưởng, giáo lý tôn 306
  4. giáo; đó cũng là các mẫu tâm lý, tinh càm, các lối tư duy... của một cộng đồng người. Giá trị vật chất - tinh thần: đó là các sản phẩm khoa học - công nghệ, nơi vừa chứa đựng tình cảm, khát vọng, nghị lực, ý chí, vừa chứa đựng tư tưởng khoa học với kĩ năng thao tác; đó là các công trinh nghệ thuật - kiến trúc, điêu khắc, âm nhạc, hội hoạ, văn chương, điện ảnh... nơi thể hiện lý tường, khát vọng và tài năng vươn tới chân, thiện, mĩ của con người. - Năng lực hoạt động của con người. Văn hóa không chỉ là thế giới giá trị vật chất - tinh thần - cái thế giới đúng tách biệt, đổi diện với con người, mà còn là tổng hòa các năng lượng hoạt động của chính con người. Con người thể hiện bản chất, năng lượng sống và khả năng hoạt động cải biến và sáng tạo của mình chủ yếu trong ba mặt sau; + Năng lực nội lực hóa: Hoạt động nhận thức thế giới bên ngoài, sự tiếp nhận thông tin, tri thức do chủ thể tiếp xúc, lao động trong thế giới tự nhiên - xã hội. Quá trình hoạt động vừa biểu hiện cái tôi con người, vừa là quá trình nạp tri thức của loài ngưòri. Đó chính là quá trình nạp năng lượng văn hóa cho mồi chủ thể, mà như Mác nói, đó là quá trình nội lực hóa - chủ thể chiếm hữu thế giới, hình thành và phát triển con người như là chủ thể mang năng lưọTig văn hóa - chù thể văn hóa. + Năng lưc ngoại lưc hóa: Quá trình con người với tư cách chủ thế văn hóa, đến lượt minh, chuyển năng lượng văn hóa vào quá trình hoạt động sống; Lao động, sàn xuất, chế tác công cụ, nghiên cứu khoa học, phát minh kĩ thuật, sáng tạo nghệ thuật. Đây là quá trình con người phân thân mình vào quá trình hoạt động sống, hóa thân mình vào sản phẩm lao động - sáng tạo. Nguồn năng lượng văn hóa càng phong phú, sâu sắc, càng đặc trưng thì khả năng phân thân càng mạnh mẽ, khả năng hóa thân vào sản phẩm càng đặc sắc 307
  5. và hiệu quả. Đây là năng lực chủ thể văn hóa sáng tạo ra giá trị văn hóa mới cho cộng đông, xã hội; ở đây vừa biêu hiện sức mạnh văn hóa, vừa là đặc trưng văn hóa cùa chủ thể. + Khả năng ứng xử: Năng lực hoạt động có tính giao thoa phổ biến của con người và thể hiện trình độ cũng như đặc trưng văn hóa cùa chủ thể. Hoạt động nội lực hóa cũng như ngoại lực hóa luôn thể hiện quan hệ ứng xử của các chủ thể. Sự giao tiếp trong sinh hoạt, công tác, chiến đấu, học tập. Mỗi lĩnh vực hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội, chính trị... đều đòi hỏi lứiững nét giao tiếp riêng. Nhưng tất cà những hành vi, động tác, phưcmg thức hoạt động đều nói lên đặc điểm và trìiứi độ văn hóa của chù thể. ứng xừ không chi biểu hiện ở quan hệ cá nhân, mà biểu hiện vô cùng phong phú trong cộng đồng - xã hội, quan hệ tập thể - tập thể, giai cấp - dân tộc, quốc gia - quốc tế. Sự ứng xử thích hợp, linh hoạt, khéo léo vừa nói lên năng lực ứng xử vừa thể hiện văn hóa cao đẹp cùa con ngưòã. - Văn hóa cũng thể hiện ở một chinh thể tổng hợp - đó chính là sự phát triển của bản thân con người. Nói đến cùng, vấn đề con người, vấn đề tồn tại người là vấn đề phát triển con người. Nói tới văn hóa mà chi nói tới thế giới giá trị, chi nói tới năng lực hoạt động, khả năng cống hiến xây dựng xã hội mà quên mất sự phát triển các phẩm chất người cùa chính con ngưòã thì không còn là văn hóa. Bời như đã khẳng địrửi ờ trên - văn hóa là phạm trù người\ Quá trình và năng lực nội lực hóa - ngoại lực hóa, quá trình hoạt động ứng xừ vừa là quá trình con ngưòã sáng tạo ra giá trị văn hóa, vừa là quá trình làm phát triển con người toàn diện - hài hòa Thể - Đức - Trí - Mĩ - mô hình phát triển con người lý tưởng của loài ngưòd và cũng là của dân tộc Việt Nam. Văn hỏa như vậy rõ ràng là bản chất xã hội, nó phản ánh toàn bộ hoạt động sống xã hội, nó bao chứa toàn bộ tính chất của xã hội 308
  6. từ giá trị đến năng lực sống cùa xã hội và trình độ phát triển con người trong xã hội đó. Bibler diễn giải tư tưởng này vô cùng sâu sắc: Logic cuộc sống chính là logic của văn hóa. Logic ở đây là tất yếu của cuộc sống, dù xã hội vận động quaiứi co phức tạp lúc thăng lúc trầm, nhưng hướng vận động tất yếu là phát triển và tiến bộ. Nhân lõi của phát triển và tiến bộ chính là logic của cuộc sống. Xã hội vận động và phát triển là vận động và phát triển bằng chính nội lực cùa mình, bàng chính chất người, trình độ người, bàng ý chí, khát vọng và năng lực, tài năng cải biến, sáng tạo cùa con ngưòd với tư cách là các chủ thể văn hóa. Chi bàng sự tiếp cận triết học đó về văn hóa mới thấy được văn hóa vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển. Cho nên, văn hóa là những gì còn đọng lại sau khi người ta quên đi tất cả (Éluard Heriot) và văn hóa là điều bí ẩn không cùng (Derida). Cái còn lại, cái không cùng đây chính là cái tinh tuý - cái thăng hoa bản chất - linh hồn xã hội, thành cái bản sắc của dân tộc, đặc trưng xã hội, đặc trưng thời đại. Đúng văn hóa là linh hồn, bản sắc dân tộc, đặc trưng xă hội và thời đại. Chi có điều, linh hồn, bản sắc và đặc trưng này không thuần tuý tinh thần mà là cái kết tinh cốt tuỷ, sức mạnh vật chất của lịch sử dân tộc, xã hội và then đại. Cái sức mạnh vật chất của lịch sử này cụ thể và đặc trưng không chi đổi với từng thời đại, từng khu vực mà đến từng nhóm người, từng cá thể. Vì thế mà về lịch đại loài ngưòd có văn hóa cổ đại, văn hóa hiện đại', về đồng đại loài người có văn hóa phương Đông, văn hóa phư ơn g Túy, vẻ tíiili chất xa hội loài ngưòd có văn hóa tư sản, văn hóa xã hội chù nghĩa. Trong mỗi phương diện hoạt động của con người đều mang bản sắc, sắc thái văn hóa của mình; văn hóa lao động, văn hóa loi sống, văn hóa tư duy, văn hóa pháp luật, văn hóa đạo đức, văn hóa thẩm mĩ. Trong mỗi lĩrứi vực hoạt động sống cũng có những sắc thái văn hóa riêng của mình: văn hóa kinh tế, văn hóa pháp luật, văn hóa xã hội, văn hóa chính trị. 309
  7. b) Bản chất cùa văn hóa chính trị Chính trị là lĩnh vực hoạt động rộng lớn và quan trọng cùa con người, về khía cạnh cơ bàn, chính trị là hoạt động phổ biến của xã hội. Lịch sừ loài người từ khi phân chia thành giai cấp là lịch sử cùa chính trị - đó là lịch sứ đấu tranh giai cấp (C. Mác). Và nói tới lịch sử đấu tranh giai cấp là nói tới lịch sử từng tập đoàn ngưòd đấu tranh cho quyền lực của mình, dùng quyền lực để thực hiện lọd ích giai cấp, xây dựng cuộc sống, đáp ứng nhu cầu và khát vọng của giai cấp. Cho nên, nói một cách quy giản, chính trị là lý luận và thực tiễn, khoa học và nghệ thuật giành, giữ và thực thi quyền lực chính trị, thực hiện lợi ích giai cấp, dân tộc, quốc gia. Nhưng vấn đề lớn và có ý nghĩa quyết định tính chất, đặc điểm của chính trị là quyền lực chính trị nằm trong tay ai và để làm gì? Giành, giữ và thực thi quyền lực chính trị phục vụ cái gi và giành, giữ, thực thi quyền lực ra sao? Điều này nói lên ý nghĩa xã hội - con người của chính trị. Đây là khoa học và nghệ thuật, trình độ khoa học và nghệ thuật này phát triển từ thấp lên cao trong lịch sử đấu tranh giành quyền lực, giữ và thực thi quyền lực. Và vấn đề quyết định nội dung chính trị là thực thi quyền lực chính trị. Có quyền lực trong tay, chù thể chính trị - đảng chính trị (của giai cấp cầm quyền) phải sử dụng quyền lực, phân bổ quyền lực như thế nào để thực thi quyền lực? Để thực thi được quyền lực, chủ thể chính trị - đàng chính trị phải tổ chức lực lượng, xây dựng hệ thống chính trị, thiết chế chính trị, tạo lập cơ chế vận hành ra sao để thực thi chính trị một cách hiệu quả nhất. Nhìn từ triết học văn hóa, ta thấy rõ ràng, chính trị là sản phẩm cùa văn hóa. Văn hóa là kết tinh toàn bộ giá trị, phương thức sống, năng lực hoạt động và trình độ phát triển người. Vậy thì mục tiêu chính trị có nhân văn hay phản nhân văn; hệ thống chính trị, thiết chế chính trị, cơ chế chính trị có khoa học hay không khoa học; 310
  8. phương thức tồ chức và ứng xử chính trị có phù hợp với đạo lý con người, có dân chủ hay không... nói lên văn hóa của nền chính trị. Hệ thống chính trị, thiết chế chính trị, cơ chế vận hành chính trị... nói chung là nền chính trị chính là sản phẩm, là trình độ của một giai đoạn và một quá trình phát triển lịch sử, nó là sản phẩm cùa quá trình phát triển của xã hội loài người, và do đó, là một giai đoạn phát triển cùa văn hóa loài người. Bời ở nền chính trị đó vừa thể hiện là sán phẩm do đời sống chính trị - hoạt động chính trị - cùa nền chính trị đó tạo nên, vừa chứa đựng nội dung thể chế chính trị, thiết chế và cơ chế vận hành cùa nó; ờ đó cũng chứa đựng năng lực hoạt động thể hiện trong khoa học - nghệ thuật chính trị của tất cả các chủ thể chính trị. Vậy nên, văn hóa chính trị là một phương diện của văn hóa, ở đó kết tinh toàn bộ các giá trị, phẩm chất, trình độ, năng lực chírứi trị, được hình thành trên một nền chính trị nhất định, nhàm thực hiện lợi ích giai cấp, dân tộc, cộng đồng phù hợp với xu hướng phát triển - tiến bộ cùa xã hội loài người. Là một phương diện của văn hóa, cho nên văn hóa chính trị là nhát bổ dọc lịch sử văn hóa theo lĩnh vực hoạt động chính trị. Những bản chất, tính chất, đặc trưng và kết cấu của văn hóa đều có mặt trong văn hóa chính trị. Cái riêng của văn hỏa chính trị ờ đây chi là những bản chất, đặc tính, yếu tổ văn hóa đó biểu hiện trong lĩnh vực hoạt động chính trị mà thôi. N êu như văn h óa là bàn chất, linh hổn của xã hội, cùa thài đại thì văn hóa chính trị là bản chất và linh hồn của nền chírứi trị của một giai cấp, của một dân tộc, một quốc gia. Nếu như văn hóa có mặt trong mọi suy nghĩ, hàiứi vi con người, xã hội, thẩm thấu trong mọi hoạt động và mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, thì văn hóa chính trị cũng có mặt khắp nơi trong đời sống chính trị, từ những giá trị do nền chính trị tạo ra cho đến 311
  9. năng lực hoạt động chính trị và trình độ của những chủ thể chính trị, từ chất lượng hoạt động chính trị cho đến lối xử sự văn minh, hợp lý, khoa học, hiệu quả trong đời sống chính trị. Vàn hóa chính trị, rõ ràng không đorn thuần, không phiến diện là biểu hiện hành vi văn hóa như quan niệm thông thường trong hoạt động chính trị; nó là huyết mạch, là nguồn sống, nguồn sức mạnh bên trong cơ thể chính trị; nó quy định một nền chính trị đầy sức sống, đầy tiềm năng, đầy sức manh, nhưng cái đặc trưng nhất của vàn hóa chính trị là sức sống, sức mạnh của một nền chính trị vươn tới những giá trị cao đẹp, tới xã hội nhân đạo, nhân văn. 2. Một số vấn đề về xây dựng văn hóa chính trị Việt Nam hiện nay a) Một số đặc điểm cùa văn hóa chính trị Việt Nam Văn hóa chính trị Việt Nam là một thể thống nhất, vô cùng phong phú và đa dạng, song có thể khái quát một số đặc điểm của văn hóa chính trị Việt Nam như sau: Văn hóa chính trị Việt Nam gắn liền với lịch sử cách mạng Việt Nam. Hơn nữa, bản chất của văn hóa chírứi trị Việt Nam được kết tinh từ lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Bời lịch sừ cách mạng Việt Nam và lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước thống nhất với nhau, là đấu traiứi và phấn đấu thực hiện những ước mơ, khát vọng của con người Việt Nam. Lịch sử đó đã hình thành nên những giá trị văn hóa chính trị truyền thống tiêu biểu Việt Nam: - Những giá trị văn hóa chírứi trị cộng đồng được xây dựng ưên cơ cấu xã hội Nhà - Làng - Nước; - Một nền chính trị yêu nước, thưomg dân, dân là gốc; - Tư tường chính trị đấu tranh cho độc lập, tự do, tự lực, tự cường; - Tinh thần tự hào dân tộc, tự tôn nền vàn hiến quốc gia. 312
  10. trọng trí tuệ, quy tụ người hiền; - Một nền chinh trị đạo lý, tôn ừọng chính nghĩa, bảo vệ công lý; - Vừa đề cao đức trị vừa đề cao pháp trị; hình thành tư tưởng về một nền chính trị pháp quyền; - Tư tường và hành vi chính trị khoan dung, độ lưọmg, vị tha; - Hoà họp, hữu nghị, họp tác vì sự phát triển và tiến bộ; Tất cả rứiững giá trị, phẩm chất và năng lực đó họp thành một nền chính trị nhân đạo, rứiân vãn, tất cà vì con người của văn hóa chính trị Việt Nam. Đó là những giá trị nền tàng và cũng chính là trình độ, là sức sống và sức mạnh của sự tiếp tục xây dựng và phát triển văn hóa chính trị Việt Nam hiện nay. b) Nội dung xây dựng văn hóa chính trị Việt Nam hiện nay: Là một phưcmg diện cùa văn hóa Việt Nam nói chung, văn hóa chính trị Việt Nam cũng có tất cả các khía cạnh, các bộ phận và các yếu tố văn hóa Việt Nam. Vì vậy, xây dựng văn hóa chính trị Việt Nam hiện nay phải trên cơ sờ nhận thức, quan niệm văn hóa mácxít: từ ba phưcmg diện của lăng kính phản ánh toàn diện đòã sống chírứi trị Việt Nam: khía cạnh giá trị, khía cạnh năng lực chỉnh trị và khía cạnh trình độ phát trien của chính bản thân chủ thể chính trị. * về phương diện giả trị Văn hóa chính trị thể hiện trước hết ở mục tiêu, lý tường chírứi trị. Một nền chính trị dù trình độ tổ chức cao, công nghệ hoàn hảo, nhưng mục tiêu phi nhân đạo thì nền chính trị đó không thể là chính trị có văn hóa. Trước hết, trên cơ sờ giá trị văn hóa chính trị truyền thống dân tộc, kết họp chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Mirứi, Đảng ta 313
  11. xây dựng nền chính trị theo tiêu chí và bàn chất nhân văn: Đây là nền chính trĩ phấn đấu cho độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội - xã hội giàu mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh - một xã hội phù hợp lý tưởng nhân đạo cùa nhân dán Việt Nam và cũng là lý tưởng của loài người tiến bộ. Bản chất và mục tiêu chínli trị này là nhân lõi xuyên suốt của chính trị Việt Nam từ ngày Đảng ta ra đời. Trong những năm đầu của đảng, bản chất, tư tưởng và mục tiêu nhân văn xã hội chủ nghĩa phải tồn tại bí mật trong chế độ chírứi trị của chủ nghĩa thực dân phong kiến. Dù vậy, nó đã nhen nhóm không những tinh thần, ý chí cách mạng, mà đã trở thành một mầm sổng cách mạng mạnh mẽ và đầy triển vọng cùa một nền văn hóa chính trị. Với 15 tuổi đời, Đảng Cộng sản Việt Nam đã làm nên kỳ tích mà hàng nghìn đời ông cha ta chưa thực hiện được - Cách mạng Tháng Tám - giành chính quyền từ thực dân đế quốc về tay nhân dân lao động, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - nhà nước công - nông theo tư tường xã hội chủ nghĩa đầu tiên ở Đông Nam Á. Và với bản chất, mục tiêu, lý tường cộng sản chủ nghĩa, với sức mạnh của văn hóa chính trị, Đảng ta và nhân dân ta đã làm nên Điện Biên Phủ chấn động địa cầu, đập tan dã tâm xâm lược của chủ nghĩa thực dân, góp phần làm tan rã hệ thống chủ nghĩa thực dân quốc tế, hướng nhân loại tiến lên con đường xã hội chủ nghĩa. Đại thắng mùa Xuân 1975 quét sạch bóng quân xâm lược Mỹ ra khỏi bờ cõi Việt Nam, giải phóng hoàn toàn đất nước, đưa non sông về một mối, tiến lên chủ nghĩa xã hội. Đó là đại thắng của văn hóa chírứi trị Việt Nam - nền chính trị kết tinh bản chất chính trị của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tường chírứi trị nhân văn Việt Nam. Chủ nghĩa Mác-Lênin kết hợp hài hòa với các giá trị văn hóa chính trị truyền thống Việt Nam, được nâng cao một cách sáng tạo trên nền tảng tư tưởng Hồ Chí Minh tạo nên một văn hóa chính trị 314
  12. Việt Nam khoa học - cách mạng- nhân vãn theo mục tiêu chù nghĩa xã hội. Dù trong hoàn cảnh hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới tan rã, phong trào cộng sản quốc tế thoái trào và chù nghĩa tư bản đang thang the, trong điều kiện toàn cầu hóa, tình hình chính trị - xã hội tác động phức tạp, với bản chất chính trị vững vàng, cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo cùa đảng cộng sản vẫn vững bước đưa đất nước tiến lên trên con đường xã hội chù nghĩa. Điều đó thể hiện mục tiêu chính trị khoa học - cách mạng - nhân văn - một nền chính trị văn hóa, đồng thời thể hiện bản lĩnli văn hỏa chính trị cao của nền chính trị Việt Nam. Để thực hiện mục tiêu xã hội chù nghĩa trong tình hình và điều kiện chính trị - xã hội hiện đại, Đảng ta tiến hành xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chù nghĩa theo tư tưởng và nguyên lý quyết định luận kinh tế mácxít. Không phát triển kiiứi tế thì không thể phát triển xã hội. Phát triển kinh tế chi thực hiện được bằng kinh tế thị trường. Nhưng văn hóa chính trị cao của tư tường chính trị Việt Nam là ở chỗ, nó phát ưiển kinh tế theo nguyên tắc và mục tiêu xã hội chủ nghĩa. Phát triển kinh tế phải đi liền với phát triển xã hội. Phát triển xã hội là nâng cao đời sống toàn diện của nhân dân theo nguyên tắc phát triển kiiứ) tế đồng thời với tiến bộ xã hội: bảo đảm công bàng, bình đẳng, thực hiện dân chủ xã hội chủ nghĩa. Nhưng chỉ cỏ thể phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trên nền tảng một nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Nhà nưóc pháp quyên là phiromg tiện và phưomg thức điều hành và quản lý xã hội đạt hiệu quả tối ưu. Tuy nhiên, chì điều hành xã hội với hiệu quả tối ưu thì theo yêu cầu của văn hóa chính trị là chưa đủ, bởi vì nó có thể đem lại hiệu quả tối ưu cho giai cấp bóc lột, giai cấp tư sản, cho một nhóm người giàu có. Văn hóa chính ưị của chúng ta đòi hỏi phải xây dựng nhà nước pháp quyền vì nhân dân, đem lại lợi ích nhân dân, lợi ích dân tộc. Nhà nước đó phải là 315
  13. nhà nước cùa nhân dân, do nhân dân làm chủ; sứ mệnh và sự nghiệp cách mạng là của nhân dân. Đây là giá trị văn hóa cùa chính trị Việt Nam: Xây dựng nền chính trị như vậy, đạt tới những giá trị như vậy trong lịch sử là chưa hề có; nó vừa là mục tiêu, lý tưởng chính trị cao đẹp của đảng và của nhân dân ta. Và đây cũng là sự tìm tòi, sáng tạo trên con đường đi tới một nền chính trị văn hóa cao của đảng và cùa dân tộc Việt Nam. Nói tới nhà nước pháp quyền xã hội chù nghĩa, nhà nước của dân, do dân, vì dân thực chất là nói tới nền chính trị thực sự dân chù. Mục tiêu độc lập dân tộc, mục tiêu chủ nghĩa xã hội, độc lập dân tộc gắn len với chủ nghĩa xã hội - đó là nguyên lý chính trị đúng đắn và sáng tạo của cách mạng Việt Nam, của Hồ Chí Minh, nó cũng thể hiện văn hóa chính trị cao của Đảng ta. Sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội phải là sự nghiệp của nhân dân, do nhân dân tự làm lấy (Hồ Chí Minh). Nhân dân chi cỏ thể tự làm lấy chủ nghĩa xã hội trên cơ sở xây dựng nền kinh tế thị trường và nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Đây vừa là cách tiến hành cách mạng: thực thi quyền lực chính trị của toàn dân tộc với bản chất văn hóa chính trị, vừa là lứiững giá trị văn hóa chính trị mà chúng ta phải xây dụng và không ngừng nâng cao trong suốt quá trình cách mạng. Trong nền chính trị văn hóa đó, chủ thể chính trị của nền kinh tế thị trưòng định hướng xã hội chủ nghĩa không chi là các tổ chức đảng, nhà nước, các nhà lãiứi đạo, quàn lý, mà chính là nhân dân. Chù thể cùa nhà nước pháp quyèn xa hội chù nghĩa cQng không phải chi là các cơ quan lãnh đạo, hệ thống quan chức, mà là nhân dân. Mục tiêu cách mạng xã hội chủ nghĩa là vì lọri ích của toàn dân. Sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa; lợi ích xã hội do cách mạng đem lại là của nhân dân. Nhà nước với các cơ quan lãnh đạo là do nhân dân xây dựng nên. Sự hình thành đảng cộng sản cũng xuất phát từ lợi ích của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động toàn xã hội. Đến 316
  14. lượt mình, đàng, nhà nước đại diện cho giai cấp, cho toàn dân tổ chức, lãnh đạo, điều hành, quản lý và huy động sức mạnh toàn dân thực hiện mục tiêu cùa đảng, của nhà nước và của nhân dân. Đó thực sự là nền văn hóa chinh trị cao đẹp nhất, đồng thòri là trình độ văn hóa chính trị cao cùa một nền chính trị Việt Nam. Đời sống chính trị là muôn hình muôn vẻ với biết bao tư tường, khuynh hướng khác nhau. Nen văn hóa chính trị không chi thể hiện ờ tính chất dân chủ, nó còn thể hiện đặc trưng vưọít trội của nó là tính khoa học. Lý tưởng và mục tiêu chính trị là cái dẫn đường cho chính trị, song nó mới chỉ là mong muốn. Chính trị có thực hiện được mục tiêu đó cùa mìiứi hay không, thì nền chính trị phải được xây dựng một cách khoa học. Mục tiêu chính trị có thể là xã hội tư bàn. Nhưng xã hội tư bản không thể là lý tưởng đối với tất cả mọi người; nó chi tốt đẹp đối với các nhà tư sản, những người giàu. Mục tiêu xã hội chủ nghĩa chính là mục tiêu chính trị khoa học đối với loài người tiến bộ - đem lại quyền lọri và hạnh phúc cho tất cả mọi người. Khi mục tiêu đã được lựa chọn một cách khoa học thì vấn đề quyết định tiếp theo là con đưòmg thực hiện mục tiêu đó. Lý luận cùa con đường thực hiện mục tiêu chính trị của dân tộc Việt Nam là chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh dựa trên nguyên lý vận động và phát triển khách quan, tất yếu của xã hội loài ngưòd - chù nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản. Xây dựng vàn hóa chính trị, chúng la liếp tục nhận thức những quy luật phát iriẻn xa hội tién thẳng lên chủ nghĩa xà hội; xây dựng hệ thống chính trị khoa học và phù hợp với đặc điểm và điều kiện Việt Nam. Hệ thống chíiứi trị đảng - nhà nước - các tổ chức chính trị - xã hội và các đoàn thể quần chúng rứiân dân,..đó là hệ thống chírứi trị khoa học, bời nó tập hợp và phát huy được tổng lực dân tộc. Cơ chế vận hành của hệ thống chírứi trị: đảng lãnh đạo - nhà nước quản lý - nhân dân lao 317
  15. động làm chủ, đỏ là cơ chế khoa học, vì nó chuyển quyền lực về nhân dân; huy động và phát huy tối đa sức mạnh và tiềm năng sáng tạo của toàn dân trong việc thực thi quyền lực chính trị, thực hiện lọd ích toàn dân tộc. Xây dựng văn hóa chính trị của nền chính trị Việt Nam cũng phải bảo đảm tính pháp lý. Nói đến chính trị là nói đến quyền lực. Văn hóa chính trị thể hiện ở chỗ quyền lực chính trị thuộc về ai và thực hiện mục tiêu chính trị nào. Chính trị Việt Nam dù đã rõ ràng là thực hiện lợi ích dân tộc và mọi người dân, nhung điều kiện thực tế còn cản trờ nhiều đến việc bảo đảm tính chất đó. Nen chính trị hoạt động trên nguyên tắc pháp luật sẽ phân chia quyền lực một cách hợp lý, chống sự tập tmng quyền lực, thâu tóm và lộng hành quyền lực. Chi có .thực hiện nghiêm minh luật pháp chúng ta mới chống được sự tha hóa quyền lực của nhân dân, phát huy quyền lực của nhân dân. Xây dựng nhà nước pháp quyền và tạo điều kiện tối đa cho nhà nước hoạt động theo pháp luật, thực hiện luật pháp nghiêm minh là một trong những nội dung cốt lõi của văn hóa chính trị Việt Nam hiện nay. Nói tới vàn hóa chính trị là nói tới tính lứiân đạo. Không chi mục tiêu chính trị, mà nội dung chính trị cũng phải thể hiện bản chất đạo lý của nó. Đạo lý gắn liền với pháp lý, bởi cái lẽ cuộc đời không thể tách biệt những quy định chung của xã hội do con ngưèri quy định với nhau trên cơ sở yêu cầu của pháp luật, các chuẩn mực dạo đức, lề thói của phong tục - tập quán. Nhưng dù là theo yêu cầu nào thì cái đạo lý cũng nổi trội ờ đặc điểm lẽ sống của con người. Lẽ sống con người có giá trị chung phổ quát, cũng có lẽ sống đặc thù phụ thuộc vào truyền thống dân tộc. Nen chính trị dù bảo đảm tính dân chủ, tính khoa học, tính pháp lý, nhưng thiếu tính đạo lý thì cũng chưa bảo đảm tính văn hỏa của nó. Cho nên, xây dựng văn hỏa chính trị Việt Nam hiện nay cần đặc biệt quan tâm yếu tổ đạo 318
  16. lý - những gi phù họfp với con người, với các giá trị truyền thống dân tộc Việt Nam. Như vậy, .xây dựng văn hóa chính trị Việt Nam là xây dựng một nền chính tri mà ờ đó các yếu tố dân chủ - khoa học - pháp lý - đạo lý hòa quyện với nhau, kết thành một chỉnh thể giá trị tổng hợp không thể phân chia, ở đó chính trị gan liền với khoa học, quyền lực gắn liền với chân lý, luật pháp gan liền với đạo đức. Chính trị đó bào đảm thực sự là một chính trị khoa học - cách mạng - nhân văn. * về phương diện hoạt động Văn hóa chính trị không chỉ thể hiện ở thế giới giá trị của nó. Năng lực hoạt động chính trị mới là tiêu chí biểu hiện thực chất bên trong của vãn hóa chính trị. Không ngẫu nhiên mà xưa nay nhiều ngưòả nhầm tường và lầm lẫn trình độ hiểu biết và trình độ hoạt động của con người là văn hóa, và vì thế, của văn hóa chính trị. Nói đến năng lực hoạt động chíiứi trị trước hết phải nói tới nàng lực cầm quyền. Năng lực cầm quyền bao giờ cũng là năng lực cùa một tập thể lãnh đạo cao nhất, cùa một chính đảng đại diện cho một giai cấp, một cộng đồng và cũng có thể là cùa một cá nhân. Đây có thể nói là lĩnh vực cần quan tâm đặc biệt và là vấn đề bức xúc nhất trong việc xây dựng nền chính trị Việt Nam nói chung, văn hóa chính trị Việt Nam nói riêng hiện nay. Mục tiêu chính trị đúng đắn, con đường chính trị khoa học vẫn chưa thể đưa tới kết quả chính trị khi năng lực chính trị không đủ để thực hièn mục tiêu đó. Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh và vĩ đại bờỉ vì nó làm nên bao kỳ tích, đưa lại lợi ích và hạnh phúc cho nhân dân, cho dân tộc Việt Nam, nhưng đó là nhũng kỳ tích trong đấu tranh chống ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc. Sự nghiệp và sứ mệnh cùa Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay là xây dựng đất nước giàu mạnh, xã hội văn minh, con người hạnh phúc, đưa dân tộc Việt Nam tiến lên chủ nghĩa xã hội. Đây là sứ mệnh trọng đại, là nội 319
  17. dung chính trị cốt lõi trong thời kỳ xây dựng xã hội mới. Văn hóa chính trị với tư cách là năng lực hoạt động chính trị biểu hiện tập trung ở sự nghiệp xây dựng xã hội mới này. Xây dựng chủ nghĩa xã hội là một khoa học, nó cần trình độ hiểu biết về chủ nghĩa xã hội của đảng cầm quyền - ngưòã lãnh đạo toàn dân thực hiện sứ mệnh đó. Con đường đi lên chủ nghĩa xã hội là mới mẻ, cách thức tiến hành xã hội chù nghĩa chưa có trong lịch sừ. Đảng ta đi tiên phong trong việc thực hiện mục tiêu này, do vậy còn thiếu nhiều kinh nghiệm và đặc biệt là khoa học xây dựng nó. Đối với việc xây dựng văn hóa chính trị Việt Nam, đây là nội dung quan trọng số một có tính quyết định thắng lọd của nó. Và việc thực hiện nội dung này lại do năng lực cầm quyền của chính đảng - Đảng Cộng sản Việt Nam quyết định. Năng lực cầm quyền thể hiện ữong thực thi quyền lực chính trị. Giành được chính quyền từ tay giai cấp phong kiến, Đảng ta với tư cách là đảng cầm quyền đã chuyển quyền lực vào tay nhân dân lao động. Đó là một bước thực thi quyền lực đúng đắn, bảo đảm tính dân chủ và đem lại thành công cho cách mạng, về mục tiêu chính trị thì điều này biểu hiện sâu sắc bản chất của văn hóa chính trị Việt Nam. Vấn đề còn lại là làm sao chính đảng thực thi quyền lực chính trị một cách đúng đắn, khoa học, pháp lý và đạo lý với hiệu quả cao nhất. Điều này liên quan trước hết tới văn hóa lãiửi đạo của chính đảng. Vàn hóa lãnh đạo của chính Đảng Cộng sản Việt Nam về mặt năng lực biểu hiện trước hết ở nhận thức một cách sâu sác nội dung chủ nghĩa xã hội, xác định mô hình của chủ nghĩa xã hội và con đường, cách thức xây dựng chủ nghĩa xã hội ờ nước ta với đặc điểm một nước nông nghiệp nghèo nàn lạc hậu, không qua phát triển tư bản chủ nghĩa. Năng lực lãnh đạo của Đàng ta còn là hoàn thiện hệ thống chính trị ờ cấp trung ưcmg và nhất là các cấp địa phưong từ các yếu 320
  18. tố cấu thành trong quan hệ ngang, quan hệ dọc; mối quan hệ giữa các yếu tố; sự phân cấp lãnh đạo; cơ chế vận hành của toàn hệ thống. Đây cũng chính là những vướng mắc trong nội dung xây dựng chủ nghĩa xã hội. Những nội dung chính trị này thực chất biểu hiện tầm nhìn, năng lực thiết lập mô hình xây dựng chế độ và xã hội xã hội chủ nghĩa; nó thể hiện trình độ chính trị của đảng và do đó, thể hiện văn hóa chính trị của Đảng ta. Những nội dụng cụ thể là xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chù nghĩa, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, xây dựng nền vàn hóa tiên tiến đậm đà bàn sấc dân tộc; công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo mục tiêu xã hội chù nghĩa; phát triển kinh tế đồng thời với tiến bộ xã hội; thực hiện đất nước giàu mạnh nhưng phải văn minh... đó là những nội dung như là những yếu tố cấu thành mô hình xã hội xã hội chủ nghĩa Việt Nam; chúng cũng thể hiện một tư duy chính trị văn hóa cao. Tuy nhiên, việc biến những nội dung đó vào trong thực tế còn là một khoảng cách xa. Quá trình thực hiện chúng còn nảy sinh nhiều vấn đề. cần từng bước kiện toàn và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; thực hiện mọi hoạt động kinh tế - văn hóa - xã hội trên cơ sờ pháp lý và bằng pháp luật. Điều đó đòi hòi một tư duy pháp lý khoa học; một trinh đô điều hàiứi nhà nước và mọi hoạt động kinh tể - văn hóa - xã hội đúng đắn và nghiêm túc. Hoàn thiện nền kinh tế thị trường định hướng xâ hội chủ nghĩa kliông chi cân đcn m ột tâm nhìn cao rộng, m à còn phải phù hợp với tính chất, đặc điềm và yêu cầu xã hội chủ nghĩa. Đây ỉà một năng lực không chỉ về kinh tế mà còn về văn hóa - xã hội. Công nghiệp hóa và hiện đại hóa ờ Việt Nam không chi là nâng cao trình độ khoa học - công nghệ ưong nền sản xuất, mà điều quan trọng là nâng cao tư duy và năng lực hoạt động sống cũng như chất lượng sống hiện đại cho con ngưòd, cho xã hội hiện đại. 321
  19. Rõ ràng, phát triểp4cinh tế, phát triển khoa học và công nghệ của nền chính trị Việt Nam là theo mục tiêu nhân văn - nền văn hóa tiên tiến và đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam. Đây là những nội dung cốt lõi của sự nghiệp xây dựng văn hóa chính trị Việt Nam. Và chính những điều đó nói lên rằng, văn hóa lãnh đạo của đảng chi được nâng cao khi tầm nhìn, tầm lý luận và khả năng lãnh đạo của đảng, cùa từng chủ thể lãnh, đạo đảng và nhà nước được nâng cao. Văn hóa cầm quyền còn thể hiện ờ vàn hóa quản lý của đảng và nhà nước. Đảng lãnh đạo toàn đảng, toàn dân thực hiện mạc tiêu chính trị. Nhưng đảng phải có tầm rứiìn khoa học về quản lý ngay trong tổ chức đảng, năng lực quản lý của hệ thống quản lý, cùa hệ thống công chức nhà nước. Quàn lý nhà nước không chi là quán xuyến mọi hoạt động của nhà nước một cách chung chung, không chi là theo dõi, kiém tra, kiểm soát mọi hoạt động của nhà nước. Điều quan trọng hàng đầu là, ưên cơ sở kế hoạch rứỉà nước, bàng hệ thống pháp luật bàng khoa học điều hàiứi các lĩnh vực hoạt đông của tất cả các ngàrứi kinh tế - văn hóa - xâ hội, các cơ quan nhà nước tìm mọi cách tạo điều kiện tối ưu cho chủng thực hiện mục tiêu của mình mệt cách hiệu quả và kết quả cao nhất. Quản lý nhà nước là khoa học và nghệ thuật chính trị. Phải làm sao cho công tác quản lý vừa bảo đảm dân chù, nhưng dieu quan ừọng hơn là phải nắm được thực chất vấn đề, hiểu đúng bàn chất sự vật, hiện tượng, tìm ra đưọrc quy luật vận động và phát ưiỉn của chúng, đưa nhân tố con người và kĩ thuật vào quá trình vận đòng và phát triển đó, làm tăng nhanh quá trình vận động và phát trièi kinh tế, văn hóa, xã hội. Nguyên tấc của hoạt động quản lý là hiệu (Ịuà tối ưu. Nhưng quản lý và hiệu quả của hoạt động chính trị bào đản văn hóa chính trị cao phải là hiệu quả vì giá trị nhân vàn - phát tnển và tiến bộ xã hội, và cuối cùng là vì con người và phát triển con người. 322
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2